Làm đẹp / Bí quyết khỏe và đẹp

7 thành phần dưỡng da cần tránh trong điều trị mụn

Có bao giờ các cô nàng da mụn rơi vào trường hợp rõ ràng đã mua những sản phẩm dưỡng da rất tốt, rất uy tín, ai cũng khen ngợi hết lời nhưng khi sử dụng lại càng làm tình trạng tệ hơn hay không?

Làn da mụn cần một chu trình chăm sóc da thật sự lành mạnh và khoa học. Ngoài việc chọn lựa được những loại mỹ phẩm phù hợp, các nàng cùng nên biết cách phát hiện ra những loại thành phần dưỡng da không tốt với làn da đang điều trị mụn. Hãy cùng ELLE điểm sơ qua cách chăm sóc da mụn và những thành phần cần tránh nếu các nàng không muốn tình trạng mụn của mình tồi tệ hơn. 

thành phần dưỡng da trị mụn
Để có một làn da không tì vết, các nàng hãy chắc chắn mình không sử dụng 7 loại thành phần chống chỉ định cho da mụn dưới đây. Ảnh: Instagram: @jin.pic_.

Cách chăm sóc da đang điều trị mụn

Da mụn là một làn da ẩm ương, cực kì khó chiều. Rất khó để tìm được những sản phẩm hoặc một chu trình dưỡng da trị mụn thực sự hiệu quả. Bàn về vấn đề này Howard Sobel, MD, người sáng lập Sobel Skin , đồng thời là bác sĩ da liễu và bác sĩ phẫu thuật da liễu tại Bệnh viện Lenox Hill, New York đã nói: 

“Điều đáng quan ngại nhất đối với làn da điều trị mụn là mặc dù bạn đang sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm điều trị mụn nhưng đôi khi kết hợp quá nhiều thành phần sẽ làm cản trở quá trình hồi phục của da, thậm chí làm tình trạng tệ thêm.” 

toner trị mụn
Các bước chăm sóc da khoa học là cách để cải thiện tình trạng da mụn. Ảnh: Stocksy.
  • Rửa mặt: Đối với hầu hết những người bị mụn trứng cá, tốt nhất là rửa mặt 1-2 lần mỗi ngày. Có thể hữu ích khi sử dụng chất tẩy rửa có chứa axit salicylic để làm thông thoáng lỗ chân lông. 
  • Toner: Các nàng da mụn được khuyến khích sử dụng một loại toner có thành phần từ lưu huỳnh hoặc tràm trà để làm giảm các triệu chứng mụn trứng cá. 
  • Treatment: Để tiến hành điều trị mụn, các chuyên gia gợi ý phương pháp kết hợp retinol với benzoyl peroxide. Tuy nhiên, đừng sử dụng chúng cùng nhau. Thay vào đó, hãy thoa benzoyl peroxide vào buổi sáng và retinol vào ban đêm vài lần một tuần. Khi bạn mới bắt đầu, hãy đưa những thành phần này vào từ từ và nhớ tham vấn các chuyên gia da liễu.    
  • Dưỡng ẩm: Vì các phương pháp điều trị mụn có thể làm khô da, nên việc cấp ẩm cho da là rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến khích các sản phẩm có chứa ceramidesniacinamide để giúp làm giảm tình trạng viêm. 

Thành phần dưỡng da chống chỉ định cho da đang trị mụn. 

Sau đây là 7 thành phần dưỡng da mà bạn nên tránh nếu không muốn tình trạng mụn tệ hơn. Để có thể phòng tránh triệt để, các nàng nên đọc thật kỹ bảng thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng. 

Hương liệu 

Hương liệu tạo mùi mỹ phẩm thuộc nhóm những thành phần gây tranh cãi nhất trong mỹ phẩm. Theo Viện Da liễu Mỹ, hương liệu tạo mùi mỹ phẩm tổng hợp là nguyên nhân gây ra nhiều phản ứng dị ứng và làm trầm trọng hơn các bệnh về da như: bệnh chàm, rosacea, mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, hương liệu tạo mùi mỹ phẩm còn có thể gây ngứa, nổi mụn viêm đỏ, phát ban… Nếu bạn đang sở hữu một làn da mụn nhạy cảm thì hãy ưu tiên chọn những sản phẩm dưỡng da có dòng chữ “Fragrance-free” (không hương thơm). 

hương liệu
Hương liều là một thành phần chống chỉ định cho các làn da mụn. Ảnh: Pexels.

Dầu khoáng – thành phần dưỡng da chống chỉ định cho da điều trị mụn

Dầu khoáng (Mineral oil) là một trong những thành phần phổ biến nhất có trong các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da. Bản thân dầu khoáng không có khả năng gây mụn hay làm bí lỗ chân lông. Tuy nhiên chính công dụng khóa ẩm quá hữu hiệu của thành phần này lại vô tình “niêm phong” một số thành phần khác như: vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn dư thừa…ở lớp trên cùng biểu bì, khiến lỗ chân lông bị tắc. 

dầu khoáng dưỡng da
Ảnh: GettyImages.

Sodium Lauryl Sulfate (SLS)

SLS là chất hoạt động bề mặt (hóa chất chịu trách nhiệm loại bỏ bụi bẩn và dầu trên bề mặt da) giúp tạo bọt rất phổ biến, thường xuất hiện trong các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, dầu gội đầu, kem đánh răng… Thành phần này được xác định là chất gây kích ứng da vì nó lấy đi hết lượng dầu tự nhiên trên da. Điều này có thể gây phá vỡ hàng rào bảo vệ da và khiến tình trạng mụn bùng phát trở nên tồi tệ hơn. Rất may, có rất nhiều chất tẩy rửa không chứa sulfat vẫn đạt hiệu quả tốt như những chất tẩy rửa có chứa sulfat.

rửa mặt trị mụn cần tránh SLS
Ảnh: GettyImages.

Cồn – thành phần dưỡng da chống chỉ định cho da điều trị mụn 

Rượu (alcohol) là một trong những thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông nghiêm trọng nhất, đồng thời đây cũng là thành phần khiến cho da dễ bị khô nhất, khiến da sản xuất nhiều bã nhờn hơn hơn thông thường. Khi được sử dụng trong toner và các sản phẩm tẩy tế bào chết ở phạm vi toàn bộ khuôn mặt, những dạng thức của cồn sẽ làm da khô và dễ bị kích ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi sử dụng trên một nốt mụn bị nhiễm trùng, lợi ích làm khô mà cồn mang lại có thể hỗ trợ việc chữa lành vết mụn và khiến mụn biến mất nhanh hơn.

trị mụn
Ảnh: Pexels.

Dầu dừa – thành phần dưỡng da chống chỉ định cho da điều trị mụn 

Mặc dù được ca ngợi là vị cứu tinh cho những làn da khô nẻ, tuy nhiên dầu dừa lại là một thành phần có khả năng gây mụn cao. Dầu dừa có thể làm bít tắc lỗ chân lông và gây ra một số nguy cơ nghiêm trọng đối với làn làn da mụn. Dầu dừa có cả chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa, bao gồm axit linoleic và axit lauric. Trong khi lượng axit linoleic cao có tác dụng tốt đối với việc điều trị mụn thì axit lauric được biết là nguyên nhân gây ra mụn. 

dừa
Ảnh: GettyImages.

Silicones 

Silicones thường được dùng trong sản phẩm dành cho mặt hay chăm sóc tóc để tạo cảm giác trơn mượt và ngăn chặn sự thất thoát độ ẩm ra bên ngoài nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông. Silicones tạo một lớp màng che phủ trên bề mặt da, khiến cho bụi bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt ở bên dưới lỗ chân lông. Nếu bạn không làm sạch da tốt mà bôi các sản phẩm chứa Silicones lên da sẽ rất dễ làm gia tăng mụn, mụn đầu đen và thậm chí là nổi mụn diện rộng (break-out). Nếu nhìn thấy trên bảng thành phần có những từ như dimethicone (dầu silicone), cetearyl Methicone (silicone không tan trong nước), cyclomethicone (dầu silicone tổng hợp)… thì bạn nên tránh sử dụng. 

trị mụn
Ảnh: GettyImages.

Isopropyl Myristate

Các chuyên gia da liễu đã nhận định isopropyl palmitate là một thành phần làm mềm da có khả năng gây mụn cao được sử dụng trong một số loại kem dưỡng ẩm. Mặc dù thành phần này không ảnh hưởng đến mụn trứng cá đã bị viêm, nhưng nó có thể dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và hình thành mụn bọc không bị viêm, còn được gọi là “mụn bọc bị tắc”. Nếu thấy một số chất sau trên bảng thành phần thì các nàng da mụn nên tránh thật xa: butyl stearate, octyl stearate, isocetyl stearate, isopropyl palmitate và isostearate.

trị mụn
Ảnh: GettyImages.

Nhóm thực hiện

Bài: Tiểu Linh

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Ảnh: Tổng hợp 

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)