Lifestyle / Bí quyết sống

5 điều cần cân nhắc nếu muốn thay đổi công việc

Làm sao để thay đổi công việc thành công nếu luôn có hai khả năng xảy ra, hoặc là bạn tìm được ”miếng cơm” béo bở hơn, hoặc là rơi vào “cái bẫy” tệ hại hơn?

Tạp chí thời trang ELLE sẽ “bật mí” cho bạn những bí quyết đắt giá của nghệ thuật thay đổi công việc thành công.

Nghệ thuật thay đổi công việc

1. Hiểu rõ tính hai mặt của nhảy việc

Cũng giống như hai mặt của đồng tiền, chuyện thay đổi công việc không hề là vấn đề đơn giản và có thể tùy tiện làm theo sở thích. Thay đổi công việc thành công, bạn sẽ tìm được “miếng cơm” ngon lành hơn, đó là một môi trường mới đem lại cho bạn thu nhập, vị trí và cả cơ hội thăng tiến tốt hơn ở nơi làm cũ. Ngược lại, nếu nhảy việc thất bại, bạn sẽ rơi vào “cái bẫy” thật sâu, vừa mất công việc ổn định cũ lại không thích ứng được công việc mới, đó là chưa kể đến môi trường mới hoàn toàn không như bạn mong đợi, không có được ưu điểm cũng như cơ hội thăng tiến như trong tưởng tượng của bạn. Vì vậy, trước khi quyết định thay đổi công việc, hãy suy xét thận trọng về thực lực của bản thân và tình hình thị trường công việc.

.

Hãy dành thời gian đánh giá xem công việc hiện tại của bạn như thế nào?
Hãy dành thời gian đánh giá xem công việc hiện tại của bạn như thế nào

2. Chuẩn bị đầy đủ rồi hãy nhảy việc

Cho dù mỗi ngày bạn đều có cơ hội để tìm kiếm công việc mới nhưng nếu biết lựa chọn và nắm bắt đúng thời cơ thì khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn. Đa số mọi người đều chọn thời điểm sau nghỉ Tết để nhảy việc, một là do đã lãnh tiền thưởng Tết trong tay để không uổng phí công sức bỏ ra suốt một năm qua; hai là công ty cũng thường điều chỉnh nhân sự trong dịp này. Do đó, tuy nguyên nhân nhảy việc có thể khác nhau nhưng về mặt thời gian để bạn lựa chọn có thể nói là cùng thời điểm. Nhưng cũng chính vì tâm lý chung này, nhiều người đổ xô nhảy việc cùng lúc và bỏ lỡ cơ hội ở những thời điểm khác.

Vì thế, trước khi quyết định nhảy việc, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo. Hãy tìm hiểu và thăm dò tình hình của công ty hiện tại cũng như nơi mà bạn muốn “nhảy qua”, nếu có người quen biết trong nội bộ thì thông tin càng chính xác và hữu ích hơn, đây gọi là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Sau đó, bạn sẽ phải suy nghĩ kỹ càng xem những cơ hội trước mắt, cái nào phù hợp nhất với mình, cái nào là điều mình cần nhất và nó có thể dẫn mình đi đến đâu. Khi đã nhận định rõ ràng bản thân cũng như yếu tố bên ngoài, bạn sẽ nắm bắt được thời cơ để nhảy việc.

.

Thay đổi công việc để có cơ hội tốt hơn.
Đừng ngại đầu tư thực lực để có cơ hội tốt hơn.

3. Đầu tư thực lực

Thực tế, nhảy việc thành công không đơn thuần chỉ là có được mức lương hay vị trí cao hơn, mà là tìm được nơi cho bạn những cơ hội nâng cao năng lực và phát triển sự nghiệp lâu dài. Thời đại bây giờ không chỉ dựa vào bằng cấp hay quan hệ, nó còn đòi hỏi bạn phải có thực lực. Vì vậy, trước khi muốn bước sang lĩnh vực nào, bạn cần đầu tư cho nó để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, ngoài ra những kỹ năng mềm khác cũng cần được rèn luyện để giúp bạn dễ dàng tìm được chỗ đứng mới.

4. Đừng làm “con ruồi”

Có một số người cảm thấy tự hào vì bảng sơ yếu lý lịch dày đặc quá trình nhảy việc, có thể năm ngoái họ làm nhân sự, năm nay lại phụ trách kinh doanh, rồi năm sau nữa lại dự định chuyển sang đầu tư lĩnh vực nhà đất. Những người này được ví như “con ruồi”, họ thực sự không xác định được sở trường cũng như mục tiêu của mình, không có một vị trí vững chắc trong xã hội, nhảy tới nhảy lui nhưng lại không tích lũy được bao nhiêu kinh nghiệm, ngược lại còn khiến con đường sự nghiệp ngày càng hẹp đi, cuối cùng chẳng được gì.

Đương nhiên, nếu giữa hai công việc có tính liên quan nhất định, ví dụ biên tập và phóng viên, thị trường và kế hoạch, kế toán và kiểm toán v.v… nếu phát hiện lĩnh vực nào giúp bạn phát huy tài năng và có cơ hội thăng tiến nhiều hơn thì bạn hoàn toàn có thể nhảy việc.

.

Bạn cần chuyển bị vững tâm lý trước quyết định có hay không việc thay đổi công việc.
Bạn cần chuẩn bị vững tâm lý trước quyết định có hay không việc thay đổi công việc.

5. Sẵn sàng làm “lính mới” sau khi nhảy việc

Bất luận trước đây ở chỗ làm cũ bạn có thành tích cao thế nào, được đánh giá tốt ra sao thì hãy nhớ một khi đã nhảy việc, bạn sẽ lại trở thành “lính mới”. Trong môi trường mới, bạn không nhất thiết phải nhắm mắt cam chịu nhưng ít nhất cũng phải biết khiêm nhường và tỏ thiện chí hòa nhập tập thể mới. Sếp và đồng nghiệp cũ có thể bao dung vài tật xấu hay tính khí thất thường của bạn, nhưng sếp và đồng nghiệp mới vẫn chưa hiểu rõ bạn, vì vậy bạn phải là người chủ động xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ trong môi trường mới này.

_______

Xem thêm

Phở Đặc Biệt: “Tôi muốn thử sức với công việc đạo diễn”

6 bí quyết thành công khi làm việc dù tâm trạng kém

3 vấn đề giúp tìm hiểu bản thân trong công việc

Nhóm thực hiện

Tạp chí Phái Đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)