BÀI LIÊN QUAN
Liệu có tồn tại nguyên nhân chính đáng tại sao chúng ta yêu một người chứ không phải là người khác? Để trả lời, chúng ta cần phải phân biệt giữa lý do thanh minh (không có chủ đích hoặc do thói quen duy trì) và lý do được chứng minh.
Sự phân biệt này thường được đưa ra khi hỏi tại sao một người hành động theo cách của họ. Ví dụ, nếu tôi làm đau một người trong khi tôi đang giận dữ mặc dù họ không làm gì sai thì sự bùng nổ tức giận của tôi giải thích cho hành động của tôi, nhưng nó không biện minh cho điều đó. Ngược lại, nếu làm đau họ như một hành động tự vệ thì mong muốn bảo vệ bản thân của tôi không chỉ giải thích cho hành động của tôi, mà còn là lý do biện minh cho hành động ấy.
Một sự phân biệt tương tự được áp dụng trong những vấn đề tình yêu (Brogaard, 2015). Có những lý do giải thích tại sao chúng ta yêu người này, và đôi khi cũng có những lý do biện minh cho những cảm xúc yêu thương của chúng ta. Tất cả những tình huống khiến chúng ta rơi vào tình yêu và giữ vững tình yêu của mình có thể được giải thích, bất kể chúng vô vọng hay vô lý.
Đôi khi, việc giải thích tình cảm thương yêu của chúng ta đối với một người cụ thể nghe có vẻ thật đơn giản. Ví dụ, sự gia tăng đột ngột của hormon adrenaline và nỗ lực của bộ não của chúng ta trong phản ứng sinh lý này với sự hiện diện của một người có thể giải thích tại sao chúng ta lại yêu người đó chứ không phải là một người khác (Dutton & Aron, 1974). Trong những trường hợp khác, lý do giải thích vì sao chúng ta lại yêu nhau có thể là một sự kết hợp phức tạp của các yếu tố, như sự ưa thích lẫn nhau, những điều bí ẩn và không thể dự đoán được, sự sẵn sàng trong mối quan hệ và các giá trị cốt lõi tương tự, thái độ và tính cách.
BÀI LIÊN QUAN
Đối với một người cụ thể, để xứng đáng với tình yêu của bạn, tất cả các phẩm chất của anh ấy phải phải đảm bảo rằng nếu bạn yêu anh ấy, chúng sẽ không ảnh hưởng đến hạnh phúc chung. Vì nhiều người có thể có những tính cách mà bạn mong muốn, bạn có thể có lý do chính đáng để phải lòng vô số người. Sự hiện diện của việc biện minh cho tình yêu, bằng cách nào đó, không làm cho ta bị bắt buộc để yêu thương bất kỳ người cụ thể.
Không thực sự có vấn đề gì nếu bạn thiếu trách nhiệm trong việc yêu một người một cách lãng mạn (Brogaard, 2015). Do đó, bạn cũng không cần phải lúc nào cũng thực hiện một hành động đặc biệt. Bạn có thể có lý do chính đáng để đi đến phòng gym, gặp bạn bè uống cà phê và gọi cho mẹ của bạn – tất cả trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn không thể làm tất cả. Vì vậy, trừ khi điều này quan trọng hơn những điều khác, sẽ không có điều kiện bắt buộc nào khiến bạn phải làm một việc cụ thể (mặc dù bạn có thể được yêu cầu làm một trong những điều đó).
Tương tự như vậy, không có lý do gì khiến bạn buộc phải yêu một người một cách lãng mạn, hoặc yêu một người đặc biệt hơn những người khác. Từ quan điểm của tính hợp lý, bạn chỉ không thể yêu một ai đó mà phẩm chất của họ sẽ khiến cho mối quan hệ đi xuống.
Quan điểm cho rằng có thể giải thích lý do cho tình yêu dựa trên các thuộc tính về thể chất và tâm lý của con người đôi khi bị chỉ trích bởi chúng ta thường coi những người yêu quý của chúng ta là không thể thay thế được (Kolodny, 2003). Hầu hết chúng ta đều có xu hướng nghĩ rằng ngay cả khi một bản sao hoàn hảo đặt vào vị trí của người mà chúng ta yêu thích, bản sao đó cũng không thể sánh bằng người mà chúng ta yêu thích.
Một lý do phổ biến cho điều này là chúng ta không có cùng một lịch sử chia sẻ hoặc mối quan hệ trong quá khứ với bản sao như chúng ta đã có với người chúng ta yêu (Kolodny, 2003). Theo quan điểm này – còn được gọi là quan điểm lịch sử – có thể giải thích lý do cho tình yêu, nhưng những lý do này không dựa trên các thuộc tính về thể chất hoặc tinh thần của người yêu, mà là về những sự kiện lịch sử cụ thể mà chúng ta chia sẻ với họ – thời điểm tốt đẹp mà chúng ta đã dành cho nhau.
Quan điểm lịch sử đặc biệt vì hai lý do: Thứ nhất, có vẻ như nó đã nhầm lẫn tình yêu trong quá khứ với những kỷ niệm của quá khứ. Nhưng sự chống đối của chúng ta đối với người đã lấy đi vị trí hiện tại của người yêu không phải là do quá khứ thực tế của chúng ta với người kia. Đó là do sự hoài nghi và sự đa cảm (Grau & Pury, 2014). Tuy nhiên, nỗi nhớ và tình cảm trong quá khứ không nên nhầm lẫn với tình yêu lãng mạn (Brogaard, 2015). Nếu bạn vẫn giữ những hoài niệm cũ mà bỏ qua tương lai thì dường như bạn đã mắc kẹt ở trong một mối quan hệ không tốt quá lâu.
Thứ hai, quan điểm lịch sử ngụ ý rằng sự vượt trội của những khoảng thời gian tốt đẹp trong quá khứ có thể là một lý do chính đáng để tiếp tục yêu người đó, bất kể họ đối xử với bạn như thế nào. Những hành động hiếu chiến, phóng túng, hoặc sự thờ ơ lạnh lùng của họ có lẽ sẽ không thành vấn đề.
Ngược lại, sự vượt trội của những ký ức xấu trong quá khứ có thể là một lý do chống lại việc tiếp tục yêu người đó. Bạn sẽ nhận ra bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi tình yêu nếu bạn cắt đứt tất cả liên lạc với người đó, và điều này cũng sẽ thúc đẩy bạn phá vỡ mối quan hệ, và đó có thể là điều đúng đắn để làm trong nhiều trường hợp xấu.
Nhưng có rất nhiều ngoại lệ đối với quy tắc mà sự vượt trội của ký ức tồi tệ trong quá khứ sẽ làm cho bạn phá vỡ mọi thứ. Bạn có thể bắt đầu bằng những sai lầm, ví dụ, nhưng sau đó bạn sẽ dễ dàng tiếp tục phát triển một mối quan hệ đẹp lãng mạn.
Trái ngược với quan điểm lịch sử, tình trạng hiện tại mối quan hệ của bạn nên được chú trọng hơn nhiều so với những gì đã xảy ra trong quá khứ. Phải thừa nhận rằng những điều đã xảy ra có thể phá vỡ mọi thứ, chẳng hạn như sự phản bội, nhưng những điều tồi tệ đã xảy ra cũng có thể được tha thứ và lãng quên.
Trước khi kết luận, một nhận xét về sự khác biệt giữa tình yêu lãng mạn và tình yêu cha mẹ: Một sự ra đi, sự thiếu chia sẻ lợi ích, áp lực của cha mẹ để từ bỏ hầu hết các giá trị cốt lõi của bạn, một khoảng thời gian dài xa cách với con bạn… đều có thể là những lý do chính đáng để không còn tình cảm với một người bạn hay bạn tình lãng mạn, nhưng đó không phải là những lý do chính đáng để không yêu thương đứa con mình. Vì vậy, trong khi các thuộc tính về thể chất và tâm lý của một người bạn tình có thể cho bạn lý do chính đáng để yêu người đó một cách lãng mạn thì mối quan hệ gắn kết của cha mẹ với con cái chính là lý do duy nhất có thể bào chữa cho sự yêu thương một đứa trẻ.
Lý do biện minh duy nhất mà bạn có khi yêu thương con bạn đồng nghĩa với trách nhiệm để thương yêu đứa trẻ ấy. Trong khi bạn không có nghĩa vụ yêu một người nào đó thì bạn có một nghĩa vụ đạo đức để yêu thương con mình. Cách mà đứa trẻ đối xử với bạn hay người khác không nên ảnh hưởng đến tình yêu của bạn. Tất nhiên, bạn có quyền tự do từ bỏ quyền cha mẹ hoặc chấm dứt tình trạng làm cha mẹ của mình, ít nhất là giả định rằng một số điều kiện được thỏa mãn. Tình yêu của con bạn thậm chí có thể khiến bạn phải ủy quyền từ bỏ quyền của cha mẹ: Nếu bạn không có khả năng chăm sóc con được chấp nhận, con bạn có thể yêu cầu chuyển lại công việc nuôi dạy cho người khác. Người chăm sóc mới sẽ phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc cho đứa trẻ thật tốt.
Nhóm thực hiện
Diệu Linh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Tham khảo: psychologytoday/ Ảnh: Unsplash)