Lifestyle / Bí quyết sống

6 dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm thường bị bỏ qua

“Trầm cảm” có lẽ là một chứng bệnh khá quen thuộc trong thời hiện đại. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ chứng trầm cảm xuất phát từ đâu, những biểu hiện rõ ràng nhất và cách khắc phục là gì.

Chứng trầm cảm đôi khi được nhắc đến ở các biểu hiện rất đỗi bình thường trong đời sống hằng ngày. Có thể bạn buồn rầu vì chương trình truyền hình yêu thích của mình đã kết thúc, hoặc chán nản vì chiếc điện thoại yêu quý đã hỏng. Nhưng thực chất, trầm cảm là một tình trạng đáng quan ngại hơn thế rất nhiều lần. Người đang chống chọi với căn bệnh này bị ảnh hưởng sâu sắc từ thể xác lẫn tinh thần. Hơn nữa, trầm cảm thường được phát triển theo các giai đoạn. Cho nên, chúng ta khó có thể nhận biết được liệu mình có đang phải chịu đựng một căn bệnh tâm lý nguy hiểm, hay chỉ đơn thuần đang trải qua một khoảng thời gian khó khăn mà thôi.

Bạn có thể vô tình bỏ qua khi thấy tâm trạng ai đó bỗng dưng xấu đi bất thường, nghĩ rằng cảm giác kiệt sức của họ chỉ là một dấu hiệu của sự căng thẳng. Sự thật là, từ những dấu hiệu nho nhỏ hay những triệu chứng rõ ràng hơn, nếu để ý kĩ càng, chúng ta có thể tìm cho bạn bè hoặc chính bản thân mình sự trợ giúp khoa học nhất.

Dưới đây là 6 biểu hiện cảnh báo trầm cảm mà chúng ta có thể đã bỏ qua.

1. Trốn tránh các hoạt động xã hội

Theo Linda Lewaniak, Giám đốc dịch vụ của Integrated Services at Eating Recovery Center Insight, khi một người bình thường đã ít nói và hay xấu hổ bỗng nhiên trở nên im lặng hơn hoặc hoàn toàn rút lui khỏi cộng đồng, rất có thể họ đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý nào đó hoặc chỉ đơn giản là họ cảm thấy nhút nhát hơn bình thường. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp đây là triệu chứng của trầm cảm. Sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để cùng ngồi lại ở nơi họ cảm thấy thoải mái nhất, cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng ở đây nếu họ cần giúp đỡ.

2. Hoạt động xã hội thái quá

Mọi biểu hiện cực đoan luôn mang một lý do sâu xa bên trong, dù cho là trốn tránh xã hội hay hoạt động xã hội thái quá. Tất cả đều thể hiện khả năng rằng họ đang phải vật lộn với chứng trầm cảm.

Tiến sĩ Francisco Cruz, chuyên gia tâm lý học tại Trung tâm Y tế Ketamine, nói với Elite Daily cho rằng hành vi bùng nổ, năng động, tràn đầy hạnh phúc trong các hoạt động xã hội có thể báo hiệu bệnh trầm cảm của con người. Lý do là vì người hiểu rõ hoàn cảnh bệnh lý mà họ đang mắc phải sẽ cố gắng để che đậy trước mặt người khác bằng cách thể hiện quá mức, mong muốn được người khác nhìn nhận theo cách của họ.

3. Mệt mỏi kéo dài

Nếu bạn hoàn toàn kiệt sức, dù cho sau một giấc ngủ đúng chuẩn khoa học từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, bạn cần kiểm tra lại tình trạng tâm lý của mình.

Biên tập viên Live Happy cho rằng chúng ta thường không đủ tinh tế để nhận biết được dấu hiệu trầm cảm của bản thân và những người xung quanh. Ví dụ như khi họ đột nhiên cảm thấy chỉ muốn ở nhà, đưa ra một vài lời giải thích như cơ thể mệt mỏi, liên quan đến căng thẳng và kiệt sức. Nếu bạn cảm thấy nó có tiềm năng trở thành chứng trầm cảm, bạn nên kiểm tra kĩ hoặc nhờ các chuyên gia tâm lý trong trường hợp cần thiết.

4. Thay đổi cơ chế thèm ăn

Trở lại với ý tưởng cực đoan, một số người ăn uống đối phó hơn, hoặc thậm chí cảm thấy hoàn toàn vô cảm với thức ăn. Đôi khi, người ta đột nhiên ăn uống nhiều hơn gấp mấy lần so với bình thường. Đấy là dấu họ hiệu hoàn toàn mất đi sự thèm ăn vốn có.

Thật không may, đây là một tình trạng rất khó để nhận biết nếu bạn không dành nhiều thời gian để tìm hiểu và quan sát. Trầm cảm kết hợp với rối loạn ăn uống là một tổ hợp độc hại cho cả cơ thể, từ đó dẫn đến chứng biến ăn, ăn vào là ói và ăn vô độ.

5. Nỗi đau thể xác

Patricia Allen, giám đốc điều hành của Medical Service for Summit Behavioral Health, nói rằng, nỗi đau thể xác không phải là điều kì lạ khi một ai đó mắc chứng trầm cảm. Họ sẽ trải qua những cơn đau đầu, đau lưng liên tục mà không xuất phát từ những nguyên nhân về thể chất khác.

Chúng ta có thể nhấc điện thoại và gọi bác sĩ điều trị những cơn đau thể xác. Tuy nhiên, tìm đến một người bình thường để giúp đối phó với nỗi đau tâm lý là điều “gần như là không thể”. Điều này không những làm trì hoãn thời gian điều trị bệnh tâm thần mà còn tăng nguy cơ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

6. Đột nhiên mất hứng thú

Giả sử như bạn yêu thể thao, bạn đến các phòng tập gym thường xuyên đến mức tất cả nhân viên ở đó đều biết tên bạn mà không cần trình thẻ thành viên. Nhưng một ngày nọ, bạn quyết định dành ra một ngày nghỉ và xem 15 tập phim yêu thích trên Netflix. Điều này làm bạn dành cả một cuối tuần chỉ ngồi ở nhà, từ đó thành một tuần, một tháng, và lâu hơn thế nữa. Những người mắc chứng trầm cảm sẽ dễ mất hứng thú với sở thích của mình hay thậm chí với mọi việc xung quanh. Lúc này, đừng thờ ơ hay tỏ ra hờn dỗi với họ.

Các hoạt động thường nhật như nằm lì trên giường, ăn vô độ hay ăn quá ít, cách ly với xã hội hay hoạt động xã hội thái quá đều làm tăng thêm thêm độ trầm trọng của bệnh trầm cảm. Nó có thể không hề thoải mái khi ngưng làm những điều trên, nhưng cũng không hề thoải mái gì nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, ăn sâu bám rễ.

Nếu bạn hoặc người thân yêu của mình đang chiến đấu với chứng trầm cảm, hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất ở trong cuộc chiến này. Bạn xứng đáng nhận được mọi trợ giúp dưới nhiều hình thức khác nhau cùng với sự điều trị tốt nhất từ các chuyên gia tâm lý.

Nhóm thực hiện

Bài: Rachel Nguyen Ảnh: Pexels
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)