Có cần thiết phải giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ?

Đăng ngày:

Giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ không những giúp bạn nạp đầy năng lượng vào sáng hôm sau mà chúng còn đẩy lùi khá nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Sau một ngày dài làm việc, chúng ta thường trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi và điều duy nhất bản thân muốn làm chính là thả mình lên chiếc giường êm ái và bỏ mặc sự đời. Tuy nhiên, có khá nhiều bằng chứng cho thấy bạn càng mệt mỏi thì bạn càng gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ. Từ đây, biện pháp giải tỏa căng thẳng trước giờ ngủ hay sau giờ làm việc bắt đầu được mọi người chú ý đến. Làm sao để có giấc ngủ yên bình và một tinh thần tràn đầy sức sống vào sáng ngày hôm sau? Đây luôn là câu hỏi của những người bận rộn.

giải toả căng thẳng 1

Thay vì lập tức lên giường và nằm trằn trọc với hàng tá suy nghĩ vẩn vơ trong đầu, bạn nên dành thời gian giải tỏa căng thẳng từ lượng công việc chất cao như núi trước đó để có thể tận hưởng giấc ngủ của mình tốt hơn. Bạn có thể dành từ 10 – 15 phút trước khi đi ngủ để lướt vài trang sách bạn đang đọc dở, hay thả lỏng cơ thể và tâm trí với các bài tập thiền hành đơn giản ngay tại chính phòng khách nhà mình. Mục đích của các việc làm này chính là để giúp bạn ổn định tinh thần, giải tỏa căng thẳng và áp lực cũng như giúp cho bộ não có thời gian “rà soát” và “quét sạch” các thông tin tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Dựa theo một nghiên cứu của tiến sĩ Caitlin Demsky, người đang làm việc tại trường Đại học Oakland, trong 700 người tham gia thử nghiệm thì hầu hết mọi người đều có chung cảm giác nặng nề và khó chịu sau giờ làm việc và nguyên nhân chính thường liên quan đến các đồng nghiệp hay đối tác. Thay vì chọn giải pháp giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ, số người nay đều nhanh chóng trở về phòng riêng và tất cả đều khó có thể chìm vào giấc ngủ vì các cảm xúc tiêu cực về công việc, đồng nghiệp hay đối tác vẫn đang đeo bám họ dai dẳng.

giải toả căng thẳng 2

Giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ không đơn thuần chỉ giúp bạn tìm đến sự thư giãn tuyệt đối mà chúng còn làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh thường gặp hiện nay như cao huyết áp, suy nhược cơ thể hay nghiêm trọng hơn là các bệnh về tim mạch. Không những thế, việc giải tỏa căng thẳng sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về các mâu thuẫn của mình. Từ đó, bạn có thể duy trì các mối quan hệ tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn chỉ ra rằng môi trường làm việc cũng có thể trở thành yếu tố tác động đáng kể đến bạn. Nếu bạn chẳng may đang phải làm việc với những người nhút nhát, sợ hãi hay luôn có chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ dễ bị căng thẳng và áp lực hơn. Chính vì lẽ đó, bạn nên chọn môi trường làm việc chuyên nghiệp, tràn đầy nhiệt huyết thay vì các tổ chức lạc hậu và có tốc độ phát triển kém.

Xem thêm:

6 động tác massage cơ mặt giúp giảm stress trong vòng 1 phút

6 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát căng thẳng, giảm stress

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Đào Dreamer

Ảnh: Unsplash

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/Elite Daily

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more