Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc lắng nghe nhưng tại sao lời nói của bạn thường giống như không lọt tai đối phương?
.
3 nguyên nhân gây mất tập trung khi giao tiếp đó chính là:
Nguyên nhân 1: “Nghĩ” nhanh gấp 10 lần “nghe”
Theo bài đăng trên tạp chí “Real Simple” của Mỹ, thông thường bình quân một phút con người có thể “nghe vào” khoảng 125-250 từ. Tuy vậy, nếu lấy suy nghĩ chuyển hóa thành ký tự thì trong một phút con người có thể “nghĩ” nhiều nhất đến 3.000 từ. Điều này có nghĩa là khi bạn nói chuyện với người khác, tốc độ phát sinh cách nghĩ hay đối thoại trong đầu bạn nhanh gấp 10 lần so với lời mà người đối diện đang nói.
Do đó, khi đối phương đang thao thao bất tuyệt, bạn vừa nghe nhưng trong đầu kỳ thực có rất nhiều “file rỗng” có thể lấp vào bởi những thứ khác, chẳng hạn như “Hôm nay mình phải giặt đồ nhỉ?”, “Sếp đọc được thư mình gửi chưa nhỉ?” v.v…
Nguyên nhân 2: Bị lẩn quẩn trong những chuyện liên quan với người đối thoại
.
Tuy bạn giống như đang cùng đối phương nói chuyện nhưng trên thực tế, trong lòng bạn đang diễn biến rất nhiều “vở kịch nội tâm”, chẳng hạn bạn sẽ nghĩ đến những chuyện trong quá khứ đã có cùng với đối phương, hoặc tương lai với người đó; nội tâm đưa ra những nhận xét chân thực về người này, hoặc bạn cứ lẩn quẩn trong mớ câu hỏi đại loại như “mình nên trả lời thế nào?”…
Nói cách khác, kỳ thực bạn đang tốn rất nhiều tâm trí đặt vào mối quan hệ với người mình đang trò chuyện chứ không phải là lời nói đối phương đang nói ở hiện tại. Đây cũng là lý do nhiều lúc bạn phải hỏi lại câu: “Cậu vừa mới nói gì?”.
Nguyên nhân 3: Bị những thứ khoa học kỹ thuật chiếm mất sự tập trung
.
Cho dù email, tin nhắn, Facebook hiện không có gì cần giải quyết hay trả lời nhưng thói quen nhiều người vẫn thích cầm điện thoại, máy tính bảng và “trượt”. Và chúng ta cũng quen đọc thông tin nhanh hơn nhưng những ngón tay thì không thể khiến người khác nói nhanh hơn theo ý bạn. Hơn nữa, nếu như gặp phải người cũng thuộc giới “công dân công nghệ” với những câu “đúng rồi, ừ, à v.v…” trong cuộc đối thoại thì sẽ khiến tai người nghe đi vào “trạng thái nghỉ ngơi”, vì vậy mà cả hai đều khó tập trung lắng nghe đối phương.
BÀI LIÊN QUAN
Học cách giao tiếp khi nóng giận
Để tránh khỏi tình trạng mất tập trung, bạn hãy cải thiện những nguyên nhân trên nếu có thể.
—
Xem thêm
Học cách giao tiếp tốt qua những thói quen
Học kỹ năng giao tiếp: nói bằng trái tim
Học cách giao tiếp qua 4 điều Phật dạy
Nhóm thực hiện
Bài: Tạ Lê Minh Thư (Tạp chí Phái Đẹp ELLE)