Lifestyle / Bí quyết sống

Làm sao để rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Được lắng nghe là một nhu cầu, người ta luôn ham muốn được giãi bày và chia sẻ những suy nghĩ của bản thân. Nhưng cũng vì thế mà kỹ năng lắng nghe đôi khi không được chú trọng, mặc dù đây chính là chìa khóa của mọi mối quan hệ trong cuộc sống.

6 bí quyết để rèn luyện trở thành người lắng nghe tốt hơn - 02

1. Hãy nói lại điều bạn được nghe

Nhiều người khi giao tiếp, họ mong chờ tới lượt chia sẻ của mình hơn là thực sự chú ý tới điều người đối diện vừa nói. Vậy nên để lắng nghe tốt hơn, bạn hãy tạo thói quen nhắc lại những gì mình vừa nghe. Nhắc lại ở đây chính là tóm tắt lại những điều mấu chốt. Bằng cách này thì bạn còn có thể tạo cho đối phương cảm giác được thấu hiểu.

6 bí quyết để rèn luyện trở thành người lắng nghe tốt hơn - 01

2. Hãy thấu hiểu trước khi đưa ra giải pháp

Có một câu chuyện đùa rằng đàn ông khi nói chuyện thì chỉ muốn giải pháp còn phụ nữ lại luôn hướng đến sự cảm thông. Sự thực ai cũng muốn được cảm thông, ai cũng cần giải pháp. Thậm chí, đôi khi họ chỉ muốn được giãi bày là đủ.

Bằng cách bày tỏ sự thấu hiểu, đối phương cảm sẽ thấy họ đã được lắng nghe. Kể cả khi bạn không thể đưa ra một giải pháp gì thì ít nhất cuộc trò chuyện sẽ không trở nên vô nghĩa.

3. Không ngắt lời người khác

Đôi khi chúng ta quá háo hức để chia sẻ câu chuyện của mình mà lại đi ngắt lời người khác. Hãy thử tưởng tượng bạn ở trong tình huống ngược lại, bị ngắt lời thì chắc chắn là khá khó chịu rồi. Hãy luôn nhớ tới điều này, bạn sẽ được đối phương quý trọng hơn nếu biết kiên nhẫn nghe họ nói chuyện.

6 bí quyết để rèn luyện trở thành người lắng nghe tốt hơn - 02

4. Hãy hỏi thật nhiều

Khi bạn đặt câu hỏi thì có nghĩa bạn đang rất quan tâm tới câu chuyện của đối phương. Điều này đồng thời kích thích nhu cầu chia sẻ của họ, khiến cho cuộc trò chuyện diễn ra trôi chảy. Đây cũng là một bí kíp khi bạn vun đắp cho một mối quan hệ mới.

5. Không phán xét

Sự phán xét có thể tác động rất tiêu cực tới mọi mối quan hệ của bạn, cho dù những mối quan hệ ấy có thân thiết tới đâu. Rốt cục không ai muốn nhận vềmình một lời phán xét cả, cái họ cần là sự cảm thông và giải pháp.

Khi bạn không thể hiểu được hành động của người khác thì đây mới là lúc cần lắng nghe nhiều hơn. Không đồng tình không có nghĩa là không thể cảm thông, đây mới là dấu hiệu của một người lắng nghe giỏi.

6 bí quyết để rèn luyện trở thành người lắng nghe tốt hơn - 03

6. Luôn tập trung

Cuộc sống ngày càng phát triển nhưng cũng đem đến cho ta nhiều sự xao nhãng. Thật đáng buồn khi tiếng chuông báo từ chiếc smartphone lại có sức hút lớn vô cùng. Tốt nhất là bạn không nên để điện thoại ở trước mặt, nó sẽ cho thấy bạn đang tập trung hoàn toàn vào cuộc giao tiếp. Nếu có việc quan trọng thì ít nhất nên nói lời xin phép trước khi bạn nhìn vào điện thoại, điều này sẽ khiến cho đối phương cảm thấy được tôn trọng hơn.

 

Nhóm thực hiện

(Nguồn: The Zoe Report)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)