Lifestyle / Bí quyết sống

8 lý do khiến bạn không hạnh phúc với công việc của mình và cách giải quyết

Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những lý do thực sự tiềm ẩn trong công việc khiến bạn thất vọng và học cách chủ động giải quyết vấn đề của mình.

Bạn ghét cấp trên của mình, đồng nghiệp lạnh nhạt, danh sách việc cần làm buồn tẻ và dài kinh khủng khiếp… tất cả những điều trên như một lý do hợp lý để bạn chán ghét công việc của mình. Nhưng sự thật, chúng chỉ là bề nổi cho sự khốn khổ của bạn. Tìm hiểu sâu hơn rồi bạn sẽ khám phá ra những lý do thực sự khiến bạn không hài lòng với công việc. May mắn thay, chúng có thể thay đổi được.

1. Bạn chán ghét môi trường công sở

Lý do thực sự: Những nỗ lực của bạn không được công nhận.

Các triệu chứng: Bạn cảm thấy không có động lực. Bạn có xu hướng muốn chuyển sang một công việc thực tế, chẳng hạn như cập nhật phương tiện truyền thông xã hội hoặc bán hàng flash sale.

Giải pháp: Tìm kiếm phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp.

Nếu bạn thấy chán công việc hiện tại, có thể là do bạn đã làm điều tương tự quá lâu và đã sẵn sàng thay đổi. Hoặc có thể, bạn cảm thấy dù mình làm việc chăm chỉ đến đâu cũng sẽ không bao giờ được công nhận rằng mình xứng đáng. Nếu gặp phải một trong hai trường hợp trên, hãy thẳng thắn bày tỏ với cấp trên của mình để được chuyển sang một công việc mới mẻ hơn hoặc kết thúc công việc giết chết tinh thần này.

công việc cô gái uể oải uống cà phê
Ảnh: Pexels/Andrea Piacquadio

2. Thời gian làm việc quá dài

Lý do thực sự: Bạn đang nhận quá nhiều trách nhiệm lên người và ngại từ chối rằng mình không thể đảm nhiệm thêm nữa.

Các triệu chứng: Bạn là người đầu tiên đến và là người cuối cùng rời khỏi công ty. Thậm chí, khi bạn chỉ muốn nghỉ ngơi một chút thì liền gặp phải phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp.

Giải pháp: Nói chuyện trực tiếp với cấp trên để đề xuất cách thức tổ chức tốt hơn và ưu tiên khối lượng công việc của bạn.

Một số người không biết cách từ chối với những trách nhiệm không thuộc phận sự của mình. Cuộc trò chuyện lý tưởng với cấp trên sẽ khiến họ hiểu rõ bạn đã phải hoàn thành bao nhiêu việc và lý do tại sao không thể hoàn thành trong vòng một ngày làm việc. Ngoài ra, cấp trên có thể hướng dẫn cho bạn những gì cần ưu tiên và thêm thời hạn hoàn thành. Điều này có thể đem lại chút nghỉ ngơi cần thiết cũng như sự công nhận từ người giám sát, người có thể không nhận ra bạn đã làm việc nhiều nhường nào trước đó.

3. Bạn không ưa đồng nghiệp của mình

Lý do thực sự: Vấn đề có thể không phải là con người mà là văn hóa công ty.

Các triệu chứng: Bạn cảm thấy mình bị bắt nạt hoặc cãi nhau với đồng nghiệp, rất nhiều.

Giải pháp: Nếu văn hóa không phù hợp, bạn nên xem xét có tiếp tục làm việc hay không.

Nếu doanh nghiệp phản đối sự cạnh tranh giữa các nhân viên và bạn không phải là người thích cạnh tranh, bạn sẽ an toàn với loại năng lượng đó. Và điều đó sẽ khiến bạn ghét anh chàng luôn cố gắng tâng bốc bạn, ngay cả khi làm như vậy khiến anh ta hoàn thành công việc tốt hơn.

Nếu rời bỏ công việc là chuyện bất khả thi, hãy tìm cách khiến môi trường công sở bớt căng thẳng. Nếu có những người khiến bạn đặc biệt ghê tởm, hãy tránh chạm mặt họ vào giờ giải lao hoặc ăn trưa, hoặc yêu cầu thay đổi bàn làm việc và nghĩ đến việc kết thúc tranh đấu, rồi tập trung vào công việc và mục tiêu của mình.

Trước khi làm điều gì đó quyết liệt, hãy nhận ra rằng bạn bè trong công việc thường chỉ tồn tại chừng nào bạn còn làm công việc đó. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc củng cố tình bạn của bạn bên ngoài văn phòng.

công việc của hai người
Ảnh: Pexels/Cottonbro

4. Bạn thấy mình bị trả lương thấp

Lý do thực sự: Bạn cảm thấy ngột ngạt và không hoàn thành tốt công việc.

Các triệu chứng: Đơn giản là, bạn nhìn vào tiền lương của mình và càu nhàu.

Giải pháp: Tìm hiểu những cơ hội tồn tại, không chỉ để được thăng tiến lên một công việc lương cao hơn, mà còn đóng góp cho công ty nhiều hơn.

Kiếm tiền chắc chắn khiến cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn. Bạn có thể chi trả cho cuộc sống và thậm chí còn dư dả một it cho những thứ thú vị. Nhưng nếu bạn treo niềm hạnh phúc trong công việc lên mức lương, thì chắc chắn sẽ không bao giờ thấy đủ. Bạn phải thể hiện, phải thực hiện, và, lý tưởng nhất là bạn phải cảm thấy hài lòng với công việc mình làm. Nếu bạn hoàn thành xuất sắc công việc, được cho phép sáng tạo và phát triển những ý tưởng mới trong công việc, bạn sẽ nhận được sự hài lòng vượt xa mức lương.

5. Bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong công việc này

Lý do thực sự: Bạn chán nản khi công việc không có thử thách, nhưng bỏ việc không phải là một lựa chọn.

Các triệu chứng: Bạn sợ thứ Hai và những ngày làm việc dài đằng đẵng.

Giải pháp: Tìm cảm hứng sống bên ngoài công việc.

Để thúc đẩy bản thân, hãy tìm một người cố vấn hoặc đi đến một hội nghị liên quan đến nghề nghiệp – nơi sẽ nhắc nhở bạn về lý do tại sao bạn chọn nghề này ngay từ đầu. Đôi khi, thúc đẩy người khác cũng là động lực để thúc đẩy chính mình.

Để giải quyết cảm giác bị mắc kẹt trong công việc, hãy tự hỏi xem lần cuối cùng bạn sợ hãi nhiệm vụ được nhận là khi nào. Hãy nói chuyện với người giám sát của bạn về việc đảm nhận thêm trách nhiệm. Thử một cái gì đó mới trong công việc có thể giải phóng bản thân khỏi những vòng lặp thường nhật.

ghi chép trong công việc
Ảnh: Pexels/Lina Kivaka

6. Bạn ghét cấp trên của mình

Lý do thực sự: Cấp trên không hoàn toàn công nhận những nỗ lực của mình khiến bạn cảm thấy không được đánh giá cao và bực bội.

Các triệu chứng: Khi tên của sếp xuất hiện trong hộp thư hoặc khi tiếng của sếp đến gần, bạn liền bật chế độ “phòng bị”.

Giải pháp: Yêu cầu cấp trên phản hồi về hiệu suất làm việc của bạn cũng như cho họ biết những suy nghĩ của bạn về họ.

Nếu ai đó liên tục nói cho bạn biết phải làm gì nhưng không bao giờ cho bạn bất kỳ sự công nhận nào sau những nỗ lực, thật dễ dàng để ghét họ. Điều tương tự cũng đúng nếu phong cách quản lý của anh ấy hoặc cô ấy trái với tính cách của bạn. Nếu cấp trên của bạn thường xuyên la hét và gọi tên để có kết quả, và đó không phải là điều thúc đẩy bạn, bạn sẽ sợ cuộc họp nhân viên hàng tuần.

7. Bạn thấy mình đã chọn sai nghề

Lý do thực sự: Bạn đã từ bỏ ước mơ của mình.

Các triệu chứng: Cảm thấy bất mãn như thể công việc là điều bạn phải làm chứ không phải là điều mà bạn có thể tận hưởng,

Giải pháp: Theo đuổi ước mơ sau giờ làm việc.

Có thể bạn đã chọn nghề nghiệp mà cha mẹ muốn hơn là nghề nghiệp bạn thực sự muốn. Hoặc bạn đã làm tất cả các công việc khó khăn để có được sự đào tạo và bằng cấp cần thiết, chỉ để nhận ra rằng bạn ghét công việc mà mình đang làm. Dù bằng cách nào, bạn không còn theo đuổi ước mơ của mình và điều đó có thể khiến bạn nản lòng khôn xiết.

Hãy tự hỏi lòng giấc mơ thực sự của mình là gì và làm thế nào để nó hài hòa với cuộc sống của mình. Nếu bạn có thể kết nối và trả lời cho những dấu chấm hỏi, bạn sẽ nhận ra sự thật về những gì mình thực sự muốn làm.

người phụ nữ trình bày
Ảnh: Pexels/The Coach Space

8. Bạn cảm thấy mông lung với sự nghiệp của mình

Lý do thực sự: Bạn đã từ bỏ quyền kiểm soát sự nghiệp của mình cho người khác. 

Các triệu chứng: Bạn cảm thấy bất lực trước sự nghiệp của mình và không thấy lối thoát cho công việc đang làm. 

Giải pháp: Bày tỏ mong muốn và yêu cầu sự trợ giúp.

Thay vì lơ lửng ở trang thái trung lập, bạn cần tạo ra một con đường mới cho chính mình. Đừng chờ đợi cấp trên đột nhiên chú ý đến mình. Thay vào đó, bạn phải quyết định công việc nào bạn muốn và theo đuổi nó. Tiếp cận cấp trên và nói về những cơ hội để có được sự tiến bộ trong công việc. Nói chuyện với bộ phận nhân sự về cơ hội việc làm trong các bộ phận khác có thể phù hợp với mình hơn. Tự học thêm hoặc tham gia các khóa đào tạo sẽ giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng hơn. Nhưng trên hết, hãy kiểm soát sự nghiệp của chính mình.

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Huyết Vy

Theo: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Nguồn: hermoney.com

Ảnh: Unsplash

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)