Lifestyle / Bí quyết sống

Nghệ thuật giao tiếp: Học cách từ chối sao cho khéo?

Từ chối chưa bao giờ là việc dễ dàng nhưng đó lại là kỹ năng sống cần thiết mà mỗi người nên nắm bắt.

Nhiều người cảm thấy tội lỗi khi nói lời từ chối. Vì vậy, khi được nhờ vả bất cứ điều gì, họ thường trả lời như một phản xạ tự nhiên: “Vâng!”, “Được chứ!”, “Rất sẵn lòng!”… dù họ không thực sự muốn làm điều đó. Việc khiên cưỡng bản thân đồng ý với những lời đề nghị ngoài ý muốn hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tinh thần cũng như lối sống của bạn.

Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì “từ chối” là một kỹ năng có thể được rèn luyện. Khi làm việc này thường xuyên, vào đúng trường hợp, bạn sẽ thấy nó dễ dàng và nhẹ nhàng hơn bạn nghĩ. 

TẠI SAO CHÚNG TA GẶP KHÓ KHĂN KHI TỪ CHỐI?

Cô gái gặp khó khăn khi từ chối
Ảnh: Unsplash/Laura Chouette

Nếu bạn đang cảm thấy việc từ chối là cả một thử thách, đừng lo, vì bạn không cô đơn. Đa số những người mới bắt đầu thực hành kỹ năng này đều cảm thấy như vậy.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngại nói từ chối là một “hội chứng” chung của nhân loại. Kết quả kiểm nghiệm năm 2016 của tiến sĩ tâm lý Vanessa K. Bohns – Phó giáo sư thuộc khoa Hành vi tổ chức của trường đại học Cornell – cho thấy nhiều người chọn nói đồng ý chỉ vì đơn giản họ muốn lảng tránh cảm giác không thoải mái khi phải từ chối ai đó. 

Một nghiên cứu khác của nhà tâm lý trị liệu Emily Anhalt – nhà tâm lý học lâm sàng và người đồng sáng lập câu lạc bộ sức khỏe tinh thần trực tuyến Coa – cho biết, chúng ta có xu hướng hạn chế nói lời từ chối để duy trì các mối quan hệ, bởi bản năng của loài người là muốn được hòa nhập vào tập thể.


Xem thêm

• 14 cách đơn giản để bạn yêu bản thân hơn mỗi ngày

• 50 câu nói hay nhất về lòng tự trọng giúp bạn yêu bản thân hơn

• ELLE lắng nghe bạn: Làm gì khi mối quan hệ gặp trở ngại?


KHI NÀO NÊN THẲNG THẮN TỪ CHỐI

Cô gái thẳng thắn từ chối
Ảnh: Unsplash/Matthew Costello

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể đặt ra để cân nhắc liệu có nên từ chối khi được nhờ vả. 

  • Đồng ý nhận việc này có làm bạn không thoải mái hay mệt mỏi không?
  • Đồng ý nhận việc này có ảnh hưởng đến những công việc cá nhân quan trọng hơn không?
  • Trong quá khứ, bạn có từng đồng ý làm việc tương tự và rồi hối hận không?
  • Đó có phải một dự án, cơ hội tiềm năng gắn liền với giá trị, niềm tin và mục đích sống của bạn không?

LÀM SAO ĐỂ TỪ CHỐI MỘT CÁCH KHÉO LÉO?

Chúng ta hoàn toàn có thể nói lời từ chối mà vẫn giữ được hòa khí, sự thân thiện và sự tôn trọng dành cho đối phương. Dưới đây là những cách hữu hiệu để bạn thực hành nói “không” kèm những ví dụ cụ thể.

1. VÀO THẲNG VẤN ĐỀ

Cô gái từ chối thẳng thắn
Ảnh: Pexels/Ali Karimiboroujeni

Một câu trả lời không rõ ràng sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên kém tự nhiên và làm người đối diện cảm thấy bối rối. Họ sẽ thắc mắc, liệu bạn muốn thương lượng hay muốn nghe thêm đề xuất khác hay không. Một câu trả lời không thẳng thắn đôi lúc còn khiến đối phương đưa ra hàng loạt yêu cầu khác cho bạn. 

Vì thế, hãy mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng của bạn. Một số mẫu câu bạn có thể tham khảo:

  • Tiếc quá, tôi không giỏi việc này”.
  • Cảm ơn vì đã đề nghị nhưng chuyện đó không phù hợp với tôi”.
  • Phải thú thật là tôi không thể làm việc này”. 
  • “Tôi e là tôi không làm được”.

Những mẫu câu nên tránh:

  • Tôi không biết làm sao nữa…
  • Tôi không chắc”.
  • Khó nói quá”.
  • Chắc tôi làm được đó, nhưng mà…

2. THỂ HIỆN LÒNG THÀNH KHI ĐƯỢC YÊU CẦU

Thật khó để nói lời từ chối nếu đối phương là người quan trọng với bạn. Hẳn bạn cũng rất biết ơn khi bạn là người mà họ tìm đến chứ không phải ai khác. Vì vậy, cảm giác áy náy khi từ chối là điều dễ hiểu. 

Mẫu câu từ chối bạn có thể thử áp dụng: “Cảm ơn vì đã nhớ đến tôi. Tuy tôi không thể sắp xếp để nhận việc này bây giờ nhưng hãy liên hệ với tôi vào lần tới nhé!”.

3. KÈM THEO LỜI GIẢI THÍCH NGẮN GỌN

Đôi khi, sau khi từ chối, bạn có thể thêm một vài câu giải thích ngắn gọn để đối phương hiểu rõ tình huống mà chúng ta đang gặp phải. 

Ví dụ, bạn có thể từ chối lời mời đến một bữa tiệc như sau: “Cảm ơn rất nhiều vì đã mời tôi. Nhưng tôi không thể tham dự được vì cuối tuần này tôi có một cuộc họp mặt quan trọng. Chúc mọi người một bữa tiệc thật vui nhé!”.

Hoặc: “Nghe có vẻ vui quá. Tiếc là tháng này tôi đã kín lịch mất rồi! Cảm ơn bạn đã có lời mời nhé!”.


Xem thêm

• Làm thế nào để vượt qua cảm giác bị từ chối trong tình yêu?

• Để học cách từ chối thành công, bạn phải dám nói “Không”!

• Học cách từ chối và chấp nhận lời chối từ


4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THAY THẾ

Cô gái đưa giải pháp thay thế thay cho lời từ chối
Ảnh: Pexels/Olya Kobruseva

Đôi lúc, bạn muốn chấp nhận một yêu cầu nào đó nhưng thời điểm đó chưa phù hợp hoặc vì một số lý do bất khả kháng mà phải từ chối, bạn có thể đề xuất thực hiện yêu cầu đó trong tương lai. Sau đây là một số mẫu câu bạn có thể tham khảo:

  • Tôi rất vinh dự được trở thành một phần của dự án nhưng tiếc là tôi không thể sắp xếp trong tháng này. Tuy nhiên, nếu bạn dời thời hạn thêm một vài tuần nữa, tôi rất sẵn lòng tham gia”. 
  • Hẳn là thời gian qua bạn vất vả lắm. Cuối tuần này tôi không sắp xếp để ra ngoài cùng bạn được, nhưng hiện tại tôi đang rảnh. Tôi có thể giúp gì cho bạn không?
  • Cảm ơn vì đã mời tôi tham gia dự án. Nhưng hiện tại, tôi đang phải giải quyết một số công việc cá nhân nên không thể tham gia được. Nếu được, tháng sau nhớ liên lạc lại cho tôi nhé!

Một hướng thay thế khác bạn có thể áp dụng là đề xuất đối tượng khác có khả năng thực hiện yêu cầu:

  • Cảm ơn vì đã có lời mời nhưng tôi không nghĩ rằng mình đủ năng lực để làm việc này nên tôi xin phép từ chối. Tuy nhiên, tôi có một đồng nghiệp rất giỏi, để tôi giới thiệu cho bạn nhé!
  • Cảm ơn vì đã tin tưởng tôi. Tôi rất muốn giúp nhưng lại bận việc vào ngày đó mất rồi. Tôi có người bạn rất hiểu biết trong lĩnh vực này, tôi sẽ giúp bạn liên hệ xem sao nhé!

5. DÀNH THỜI GIAN CÂN NHẮC

Cô gái cân nhắc trước khi từ chối
Ảnh: Unsplash/Manh Lai Van

Việc bạn băn khoăn liệu mình có nên hay không nên nhận lời ngay khi được yêu cầu là điều bình thường. Trong trường hợp đó, bạn có thể xin thêm thời gian để cân nhắc trước khi trả lời. Điều đó có thể giúp bạn nhìn nhận kỹ hơn về yêu cầu của người khác để không phải hối hận vì đã quyết định sai lầm.   

Nhóm thực hiện

Bài: Vy Dương Thảo 
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE 
Tham khảo: Psych Central 

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)