Tế bào gốc – giải pháp đảo ngược “bánh xe thời gian” trong cơ thể

Đăng ngày:

Không chỉ là liệu pháp làm đẹp nổi bật với hiệu quả chống lão hóa da, tế bào gốc còn mang lại những bước đột phá trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Tế bào gốc được ví như một cuộc cách mạng quan trọng trong y học, hứa hẹn mang đến mang đến những đột phá lớn trong điều trị bệnh tật. Vậy loại tế bào này là gì và chúng có những ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực sức khỏe? Vừa qua, TS.BS Lê Đức Tố – Giám đốc bệnh viện STO Phương Đông đã có những giải đáp hữu ích về nhiều khía cạnh của tế bào gốc. Cùng ELLE tìm hiểu những chia sẻ của TS.BS Lê Đức Tố trong bài viết dưới đây.

Sơ lược về lịch sử ngành nghiên cứu y học tái tạo, tế bào gốc

“Y học tái tạo là lĩnh vực y học tiên tiến tập trung vào việc thay thế, sửa chữa và phục hồi các mô, cơ quan hoặc toàn bộ hệ thống của cơ thể bị tổn thương, bệnh tật hay lão hóa. Còn tế bào gốc chính là nền tảng của y học tái tạo, đóng vai trò như những “hạt giống” có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, từ đó tái tạo lại các mô bị tổn thương” – TS.BS Lê Đức Tố, Giám đốc bệnh viện STO Phương Đông.

Nghiên cứu về tế bào gốc bắt đầu từ những quan sát đơn giản về khả năng tái tạo của các mô trong cơ thể. Tuy nhiên, đến thế kỷ XX, nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và tiềm năng ứng dụng của các tế bào này trong y học.

  • Những năm 1960: Các nhà khoa học phát hiện ra tế bào gốc tạo máu trong tủy xương.
  • Những năm 1980: Các tế bào phôi được nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm, mở ra một kỷ nguyên mới cho nghiên cứu.
  • Đầu thế kỷ XXI: Công nghệ tế bào gốc phát triển nhanh chóng với sự ra đời của tế bào đa năng cảm ứng (iPSC) và kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9.
tế bào gốc - ống nghiệm đựng tế bào gốc màu đỏ

Tế bào gốc được nghiên cứu chuyên sâu để tìm hiểu về cơ chế hoạt động và tiềm năng ứng dụng của chúng trong y học.

Những thành tựu đáng chú ý về nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong lĩnh vực sức khỏe

Lĩnh vực tế bào gốc đang phát triển nhanh chóng và đạt nhiều thành tựu trong chăm sóc sức khỏe. TS.BS Lê Đức Tố cho biết sự công nhận quốc tế về tiềm năng của tế bào gốc được thể hiện qua hai giải Nobel Y học vào năm 2007 và 2012 cho các nghiên cứu đột phá.

Nghiên cứu gần đây cho thấy tế bào gốc tạo máu có thể biệt hóa thành các tế bào mô khác, mở ra khả năng điều trị nhiều bệnh lý ngoài huyết học khác trong tương lai. Trong đó bao gồm tổn thương não, tiểu đường tuýp 1, bệnh tim mạch và tổn thương tủy sống. Chúng cũng đang được nghiên cứu để điều trị các bệnh xương khớp và ung thư với kết quả khả quan. Nhìn chung ngoài những bệnh lý ác tính, tế bào gốc hệ tạo máu còn điều trị hiệu quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh khác như thiếu máu bất sản nặng, thalassemia, amyloidosis…

Ngoài ra, loại tế bào này còn có thành tựu trong điều trị và chống lão hóa da, mang lại hy vọng “đảo ngược lão hóa” cho phái đẹp ngày nay.

Quy trình trích xuất, tách chiết và nuôi cấy tế bào gốc

Nuôi cấy tế bào gốc là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ thuật khác nhau trong sinh học phân tử, tế bào học và kỹ thuật mô. Quá trình này bao gồm các bước chính sau:

Bước 1: Thực hiện trích xuất

Loại tế bào này có thể được trích xuất từ nhiều nguồn khác nhau như tủy xương, máu cuống rốn, mô mỡ, da, dây rốn… Theo TS.BS Lê Đức Tố, quy trình trích xuất sẽ phụ thuộc vào nguồn tế bào. Ví dụ, tế bào gốc từ tủy xương sẽ được lấy bằng thủ thuật chọc hút bộ phận này.

Bước 2: Phân lập

Phân lập tế bào gốc theo các bước thông thường bao gồm phân ly và làm thuần khiết tế bào. Các phương pháp chuyên sâu sẽ lọc, tách loại tế bào này ra khỏi các loại tế bào khác. Bên cạnh đó, các kỹ thuật như dùng kháng thể đặc hiệu hoặc marker để làm giàu tế bào gốc trong mẫu cũng được sử dụng.

Bước 3: Nuôi cấy

Tế bào gốc được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt chứa các chất dinh dưỡng, yếu tố tăng trưởng và các chất cần thiết khác để tế bào sinh trưởng và phát triển. Theo TS.BS Lê Đức Tố, môi trường nuôi cấy phải được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ pH, nồng độ oxy và carbon dioxide.

Bước 4: Bảo quản và lưu trữ

Bảo quản là một quá trình quan trọng để đảm bảo rằng các tế bào gốc sống sót và giữ các đặc tính sinh học ban đầu. TS.BS Lê Đức Tố cho biết, loại tế bào này thường được bảo quản bằng cách đông lạnh và được lưu trữ trong các ngân hàng tế bào gốc chuyên biệt.

tế bào gốc hình phóng đại

Quy trình nuôi cấy tế bào gốc là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ thuật khác nhau trong sinh học phân tử, tế bào học và kỹ thuật mô.

TS.BS Lê Đức Tố cũng cho biết thêm rằng có rất các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy tế bào gốc như:

  • Nguồn gốc: Tế bào gốc từ các nguồn khác nhau có khả năng tăng sinh và biệt hóa khác nhau.
  • Môi trường nuôi cấy: Thành phần và điều kiện của môi trường nuôi cấy ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tế bào.
  • Kỹ thuật nuôi cấy: Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người thực hiện.
  • Tuổi của người hiến tặng, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý kèm theo cũng ảnh hưởng đến chất lượng tế bào gốc.

Có bao nhiêu loại tế bào gốc?

Theo TS.BS Lê Đức Tố, các loại tế bào này có thể được phân thành hai nhóm: tự thân và đồng loại. Tế bào tự thân được lấy trực tiếp từ cơ thể người bệnh, thường từ các mô như tủy xương, máu cuống rốn hoặc mô mỡ. Ngược lại, tế bào gốc đồng loại được lấy từ một người hiến tặng có đặc điểm di truyền tương đồng với người nhận.

Hiện nay ghép tế bào gốc tạo máu từ tế bào tự thân hoặc đồng loại là phương pháp điều trị cho nhiều bệnh lý huyết học lành tính và ác tính như ung thư máu hoặc suy tủy xương.

Ứng dụng tế bào gốc trong lĩnh vực sức khỏe của ngành y khoa hiện đại trên thế giới

Việc ứng dụng tế bào gốc trong y học đang là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được chú trọng và đầy hứa hẹn trên toàn cầu. Các nhà khoa học và cơ sở y tế trên thế giới không ngừng khám phá và phát triển những ứng dụng mới của loại tế bào này trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

tế bào gốc - cô gái để mặt mộc, chạm ngón tay lên cằm và búi tóc thấp để chụp ảnh chân dung

Loại tế bào này được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý khác nhau. Ảnh: Instagram @hyejxong__.

Theo TS.BS Lê Đức Tố, có những ứng dụng nổi bật của tế bào gốc trong y tế như:

  • Điều trị bệnh máu: Cấy ghép tế bào gốc tủy xương là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho nhiều bệnh máu ác tính như bạch cầu, lymphoma…
  • Bệnh tim mạch: Được sử dụng để tái tạo cơ tim sau nhồi máu cơ tim, cải thiện chức năng tim và giảm thiểu nguy cơ suy tim.
  • Bệnh thần kinh: Có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh thần kinh thoái hóa như Parkinson, Alzheimer và tổn thương tủy sống.
  • Bệnh tiểu đường: Có thể được sử dụng để tạo ra các tế bào sản xuất insulin, điều trị bệnh tiểu đường type 1.
  • Bỏng và vết thương: Hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành vết thương, giảm sẹo và cải thiện chức năng của các mô bị tổn thương.
  • Ung thư: Được sử dụng trong điều trị một số loại ung thư và phát triển các liệu pháp miễn dịch mới.
  • Điều trị cơ xương khớp: Được sử dụng nhiều trong chữa thoái hóa khớp, viêm khớp, tái tạo xương và điều trị các bệnh lý về cơ.

Tế bào gốc đang được nghiên cứu và ứng dụng trong sức khỏe như thế nào tại Việt Nam?

Bức tranh nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc ở nước ta đã dần được “phác họa” rõ nét. Theo đó, Việt Nam đã thành công trong việc phân lập tế bào từ nhiều nguồn khác nhau như máu cuống rốn, tủy xương, mô mỡ…. Cùng với đó, nhiều ngân hàng tế bào gốc đã được thành lập, tạo nguồn cung cấp cho nghiên cứu và điều trị.

TS.BS Lê Đức Tố cho biết, loại tế bào này đang được nghiên cứu và ứng dụng một cách thận trọng trong các lĩnh vực y khoa ở nước ta.

1. Chống lão hóa cơ thể

Qua các nghiên cứu, tế bào gốc đem lại hiệu quả trong việc đảo ngược “chiều kim đồng hồ” của sự lão hóa. Theo đó khi chúng ta già đi, khả năng tái tạo tế bào của cơ thể giảm sút. Bổ sung loại tế bào này có thể làm gia tăng các tế bào mới, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc lão hóa. Vì vậy, chúng ta phần nào có thể làm chậm quá trình lão hóa tại các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần thời gian để được nghiên cứu chuyên sâu vì còn nhiều tranh cãi của giới khoa học về tác dụng chống lão hóa của loại tế bào này.

2. Điều trị cơ xương khớp

Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh được thực hiện nhiều và đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực điều trị cơ xương khớp, đồng thời tạo nên những đột phá đáng kể. Khả năng tự tái sinh và biệt hóa thành nhiều loại khác nhau của tế bào gốc đã mở ra một hướng đi mới trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, hứa hẹn mang đến nhiều giải pháp hiệu quả hơn cho người bệnh. Theo TS.BS Lê Đức Tố, loại tế bào này có khả năng biệt hóa thành các tế bào sụn, xương, dây chằng, giúp tái tạo các mô bị tổn thương trong các bệnh lý như thoái hóa khớp, gãy xương, viêm khớp… Tế bào gốc cũng thúc đẩy quá trình hình thành mạch máu mới, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho vùng tổn thương, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.

tế bào gốc - cô gái nằm trên giường, giơ tay cao để bác sĩ điều trị cơ xương khớp

Ứng dụng liệu pháp tế bào tự thân trong điều trị cơ xương khớp đang mang lại những đột phá đáng kể. Ảnh: Pexels.

3. lĩnh vực phòng chống bệnh, ung thư

Tại Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tế bào tự thân đã được triển khai để điều trị một số loại ung thư. Nguyên nhân là do tế bào gốc có thể được điều chỉnh để tấn công trực tiếp các tế bào ung thư, hoặc kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và tiêu diệt những tế nào này. TS.BS Lê Đức Tố cho biết thêm, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu cũng là một trong những ứng dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư. Sau khi hóa trị hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ được ghép tế bào nhằm phục hồi hệ thống tạo máu.

Nước ta cũng đang nghiên cứu loại tế bào này để điều trị xơ gan mất bù, suy giảm miễn dịch bẩm sinh ở trẻ em, bại não, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

Những lưu ý khi sử dụng tế bào gốc để chống lão hóa, điều trị cho cơ xương khớp và phòng chống ung thư

Khi quyết định sử dụng liệu trình chống lão hóa bằng tế bào gốc, điều đầu tiên cần làm là xét nghiệm kỹ lưỡng các chỉ số và dấu ấn ung thư. Nếu cơ thể đang mắc ung thư, quá trình tách chiết và nuôi cấy tế bào có thể dẫn đến việc nhân lên tế bào ung thư.

Chất lượng của tế bào phụ thuộc vào quy trình, trang thiết bị, và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên môn. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về đơn vị cung cấp giải pháp này là cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất, tương xứng với chi phí lớn của liệu pháp.

Ngoài ra, khi thực hiện liệu trình tế bào đồng loài, hãy lựa chọn đơn vị tin cậy với đầy đủ giấy chứng nhận, kiểm định chất lượng và thời hạn sử dụng. Nếu quy trình lưu trữ và trang thiết bị không đảm bảo, có thể dẫn đến hư hao và giảm chất lượng sau khi sử dụng.

Trong mỗi lần truyền tế bào gốc, số lượng không nên vượt quá 180 triệu đơn vị. Mặc dù giới hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và cân nặng của từng người, nhưng không nên vượt ngưỡng 180 triệu. Nếu vượt quá mức này, cơ thể có thể xảy ra phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

tế bào gốc - diễn viên Yaya Urassaya mặc đầm hai dây, để mặt mộc và xõa tóc thẳng để soi gương

Bạn cần trang bị kiến thức trước khi quyết định sử dụng liệu pháp này. Ảnh: Instagram @urassayas.

Để phòng chống ung thư, chúng ta có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tế bào miễn dịch. Liệu pháp này có khả năng cung cấp cho cơ thể hàng tỷ tế bào miễn dịch mới trong một thời điểm, từ đó tăng cường hiệu quả tiêu diệt mầm mống ung thư.

Sau khi trải qua liệu trình, cơ thể có thể xuất hiện một số phản ứng như mệt mỏi, choáng hoặc sốt kéo dài. Đây là phản ứng bình thường khi cơ thể tiếp nhận tế bào mới đột ngột. Tuy nhiên, cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe để đảm bảo quá trình đáp ứng của tế bào gốc trong cơ thể diễn ra hiệu quả.

Ngoài ra, hãy duy trì sức khỏe tốt bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và hạn chế stress. Những yếu tố này giúp đảm bảo nguồn tế bào trong cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh, từ đó các tế bào được tách chiết trong liệu pháp sẽ đạt chất lượng tốt nhất.

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more