Lifestyle / Bí quyết sống

Bạo hành cảm xúc: Khi ngôn từ trở thành kẻ giết người thầm lặng

Bạo hành cảm xúc là một dạng bạo hành thụ động, nhẹ nhàng và lặng lẽ. Chính vì quá lặng lẽ và kín đáo mà nó thường bị bỏ qua và lẩn khuất trong đời sống.

“Bạo hành cảm xúc là một dạng bạo lực mà ở đó, những kẻ bạo hành không phải lúc nào cũng dùng lời lẽ như một nhát dao ngay tức thì, mà sử dụng chúng như một loại độc dược từ từ giết chết bạn không để lại chút vết tích” – Augusten Burroughs.

Bạn có bao giờ nghe đến cụm từ “bạo hành cảm xúc”? Đây có thể là một khái niệm không mới, nhưng ít ai nhận thấy nó trong cuộc sống của mình. Đó có thể là thứ bạo hành câm lặng mà những đứa con từng phải chịu đựng từ chính cha mẹ mình, là thứ bạo hành lạnh nhạt mà những người vợ/chồng phải chịu đựng từ người bạn đời của mình, hay là thứ bạo hành mà bất cứ ai trong xã hội hiện đại cũng đang phải chịu đựng từ mạng xã hội.

Kẻ bạo hành, thực tế, có thể dùng những lời lẽ rất tử tế đối với bạn. Đôi khi, bạn nhìn thấy nó dưới hình hài của những lời cổ vũ. Bằng một cách chậm rãi nhưng đầy xảo quyệt, bạo hành cảm xúc được thực hiện đầy kín đáo qua thời gian. Vì thế, ảnh hưởng của nó đến từ từ, không phải là một cú đấm tức thì”.

bạo hành cảm xúc 4

Bạo hành cảm xúc là một dạng bạo hành thụ động, nhẹ nhàng và lặng lẽ. Chính vì quá lặng lẽ và kín đáo mà nó thường bị bỏ qua và lẩn khuất trong đời sống. Tuy nhiên, nó vẫn để lại dấu vết của một điều gì đó “không ổn” trong các mối quan hệ của chúng ta – một điều gì đó rõ ràng là có vấn đề nhưng chúng ta lại chẳng chỉ ra được.

Bạo hành cảm xúc còn được gọi là lạm dụng tâm lý hoặc tinh thần. Mục đích của nó là để kiểm soát, chỉ trích, cô lập và lăng mạ người khác dưới vỏ bọc của sự giúp đỡ. Điều này xảy ra từng chút một theo thời gian, khiến cho ý thức của nạn nhân về sự tự tin, giá trị bản thân và cái tôi bị bào mòn.

Nhiều kẻ bạo hành cảm xúc khiến chúng ta nhầm lẫn với cái vỏ bọc rằng họ đang “chỉ dạy”, “khuyên bảo”, “giúp đỡ”, hay “hỗ trợ”, và chính sự nhầm lẫn này khiến cho chất độc dần thấm qua thời gian.

Thông qua một vài dấu hiệu sau đây, bạn có thể quan sát và suy ngẫm về các mối quan hệ trong cuộc đời mình, để xem mình có phải là nạn nhân của bạo hành cảm xúc, hay thậm chí đang vô tình bạo hành cảm xúc người khác. Điều này có thể tạo ra thay đổi trong cuộc sống của bạn.

1. Kiểm soát và thống trị

Họ kiểm soát tiền bạc và chi tiêu của bạn.

Họ đối xử với bạn như một người kém cỏi hơn.

Họ làm cho bạn cảm thấy hèn mọn bằng cách nhắc lại với bạn về những lỗi lầm và thiếu sót của bạn.

Họ khiến bạn cảm thấy như thể họ luôn đúng và bạn luôn là người sai.

bạo hành cảm xúc 1

Bạn cảm thấy cần phải có được sự “cho phép” đối với tất cả mọi thứ bạn làm, hoặc những quyết định mà bạn vốn dĩ là người phải thực hiện.

Họ nhìn bạn với ánh mắt không hài lòng hay những bình luận mang tính hạ thấp

Họ có thể “phạt” bạn, và đối xử với bạn như một đứa trẻ con.

Họ kiểm soát ngay cả chuyện bạn đi đâu, nói chuyện với ai hoặc việc bạn làm. Họ là kẻ sở hữu quá mức và luôn đầy tị nạnh.

2. Cô lập và thờ ơ

Họ có thể là người gặp khó khăn trong việc chịu trách nhiệm về hành động của mình. Vì thế, họ sẽ đổ mội lỗi lầm lên cho bạn.

Họ sẽ không mảy may quan tâm hay để tâm đến cảm xúc của bạn. Họ có thể dùng sự im lặng như một cách để trừng phạt bạn.

bạo hành cảm xúc 2

Họ có thể dùng chính tình cảm của bạn để trừng phạt bạn.

Họ bỗng nhiên trở nên xa cách đối với bạn trong một thời gian dài. Họ cố tình bỏ qua việc chia sẻ những thông tin quan trọng với bạn.

Họ mặc kệ sự riêng tư của bạn, hoặc cố ý không tôn trọng những ranh giới của bạn.

3. Bắt nạt và sỉ nhục

Họ gán cho bạn những danh xưng hoặc tên gọi bạn không muốn. Họ có thể coi nhẹ sự thành công và chiến thắng của bạn.

Họ chế nhạo, nhại lại hoặc mỉa mai bạn.

Họ buộc tội bạn cho những điều mà bạn chưa từng làm.

Họ hạ thấp hoặc ngấm ngầm làm bẽ mặt bạn trước người khác. Họ có thể thường xuyên đem bạn ra làm trò cười.

Bạn cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi khi nói lên ý kiến của mình.

bạo hành cảm xúc 3

Bạn phải làm gì?

Bạn có quyền được đối xử tôn trọng và bình đẳng trong mọi mối quan hệ. Nếu cảm thấy bạo hành cảm xúc đang lặp đi lặp lại với mức độ thường xuyên hơn, bạn nên kết thúc mối quan hệ này trước khi nó biến thành bạo hành thể chất. Bạn có thể tâm sự với bạn bè và gia đình để nhờ sự trợ giúp. Một khi bạn đã thành công trong việc thoát khỏi mối quan hệ bạo hành, bạn không nên cho phép đối phương quay về với cuộc sống của bạn dưới bất kỳ hình thức nào. Họ có thể sẽ cố gắng dỗ ngọt bạn, xin lỗi, hoặc nói rằng mọi chuyện đã khác xưa. Bạn nên nhớ rằng hành vi này sẽ có khả năng tiếp tục tái diễn, ngay cả khi đối phương đã hứa rằng tình trạng này sẽ không xảy ra một lần nữa. Hãy cho phép bản thân hồi phục theo cách riêng của mình mà không có sự hiện diện của người đó.

Xem thêm:

Xâm hại tình dục trẻ em, vạch trần, phê phán đủ và điểm dừng

Phòng tránh tình trạng lạm dụng tình dục, tình cảm & tài chính trong các mối quan hệ

Nhóm thực hiện

Bài: Grace Dang Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ The Minds Journal
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)