Lifestyle / Bí quyết sống

Làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật?

Một kế hoạch kinh doanh không những giúp công việc sáng tạo nghệ thuật của bạn thuận lợi hơn mà còn hỗ trợ những vấn đề khác như tài chính, quản lý... nữa

Cho dù bạn đang bán các tác phẩm nghệ thuật trực tuyến, mở studio chụp ảnh như một nhiếp ảnh gia hay đang làm một nghệ sĩ tự do đi chăng nữa thì một kế hoạch kinh doanh tốt không chỉ giúp bạn tìm kiếm nhà đầu tư mà còn là công cụ hỗ trợ bạn quản lý tốt công việc kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật của mình. Kế hoạch kinh doanh giống như một tấm bản đồ “dẫn đường” bạn đến với thành công.

Bản kế hoạch kinh doanh của bạn không nên quá dài. Chẳng ai muốn đọc một bản kế hoạch dài đến tận 100 trang dày đặc chữ cả. Độ dài lý tưởng thường từ 10 đến 15 trang và bao gồm 7 phần cơ bản như sau:

Phần tóm tắt dự án (Summery executive)

elle việt nam kế hoạch kinh doanh 1
(Ảnh: Unsplash)

Phần tóm tắt dự án (Executive Summary) là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây sẽ là phần được đọc và phân tích đầu tiên bởi những người thẩm định, đồng thời cũng là nhà đầu tư tương lai. Hầu hết mọi người thường đưa phần này vào phần cuối cùng của bản kế hoạch. Tuy nhiên, bạn nên đưa phần này lên đầu tiên vì đây là lúc bạn đưa ra cái nhìn tổng quát nhất cho doanh nghiệp hay công việc kinh doanh của bạn. Ở phần này, những câu hỏi dưới đây sẽ giúp cho những mục tiêu hướng tới của bạn được rõ ràng hơn.

  • Tầm nhìn của công ty hay công việc kinh doanh của bạn là gì?
  • Tại sao sự nghiệp của bạn phải đạt được thành công?

Phần mô tả kế hoạch kinh doanh (Business Description)

elle việt nam kế hoạch kinh doanh 3
(Ảnh: Unsplash)

Phần mô tả kế hoạch kinh doanh này không chỉ là nơi để bạn giới thiệu doanh nghiệp hoặc các sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp mà còn là nơi để nhìn để bạn có cái nhìn sâu hơn về thị trường bạn đang hoạt động. Những câu hỏi gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết cho phần này:

  • Ngành công nghiệp bạn đang hoạt động là gì?
  • Xu hướng nào đang thịnh hành và xu hướng nào ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay công việc kinh doanh của bạn?
  • Trong tương lai, ngành công nghiệp này sẽ như thế nào?
  • Hình thức cung cấp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hay công việc kinh doanh của bạn là gì? (Bán sỉ hay bán lẻ?)
  • Bạn đăng ký và giải quyết các vấn đề về thuế như thế nào?
  • Doanh nghiệp của bạn mới khởi nghiệp hay là hình thức chuyển nhượng kinh doanh?

Phần kế hoạch xây dựng sản phẩm và dịch vụ

elle việt nam kế hoạch kinh doanh 4
(Ảnh: Unsplash)

Trong phần này, bạn nên đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ của mình phải thật độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực của mình. Đó sẽ điểm lợi thế giúp doanh nghiệp hay công việc kinh doanh của bạn nổi bật, giúp khách hàng ghi nhớ và tìm đến bạn thay vì những doanh nghiệp khác. Để kế hoạch về xây dựng sản phẩm và dịch vụ được hệ thống hơn, bạn có thể hỏi bản thân những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp là gì?
  • Bạn phát triển các dòng sản phẩm như thế nào?
  • Làm thế nào để sản phẩm hay dịch vụ của bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Điều gì làm các sản phẩm của bạn trở nên độc đáo?

Phần kế hoạch marketing

elle việt nam kế hoạch kinh doanh 5
(Ảnh: Unsplash)

Trong bản kế hoạch marketing, bạn không chỉ tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu của mình mà còn nên đề ra những chiến lược để phát triển thương hiệu và đưa tên tuổi của doanh nghiệp hay công việc kinh doanh của bạn vươn ra tầm quốc tế. Những câu hỏi giúp bạn định hình cho phần này là:

  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Khách hàng tiềm năng thường xuất hiện ở đâu?
  • Tại sao khách hàng phải chọn bạn giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay?
  • Bạn sẽ truyền đạt ý tưởng sáng tạo của sản phẩm hay dịch vụ của bạn với khách hàng như thế nào?
  • Xây dựng lượng khách hàng trung thành như thế nào?

Phần phân tích đối thủ cạnh tranh

elle việt nam kế hoạch kinh doanh 6
(Ảnh: Unsplash)

Bất cứ doanh nghiệp thành công nào cũng cần quan tâm đến những đối thủ cạnh tranh bằng cách đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ. Chìa khóa quan trọng cho phần phân tích đối thủ cạnh tranh này là hiểu rõ thị trường đang hoạt động để từ đó bù đắp những thiếu hụt của doanh nghiệp của mình.

  • Đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong lĩnh vực bạn đang hoạt động là ai?
  • Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn khác biệt với doanh nghiệp của họ?
  • Giá cả của bạn khác họ như thế nào?
  • Khách hàng mục tiêu lớn nhất của họ là ai?
  • Những điều bạn học được từ đối thủ của bạn là gì?

Phần quản trị và vận hành

elle viet nam ke hoach kinh doanh 9
(Ảnh: Unsplash)

Cho dù bạn làm việc độc lập và kiêm tất cả công đoạn hay có cho mình một đội nhóm hỗ trợ thì phần kế hoạch quản trị và vận hành này cũng giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn vào cách doanh nghiệp hay công việc kinh doanh mà bạn hoạt động. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn quản trị và vận hành một cách có hệ thống hơn:

  • Bạn có đội nhóm riêng không? Nếu có, vai trò của từng thành viên trong đội nhóm của bạn là gì?
  • Các đơn đặt hàng và dịch vụ sẽ được thực hiện như thế nào?
  • Hoạt động phân phối và giao hàng sẽ được thực hiện như thế nào?
  • Quá trình sản xuất sản phẩm của bạn sẽ được thực hiện theo quy trình như thế nào?
  • Tiêu chuẩn của một quy trình thành công là gì?

Phần kế hoạch tài chính

elle việt nam kế hoạch kinh doanh 7
(Ảnh: Unsplash)

Phần cuối cùng, phần quan trọng nhất và nền tảng cho một công việc kinh doanh thành công chính là kế hoạch tài chính. Bên cạnh quan tâm đến các vấn đề chi phí và lợi nhuận, bạn cũng nên đề ra những mục tiêu và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp hay công việc kinh doanh của mình trong quá trình hướng đến thành công.

  • Chi phí để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của bạn là bao nhiêu? (chi phí vật tư, chi phí nhân công…)
  • Các chi phí cố định hàng tháng khác là gì? (tiền thuê nhà, điện nước, chi phí đi lại…)
  • Lợi nhuận mong muốn của bạn là bao nhiêu?
  • Bạn dành bao nhiêu thời gian cho công việc kinh doanh của mình?
  • Chiến lược về giá của bạn là gì?
  • Giá cả sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ thay đổi thế nào trong tương lai?
  • Mục tiêu doanh số chuẩn của doanh nghiệp hay công việc kinh doanh của bạn là gì?

Xem thêm:

Lên kế hoạch cho ngày trọng đại như thế nào?

9 điều cần lưu ý khi lập kế hoạch để đem lại hiệu quả tối ưu

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Ngọc Võ Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ mymodernmet
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)