4 kỹ năng giao tiếp hàn gắn tình yêu
Kỹ năng giao tiếp giữa các cặp đôi là điều vô cùng quan trọng và nên phải được trau dồi mỗi ngày. Dưới đây là 4 kỹ năng cần thiết giúp bạn nói không với những tình huống giao tiếp có thể giết chết tình yêu.
Tình yêu luôn luôn có những cung bậc buồn vui giận hờn. Hôm nay có thể các bạn rất hạnh phúc và vui vẻ bên nhau, nhưng ngày mai, cặp đôi có thể giận dỗi không thèm nói chuyện tử tế với nhau nữa. Điều đó vẫn thường xảy ra trong xã hội hiện đại, nơi mà những mâu thuẫn rất dễ xảy ra vì quá tự do ngôn luận, vì bất đồng quan điểm, vì những cái tôi khổng lồ, vì thiếu kinh nghiệm, vì quá trẻ, … Biết làm sao? Bạn vẫn phải đối mặt và vẫn phải lạc quan.
Bạn làm gì để hàn gắn tình yêu đang có nguy cơ đổ vỡ?
Giao tiếp trong mối quan hệ giống như không khí trong cuộc sống, không có giao tiếp, các cuộc tình không thể tồn tại. Theo một khảo sát bỏ túi của Elle, 90% những người đang yêu thú nhận giao tiếp là vấn đề nghiêm trọng nhất, khiến tình cảm lung lay.
Kỹ năng giao tiếp giữa các cặp đôi là điều vô cùng quan trọng và nên phải được trau dồi mỗi ngày. Dưới đây là 4 kỹ năng cần thiết giúp bạn hàn gắn tình yêu.
1. Quay mặt về phía nhau:
Khi nói chuyện với người yêu, chúng ta thường chỉ chia sẻ bề mặt của vấn đề và trốn tránh những mong muốn, nỗi sợ của bản thân vì lo lắng mọi việc sẽ trầm trọng thêm. Hậu quả: Bạn quay mặt đi ngay đúng lúc có thể chia sẻ vấn đề của mình. Thế nên, hãy quay về phía người yêu, chia sẻ cảm giác và mong muốn, thậm chí là những chi tiết riêng tư nhất từ thế giới bên trong của bạn. Giao tiếp sẽ hiệu quả hơn khi không chứa đựng những bí mật.
2. Đốt bỏ kịch bản “Chỉ trích và phòng vệ”:
Theo một nghiên cứu của trường đại học University, Mỹ, 65% các cặp đôi chỉ nói về những điều không thích về nhau khi khẩu chiến. Bạn sẽ làm gì khi bị chỉ trích và tấn công? Có phải là phản ứng lại bằng cách chối bỏ những thói xấu vừa bị chỉ ra và công kích lại? Để phá vỡ vòng tròn phê phán – phòng vệ tai hại này, áp dụng mẹo đơn giản: Chuyển nội dung cuộc trò chuyện thành những điều bạn muốn làm (chứ không phải những điều bạn không thích người khác làm) và bày tỏ cảm giác của mình (chứ không phải chỉ trích anh ấy). Bạn không thể hàn gắn tình yêu bằng cách chỉ trích đối phương.
3. Nhất quán ý định và lời nói:
Có bao giờ bạn định nói điều A nhưng thốt ra điều B? Tình huống đang diễn ra và bộ lọc tâm trí có thể ảnh hưởng đến điều bạn muốn nói. Rắc rối hơn khi anh ấy cũng có bộ lọc riêng ảnh hưởng đến phản ứng trước thông tin vừa nghe. Do đó, khi cảm thấy điều mình định nói rõ ràng không liên quan đến phản ứng của chàng, đừng ngại sửa chữa tình huống hiểu lầm đó nhé. Bạn chỉ cần nói thẳng: Hình như điều em định nói không phải vậy. Em sẽ nói lại để chúng ta hiểu nhau hơn.
4. Khám phá những ý nghĩa sâu xa:
Dù đang yêu nhau cháy bỏng nhưng bạn không bao giờ biết hết mọi thứ về người yêu. Những lỗ hổng này có thể ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện. Ví dụ, khi bạn muốn thay đổi thực đơn của một buổi tiệc và anh ấy nhất quyết không chịu, đừng vội cãi nhau và nghĩ anh ấy bướng bỉnh nhé. Có lẽ, món ăn đó có một ý nghĩa sâu xa nào đó đối với chàng như liên quan đến những ký ức thời thơ ấu về bữa cơm gia đình ấm áp. Tự hỏi tại sao một điều gì đó quá quan trọng với chàng, tìm ra những ý nghĩa sâu xa lẫn nhau sẽ mang hai bạn đến gần nhau hơn.
—
Xem thêm
Nói bằng trái tim – Nền tảng cho “tam giác” giao tiếp tích cực
Vì sao lại có những câu chuyện tình yêu bị ngăn cấm?
Những khoảnh khắc mệt mỏi trong tình yêu tưởng chừng buông tay
Thảo Trấn.
Hình: Corbis/Tư liệu