Lifestyle / Bí quyết sống

Thuyết tam giác tình yêu của Sternberg và 7 loại hình thái tình yêu

Hầu hết chúng ta đều trải qua ít nhất một mối tình lãng mạn trong đời, nhưng thật khó để có thể lý giải chính xác tình yêu là gì. Ngay cả những nhà nghiên cứu cũng chưa thể đưa ra câu trả lời đích đáng cho câu hỏi này. Thế nhưng, vào những năm 80 của thế kỷ 20, Robert Sternberg - một nhà tâm lý học người Mỹ - đã trả lời câu hỏi trê bằng cách công bố Thuyết tam giác tình yêu (The triangular theory of love) và đưa ra một khái niệm phổ quát về tình yêu.

Thuyết Tam giác cho rằng sự thân mật, đam mê và sự cam kết của con người có các mức độ khác nhau tại bất kỳ thời điểm nào. Vào năm 2021, một nghiên cứu khác đã được thực hiện và đưa ra bằng chứng thực nghiệm về tính phổ quát của Thuyết Tam giác tình yêu.

Bài viết dưới đây sẽ bàn luận về ba thành tố cấu tạo nên tình yêu theo Thuyết Sternberg cùng với bảy kiểu tình yêu khác nhau và những thành phần cấu tạo nên chúng.

3 thành tố trong tình yêu của thuyết tam giác sternberg

Theo lý thuyết của Sternberg – nhà tâm lý học người Mỹ đồng thời là giáo sư khoa Phát triển Con người tại đại học Cornell, khái niệm tình yêu được miêu tả như một mô hình tam giác với ba góc là những thành tố cấu thành. Một số dạng tình yêu sẽ tập trung vào yếu tố tình cảm giữa hai cá thể hoặc yếu tố thể xác. Tuy nhiên, các dạng thức tình yêu này cũng có thể được áp dụng trong các mối quan hệ cá nhân khác.

Ba thành tố bao gồm:

• Sự thân mật (Intimacy): bao gồm cảm giác gần gũi, gắn kết.

• Sự đam mê (Passion): bao gồm những xúc cảm và khát khao âu yếm, lãng mạn và nhu cầu thỏa mãn nhu cầu sinh lý.

• Sự cam kết (Commitment): bao gồm những cảm giác khiến chúng ta quyết tâm bên cạnh người ấy, cùng nhau hướng về những mục tiêu chung.

Sự cân bằng giữa nhu cầu sinh lý và nhu cầu tình cảm là một điều rất cần thiết, và việc việc thiếu vắng các thành tố kể trên trong một mối quan hệ không được tính là tình yêu (non-love).

7 HÌNH THÁI CỦA TÌNH YÊU

Ba thành tố của tình yêu tương tác với nhau một cách có hệ thống. Sự xuất hiện của một thành tố hoặc hai trở lên sẽ tạo thành bảy hình thái của tình yêu.

Những loại hình của tình yêu có thể thay đổi ngay cả trong một mối quan hệ. Đơn cử, một chuyện tình có thể bắt đầu bằng mối quan hệ đam mê, phát triển thành mối quan hệ lãng mạn và kết thúc bằng tình nghĩa, tình thân. 

1. Tình bạn (Friendship)

Thành phần: Sự yêu thích (Liking)

tình bạn
Ảnh: Pexels/Anna Tarazevich

Hình thái này xuất hiện khi các cá thể có sự gần gũi và cảm tình với nhau, nhưng vẫn chưa sự đam mê hay cam kết nhất định như mối quan hệ lãng mạn. Tình bạn có thể là nền tảng để phát triển các mối quan hệ tình cảm khác nhau.

2. Tình yêu đắm say (Infatuation)

Thành phần: Sự đam mê

tình yêu của cặp đôi
Ảnh: Unsplash/Dmitry Ganin

Đặc trưng của dạng tình cảm này chính là cảm giác ham muốn điển hình như đam mê thể xác mà không cần đến tình cảm hay sự cam kết. Mối quan hệ này không có đủ thời gian để phát triển thêm những cảm xúc thân thiết, những yếu tố lãng mạn hay tiến đến tình yêu vẹn toàn. Sự thân thiết hay những lãng mạn có thể xuất hiện khi giai đoạn này kết thúc. Thông thường, cảm xúc mê đắm sẽ rất mãnh liệt ngay từ phút ban đầu.

3. Tình yêu trống rỗng (Empty Love)

Thành phần: Sự cam kết

Đặc tính của dạng tình yêu này không có sự đam mê và gần gũi. Đôi khi tình yêu mãnh liệt có thể biến tướng trở thành tình yêu trống rỗng. Ngược lại, tình yêu trống rỗng cũng có thể đơm hoa, phát triển thành tình yêu mãnh liệt. Chúng ta có thể bắt gặp hiện tượng này ở các cuộc hôn nhân sắp đặt. Ngay từ đầu, mối quan hệ bắt đầu bằng sự lạnh nhạt nhưng dần dà phát triển thành một dạng thức tình cảm khác, nồng nhiệt hơn.

4. Tình yêu lãng mạn (Romantic Love)

Thành phần: Sự thân mật và Đam mê

tình yêu đắm say của cặp đôi
Ảnh: Unsplash/Andres Molina

Tình yêu lãng mạn gắn kết cảm xúc con người thông qua những cử chỉ thân mật cùng với khát khao dục vọng thuần túy. Những cá thể trong mối quan hệ này có thể thấu hiểu đối phương một cách chi tiết đến sâu sắc. Họ xây dựng quan hệ bằng những đam mê tình ái lẫn tình dục về nhau. Có thể tại thời điểm hình thái tình cảm này diễn ra, những cặp đôi vẫn chưa có những ràng buộc dài hạn hoặc chưa xác định được những dự định tương lai cùng nhau. 

5. Tình thân (Companionate Love)

Thành phần: Sự yêu thích và Thân mật

Đặc điểm của loại hình này bao hàm sự thân thiết gần gũi, song lại thiếu mất nhiệt huyết của tình yêu. Dạng thức này bao gồm sự gần gũi hoặc yêu thích đối phương và cả tính cam kết vốn có trong mô hình tam giác kể trên. Hình thái này cao hơn tình bạn vì đây là sự cam kết dài hạn dẫu không có hoặc rất ít xúc cảm dục vọng về nhau.

Loại hình này thường thấy trong các cuộc hôn nhân không còn tình cảm, họ sống với nhau chỉ vì hai chữ “tình thân”. Loại tình yêu này cũng có thể thấy trong các mối quan hệ bạn bè thân thiết và các thành viên trong gia đình.


Xem thêm

• Làm sao để bắt đầu và nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài?

Giải mã tình yêu qua lăng kính khoa học

• 3 dấu hiệu đặc biệt của tình yêu đích thực


6. Tình yêu khờ dại (Fatuous Love)

Thành phần: Cam kết và Đam mê

Tình yêu khờ dại được tạo bởi sự cam kết và đam mê, không có sự gần gũi và yêu thích. Ví dụ điển hình cho loại hình tình cảm này chính là những mối tình được xây dựng một cách chóng vánh từ những lời gạ gẫm tán tỉnh mà những người trong cuộc không nhận ra đó chỉ là cảm xúc nhất thời. Họ bị sự đam mê thúc đẩy nhanh chóng xác lập mối quan hệ mà không có thời gian xây dựng cảm xúc thân thiết cho nhau.

Thông thường, người ngoài cuộc sẽ cảm thấy khó hiểu vì sao các cặp đôi ấy lại gấp rút như vậy. Đáng tiếc, những cuộc hôn nhân bắt đầu từ mối quan hệ này thường không bền vững. Nếu họ hạnh phúc, mọi người sẽ nghĩ hạnh phúc ấy có được do họ “ăn may”.

Cô gái tóc vàng nâu xoăn ngồi bên cửa sổ
Pexels/ Mikhail Nilov

7. Tình yêu vẹn toàn (Consummate Love)

Thành phần: Sự thân mật, Đam mê và Cam kết 

cặp đôi vui đùa trên đồng cỏ
Ảnh: Unsplash/Natalia Sobolivska

Cả ba thành tố đều góp phần tạo nên tình yêu vẹn toàn. Đây chính là kiểu tình yêu lý tưởng. Những cặp đôi này thường trải qua sự tương hợp về mặt thể xác trong một thời gian dài và họ chẳng thể tưởng tượng nổi bản thân sẽ ở cạnh ai khác. Họ luôn nghĩ hạnh phúc sẽ không đến với họ nếu người đó không xuất hiện. Những cặp đôi này luôn tìm cách vượt qua những trở ngại và áp lực cùng nhau.

Theo Sternberg, tình yêu vẹn toàn khó để duy trì hơn việc đạt được vì mọi thành tố của kiểu hình này bắt buộc phải luôn vận động. Nếu hành vi và cảm xúc không tồn tại, đam mê sẽ không có và tình yêu vẹn toàn có thể quay trở lại hình thái tình thân.

Theo Sternberg, tầm quan trọng của các thành phần cấu tạo nên tình yêu có thể khác nhau tùy vào mỗi cá nhân và mỗi cặp đôi. Cả 3 thành tố đều cần thiết cho các mối quan hệ lãng mạn nhưng số lượng của chúng sẽ phải thay đổi tùy theo từng mối quan hệ hoặc từng thời điểm chúng phát triển.

Hiểu được sự tương tác của các thành tố có thể giúp chúng ta nhận ra đâu là điểm cần cải thiện trong mối quan hệ. Chẳng hạn như một cặp đôi nhận thấy đam mê dành cho nhau đã không còn như trước, họ sẽ tìm cách thắp lại ngọn lửa tình yêu dành cho nhau trước khi quá muộn.

Nhóm thực hiện

Bài: Phương Thảo

Tham khảo: Verywell Mind

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)