Tìm hiểu lợi ích và cách làm đẹp tự nhiên từ lá tía tô

Đăng ngày:

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, lá tía tô còn được gọi là cây bít tết, có thể điều trị nhiệt miệng và bệnh dạ dày. Vậy bạn đã biết loại rau này cũng mang nhiều lợi ích cho làn da? Cùng ELLE tìm hiểu ngay công dụng cũng như cách làm đẹp từ tía tô trong bài viết dưới đây.

Tía tô không chỉ là một loại rau phổ biến trong bữa ăn của người Việt, mà còn được xem là loại thảo dược tốt cho sức khoẻ. Nguyên liệu có tính ấm và vị cay, có thể sử dụng trong việc điều trị các bệnh như cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, khó tiêu. Loại lá này cũng mang nhiều công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp, nhờ chứa hàm lượng tinh dầu cao, các hợp chất có lợi cho sức khỏe như hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan và vitamin A, B, C. Mời bạn cùng ELLE tìm hiểu công dụng cũng như cách làm đẹp từ tía tô trong bài viết sau.

Cô gái cười rạng rỡ

Thành phần thiên nhiên lành tính thường được ứng dụng trong làm đẹp. Ảnh: Instagram @tia-to-chae__lee__.

Lợi ích tía tô trong làm đẹp

Phục hồi và tái tạo làn da

Lá tía tô chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho da như vitamin A, C, K cùng với các khoáng chất và axit amin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho da, ngăn ngừa tổn thương do tác động từ tia UV và ô nhiễm. Ngoài ra, các thành phần chống viêm tự nhiên như axit rosmarinic và các flavonoids giúp làm dịu da, giảm sưng viêm và kích thích quá trình tái tạo tế bào da.

Giảm viêm và Trị mụn trứng cá

Một số loại triterpenoid (axit oleanic, axit ursolic, axit corosolic) được tìm thấy trong tía tô có tính chất kháng khuẩn và chống viêm, giúp cải thiện và ngăn ngừa mụn viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giàu polyphenol – hợp chất có khả năng chống ôxy hóa và chống vi khuẩn với khả năng làm dịu nốt viêm, đỏ da do mụn. 

Để giúp giảm sưng viêm và hạn chế nốt mụn mới hình thành, bạn có thể xông mặt với loại lá này 1 lần/tuần.

Chống lão hóa da

Nhờ chứa flavonoid và hợp chất polyphenol gồm anthocyanin và rosmarinic với đặc tính chống ôxy hóa mạnh mẽ, lá tía tô giúp đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa. Nguồn vitamin C dồi dào trong loại thảo dược này có khả năng giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do tia UV, kích thích sản sinh collagen, từ đó giúp giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da. Vitamin A và beta carotene, hai chất chống ôxy hóa khác có thể giúp tái tạo tế bào da mới, mang lại làn da luôn tràn đầy sức sống.

bó lá tía tô và chiếc bình

Một số nguyên liệu tự nhiên gần gũi mang đến lợi ích bất ngờ cho sức khỏa và làn da. Ảnh: Plantgem.

Cách làm đẹp với lá tía tô

Công thức nước uống bổ sung dinh dưỡng

Uống nước lá tía tô là một trong những cách hiệu quả giúp thanh lọc cơ thể, ngừa mụn và làm đẹp da. Bạn có thể dùng thức uống này thay thế nước lọc hoặc để giải khát trong những ngày nóng nực. Xây dựng thói quen uống nước lá tía tô mỗi ngày giúp bạn duy trì lối sống lành mạnh và sở hữu làn da sáng khỏe.

Chuẩn bị:

  • 1-2 bó tía tô
  • 1-2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Nhặt lá, rửa sạch và ngâm tía tô với nước muối pha loãng
  • Đun sôi 1-2 lít nước rồi cho lá tía tô vào, vặn lửa nhỏ.
  • Chờ nước sôi lần hai, tiếp tục đun trong vòng 2 phút thì tắt bếp.
  • Đợi khoảng 5 phút để lá tía tô ra hết tinh dầu.
  • Mở nắp để nguội và cho ra ly thưởng thức
  • Bạn nên uống trước khi ăn khoảng 10 – 30 phút mỗi ngày.

Gợi ý sản phẩm:

Bột tía tô hữu cơ nguyên chất sấy lạnh ONFOD


Bột tía tô nguyên chất Goce – 72g (24 gói x 3g)

xông mặt với lá tía tô

Chuẩn bị:

  • Một bó lá tía tô tươi.
  • Dụng cụ để xông như thau sạch, khăn tắm hoặc tấm vải to.

Cách thực hiện:

  • Nhặt lá, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.
  • Sau đó cho lá tía tô vào 500ml nước rồi đun sôi trong 5-10 phút để tiết ra tinh dầu.
  • Rửa sạch mặt với nước ấm và sữa rửa mặt nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa.
  • Trùm khăn lớn lên đầu để xông hơi mặt trong khoảng 10 phút.
  • Rửa mặt lại bằng nước mát.

Những lưu ý khi sử dụng 

  • Bạn không nên sử dụng những lá héo úa, bị vàng vì sẽ làm giảm lượng dưỡng chất.
  • Chỉ nên dùng nước tía tô trong ngày, tránh để qua đêm khiến dung dịch bị hư tích tụ vi khuẩn gây hại cho da.
  • Phụ nữ đang mang thai nên hạn chế sử dụng loại thảo dược này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Nhóm thực hiện

Bài: Lena

Ảnh: tổng hợp

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more