Cho dù bạn đang làm việc hay chuẩn bị quay lại công việc thì 10 tâm lý ngây thơ sau đây cũng tuyệt đối nên tránh.
1. Chỉ biết thật thà làm công việc cụ thể:
.
Điều này không hề sai, nhưng nếu bạn chỉ biết có như thế thì quả là phạm sai lầm lớn rồi. Bởi vì cách làm việc này khiến bạn mãi mãi chỉ là một “người mới vào nghề” mà không bao giờ giỏi giang hơn được. Cho dù bạn là kiểu người an phận đi nữa thì thái độ làm việc cứng nhắc không có bất cứ động thái học hỏi, đào sâu nào cuối cùng sẽ khiến bạn thụt lùi trong môi trường làm việc mà thôi.
2. Không biết chăm chỉ làm việc
.
Đa số người trẻ thích mộng tưởng, thật ra cũng chẳng có vấn đề gì. Nhưng mà nếu suốt ngày bạn chỉ chìm trong những ảo tưởng thì phiền thật đấy. Có cái nhìn xa rộng mà thoát ly hiện thực thì cũng như nằm mơ giữa ban ngày vậy, biết nghĩ không biết làm, cho đến khi bạn tỉnh mộng té đau thì đã quá muộn.
3. Xem thường cấp trên
.
Người có học vấn cao cũng thường tự cho mình cao, điểm mà người khác không bằng mình sẽ có thái độ xem thường, nhất là nếu lãnh đạo lại không học cao bằng bạn. Thường thì bạn sẽ thấy không công bằng khi bị quản lý bởi người kém hơn mình. Tuy nhiên, nên nhớ lãnh đạo sở dĩ làm lãnh đạo đều có nguyên nhân cả dù hợp lý hay không hợp lý. Có thể lãnh đạo học thức không cao, năng lực không giỏi nhưng lại thắng lợi trong các mối quan hệ hoặc biết tính toán thiệt hơn.
4. Sùng bái cấp trên
Ngược lại với sự xem thường ở trên, thì mù quáng sùng bái lãnh đạo càng cho thấy bạn ngây thơ hơn. Bạn chấp nhận mọi lời nói của cấp trên, phục tùng vô điều kiện và không có năng lực phân tích đúng sai. Điều này cuối cùng sẽ khiến bạn đánh mất chính mình ngay trong môi trường làm việc của bản thân đấy.
5. Dễ bị kích động, cảm động hoặc bị lơ đi
.
Có những người khá cảm tính, đối với một số lời nói hay hành vi có vẻ hơi công kích của sếp, họ khó mà kiềm chế và dễ bốc hỏa. Bất luận tình huống nào, một người thông minh cần giữ sự bình tĩnh, đứng ở nhiều góc độ khác nhau dể suy xét vấn đề, đừng hành động bằng tâm trạng nhất thời.
6. Âm thầm làm tròn bổn phận, không cần ai biết đến mình
.
Có thể thái độ này ở một vài trường hợp cũng được xem là cao thượng. Nhưng mà cuộc sống không đơn giản như bạn mong muốn. Dù làm việc cũng luôn xuất hiện đối thủ cạnh tranh với bạn, cho nên sự âm thầm đến mức làm mình như vô hình không phải là thượng sách. Đừng có đơn thuần như thế nhé!
7. Quen nhẫn nhịn
Người thích tranh đấu khiến người ta ghét, nhưng ở chốn công sở hiện nay, người như vậy mới có lợi thế hơn cả. Nếu bạn dễ dàng bị ức hiếp, quen nhẫn nhịn chỉ khiến người khác đẩy bạn lùi xa hơn và chiếm luôn cả mọi cơ hội của bạn.
8. Ngang nhiên khiêu chiến
.
Ngược lại với sự nhún nhường ở trên, người không bao giờ biết “lùi một bước” và thích ngang nhiên khiêu chiến đối phương cũng khó mà thành công. Hành động này sẽ khiến bạn có nhiều kẻ địch, lại dễ bị người ta nhìn thấy ruột gan và trúng chiêu của họ. Lúc thích hợp thì nên thể hiện rõ lập trường của mình là tốt, nhưng bình thường cũng nên biết học cách khiêm nhường và uyển chuyển nữa nhé.
9. Bài xích quan hệ
Trong một tập thể dù lớn hay nhỏ thì cũng không thể thoát ly khỏi những mối quan hệ. Nếu bạn cho rằng chỉ dựa vào thực lực của mình đã đủ thì bạn đang “cầm tù” bản thân đấy. Nên nhớ rằng, một trong những yếu tố kị nhất trong mọi cuộc chiến chính là “đơn đả độc đấu”!
.
10. Nói mọi điều và luôn luôn nói thật
Nhìn vào có lẽ đây là thành thực, nhưng mà là thành thực quá thiếu chín chắn rồi. Môi trường làm việc khá phức tạp, nó cũng như đánh cờ vậy, hãy cố hết sức hiểu tâm lý đối phương chứ không phải là cố để đối phương hiểu tường tận ngõ ngách trong lòng mình.
—
Xem thêm:
Chuyện công sở: Khi “người mới” xuất hiện
3 vấn đề giúp tìm hiểu bản thân trong công việc
Quản lý & hoàn thiện bản thân trong công việc: Dễ hay Khó?
Nhóm thực hiện
Tổng hợp: Tạ Lê Phương - Nguồn: sưu tầm