Làm đẹp / Bí quyết khỏe và đẹp

Suy dinh dưỡng – Chuyện không chỉ có ở người gầy

Suy dinh dưỡng là câu chuyện không của riêng ai.

Kém dinh dưỡng hay suy dinh dưỡng (malnutrition) là tình trạng cơ thể tiếp nạp quá ít hoặc quá nhiều hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này kéo dài dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khoẻ. Bài viết sau sẽ giúp bạn rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng thường là do bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin A và i-ốt. Căn bệnh này có thể mắc phải ở trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành.

Có hai trường hợp suy dinh dưỡng là undernutrition và overnutrition. Undernutrition là tình trạng cơ thể không nhận đủ protein, calo và các vi chất dinh dưỡng khác. Ảnh hưởng đến cân nặng (nhẹ cân), chiều cao (còi cọc, không phát triển chiều cao).

09 suy dinh dưỡng
Ảnh: Rodolfo Sanches Carvalho

Overnutrition là tình trạng cơ thể không gầy ốm, ngược lại còn thừa cân hoặc béo phì do tiêu thụ nhiều calo, nhưng lại không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đó là do thói quen ăn uống dầu mỡ, đường muối dồn dập, nhiều chất béo, ít rau xanh. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng “béo khỏe, béo đẹp”, nhưng trên thực tế, ngay cả người thừa cân cũng chưa chắc đã có dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ để duy trì sức khỏe tốt.

10 suy dinh dưỡng
Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Ảnh: Tom Sodoge

Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng undernutrition: cân nặng sụt giảm, má rỗng, mắt thâm quầng, bụng bị sưng to, tóc và da khô, vết thương khó lành, mệt mỏi, khó tập trung, cáu gắt, trầm cảm lo âu.

06 suy dinh dưỡng
Ảnh: stylist

Người bị suy dinh dưỡng overnutrition sẽ khó nhận biết hơn. Bạn chỉ có thể đi kiểm tra sức khoẻ định kì để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Các công cụ được sử dụng để xác định thiếu dinh dưỡng bao gồm các chỉ số khối cơ thể (BMI), xét nghiệm máu cho tình trạng vi chất dinh dưỡng trong cơ thể.

11 suy dinh dưỡng
Dù dư cân nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng như thường. Ảnh: veritasconsulting

Nếu bạn có tiền sử giảm cân hoặc thừa cân béo phì và ăn hầu hết các thực phẩm chế biến ăn nhanh, bạn có thể không nhận đủ vitamin hoặc khoáng chất. Để tìm hiểu xem bạn có thiếu chất hay không, hãy thảo luận về thói quen ăn uống của bạn với bác sĩ trước.

Suy dinh dưỡng thường sẽ có những triệu chứng sau

Thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh phổ biến:

  • Vitamin A: khô mắt, quáng gà, dễ bị nhiễm trùng.
  • Kẽm: mất cảm giác thèm ăn, tăng trưởng chậm, rụng tóc, tiêu chảy.
  • Sắt: chức năng não bị suy yếu, mắc phải các bệnh dạ dày.
  • I-ốt: bị bướu cổ, giảm sản xuất hormone tuyến giáp.

Ví dụ điển hình của người bị thiếu dinh dưỡng là suy nhược cơ thể, dễ mắc phải các vấn đề về mắt, bệnh tiểu đường và bệnh tim.

02 suy dinh dưỡng
Ảnh: bangordailynews

Ảnh hưởng lâu dài của suy dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, sức đề kháng tự nhiên của cơ thể kém hoặc có thể dẫn đến tử vong trong tình trạng kiệt quệ của cơ thể. Bệnh lý thường mắc phải ở người suy dinh dưỡng là béo phì, bệnh tim, tiểu đường cao hơn.

Nguyên nhân phổ biến của bệnh suy dinh dưỡng

Nguyên nhân phổ biến của bệnh suy dinh dưỡng thường do những nguyên nhân sau:

  • Thiếu ăn hoặc biếng ăn: căng thẳng thường xuyên do áp lực công việc, mất ngủ khiến cơ thể suy nhược hoặc ăn kiêng không khoa học khiến bạn ăn bỏ bữa, ăn không ngon miệng. Tình trạng kéo dài sẽ khiến bạn biếng ăn, khẩu phần ăn ngày càng giảm.
07 suy dinh dưỡng
Ảnh: medicalnewstoday
  • Vấn đề tiêu hoá và vấn đề hấp thụ chất dinh dưỡng: mắc phải một số bệnh như Crohn, Celilac và phái triển quá mức vi khuẩn trong ruột, có thể gây ra suy dinh dưỡng.
  • Uống rượu quá nhiều: sử dụng rượu nặng có thể dẫn đến lượng đạm, calo và vi chất dinh dưỡng không đủ.
  • Rối loạn sức khoẻ tâm thần: trầm cảm và các tình trạng sức khoẻ tinh thần khác có thể dẫn đến tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn 4% ở những người bị trầm cảm so với những người khoẻ mạnh.
05 suy dinh dưỡng
Căng thẳng, trầm cảm, rối loạn tâm lý là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng ở người trưởng thành. Ảnh: rawpixel

Phòng ngừa và điều trị bệnh suy dinh dưỡng

  • Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa suy dinh dưỡng là thiết lập một chế độ đầy đủ các chất. Bao gồm carbs, proteins, chất béo sắt, kẽm, i-ốt, các loại vitamin và nước. Trang trí món ăn đẹp mắt, màu sắc kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn.
08 suy dinh dưỡng
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích lựa chọn những thực phẩm lành mạnh an toàn. Ảnh: BBC
  • Tăng cường tập luyện thể dục hoặc chơi thể thao. Các hoạt động thể chất sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tình trạng thừa cân của cơ thể.
01 suy dinh dưỡng
Tăng cường vận động để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ảnh: greatist
  • Cân bằng lại cuộc sống, dẹp bỏ những muộn phiền. Bạn nên điều chỉnh lại công việc, trò chuyện với bạn bè người thân nhiều hơn. Du lịch nghĩ dưỡng, khám phá những điều mới mẻ giúp cho tinh thần sảng khoái tích cực hơn.

Lời kết

03 suy dinh dưỡng
Ảnh: MAX LIBERTINE

Suy dinh dưỡng là căn bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất. Đặc biệt nguy hiểm ở người trưởng thành vì thường được phát hiện trễ. Nếu bạn thấy rằng bản thân hoặc người quen biết của bạn có những dấu hiệu của suy dinh dưỡng, hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xem thêm: 

Đây chính là lý do khiến cơ thể mệt mỏi thường xuyên

5 thực phẩm dinh dưỡng bạn nên bổ sung hàng ngày

Nhóm thực hiện

Bài: lemy Tham khảo: healthline Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Ảnh: Tổng hợp
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)