11 ngôn ngữ cơ thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
Cùng ELLE khám phá 11 ngôn ngữ cơ thể tưởng chừng như vô hại nhưng lại mang ý nghĩa tiêu cực rất lớn trong cuộc sống nhé!
1. Cử động tay chân quá nhiều
Nếu bạn hay cựa quậy mỗi khi lo lắng thì dường như rất khó khăn để bạn thoát ra khỏi thói quen xấu này. Khi bàn tay bạn bứt rứt hối hả thì điều ấy thể hiện sự lo lắng và thiếu quyền lực, như một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể và tác giả Tonya Reiman trước đó đã nói với Business Insider.
2. Nghịch tóc
Thông thường, việc để bàn tay luồn qua da đầu hay xoắn các sợi tay là một thói quen khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên, điều ấy lại khiến chúng ta khá phân tâm. Thêm vào đó, như ABC News đã báo cáo, nó có thể phá hỏng tóc của bạn.
3. Tư thế phòng vệ
Nhiều người thường hay khoanh tay chỉ bởi họ không biết làm gì với tay của họ. Tuy nhiên, tư thế này có thể khiến bạn trông không thoải mái, phòng thủ hoặc không đáng tin cậy. Patti Wood, chuyên gia về ngôn ngữ và là tác giả của SNAP: Making the Most of First Impressions Body Language and Charisma, trước đó nói với Business Insider rằng: “Hãy luôn lưu tâm đến tay của bạn khi đang nói chuyện. Khi người nghe không thể nhìn thấy bàn tay của bạn, họ tự hỏi bạn đang che giấu điều gì?”.
4. Những hành động tay kì quặc
Như tờ The Washington Post đưa tin, chuyên gia tư vấn hành vi Vanessa Van Edwards lưu ý rằng việc sử dụng cử chỉ bằng tay trong khi nói thực sự là một cách hiệu quả để thu hút người nghe. Tuy nhiên, tránh những cử chỉ kì quặc và khó hiểu, bằng không điều ấy rất dễ gây hiểu lầm.
5. Lê bước
Chúng ta có thể nói rất nhiều về một ai đó dựa trên những phán đoán nhanh chóng về một cái gì đó đơn giản như cách đi bộ của họ. BBC báo cáo rằng cách con người đi đứng có thể xác định nguy cơ họ bị cướp. Ngạc nhiên là, tội phạm thường ít có khả năng nhắm mục tiêu vào những người đi bộ với phong thái tự tin.
6. Không cười
Tonya Reiman, tác giả của cuốn sách The Power of Body Language trước đây đã nói với Business Insider rằng mỉm cười thể hiện sự tự tin, cởi mở, ấm áp, và tràn đầy năng lượng. Cô giải thích: “Nó cũng thúc đẩy sự hưng phấn của người nghe và khiến họ cười lại. Nếu không có nụ cười, một cá nhân thường bị coi là ác cảm hoặc xa cách”.
7. Tỏ ra lơ đễnh
Không có gì khó chịu hơn là nói chuyện với một ai đó mà họ rõ ràng không quan tâm đến bạn. Một số người hay bị phân tâm hoặc bận rộn, vì vậy họ có thể xem điện thoại hoặc nhìn vào đồng hồ mọi lúc. Tuy nhiên, điều này cần phải được kiểm soát bởi vì người khác sẽ đánh giá bạn là người vô tâm và thô lỗ đấy.
8. Khom lưng
Tư thế này rất dễ hình thành đặc biệt là nếu bạn làm công việc văn phòng phần lớn thời gian trong ngày. “Khom lưng không chỉ khiến bạn thiếu tự tin, mà nó còn gây ảnh hưởng xấu đến lưng của bạn” – Catherine New for Psychology Today cho biết.
9. Sai lầm trong giao tiếp bằng mắt
Tác giả Sharon Sayler của cuốn sách What Your Body Says (And How to Master the Message) trước đây đã nói với Business Insider rằng giao tiếp bằng ánh mắt phải thể hiện qua “những cái nhìn chân thành” thay vì “ánh nhìn chằm chằm khó chịu”.
Những cái nhìn chằm chằm quá lâu có khiến bất kì ai cảm thấy không thoải mái. Mặt khác, tránh ánh mắt thể hiện thiếu trung thực hoặc thiếu tự tin.
10. Quá yên lặng
Chắc chắn là bạn không nên nhảy nhót liên tục khắp nơi. Tuy nhiên, quá yên lặng trong các cuộc trò chuyện cũng là điều không hay. Điều này có thể gây hiểu lầm cho mọi người rằng bạn không quan tâm đến những gì họ đang nói. Thay vào đó, hãy thử học theo ngôn ngữ và cử chỉ người đối diện.
Viết cho Psychology Today, Tiến sĩ Jeff Thompson ghi nhận rằng việc phản ứng lại sẽ khiến mọi người nhận thức bạn là người tích cực và thuyết phục. Việc này có thể khó khăn, đặc biệt nếu bạn là người ít khi biểu lộ cảm xúc, nhưng hãy cố gắng bởi nó có thể cải thiện các mối quan hệ của bạn.
11. Ngôn ngữ cơ thể không đi liền với lời nói
Bạn có thể nói tất cả những điều đúng, nhưng nếu ngôn ngữ cơ thể của bạn không phù hợp với từ ngữ mà bạn nói ra thì chắc hẳn người nghe sẽ cảm thấy khó hiểu.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sacred Heart đã dành toàn bộ thời gian để lý giải cho hiện tượng này. Đối tượng thử nghiệm của họ là những cặp vợ chồng, nhưng kết quả của họ lại mang tính khái quát chung: “Khi các thông điệp bằng lời nói và cử chỉ cơ thể không liên kết, ngôn ngữ cơ thể có thể mang lại sự xung đột cho thông điệp tình cảm”.
Diệu Linh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Tham khảo: businessinsider.com/ Ảnh: Unsplash)