10 mẹo giúp bạn phòng tránh ô nhiễm không khí trong không gian sống

Đăng ngày:

Trước sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, con người đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến môi trường, sức khỏe và phát triển bền vững. Một trong số đó là tình trạng ô nhiễm không khí đáng quan ngại ở các thành phố lớn. Thậm chí, những tác nhân gây ô nhiễm không khí vẫn âm thầm len lỏi vào trong chính không gian sống của bạn hằng ngày.

Vào tháng 1/2024, hệ thống theo dõi chất lượng không khí theo thời gian thực IQAir ghi nhận Hà Nội và TP.HCM nằm trong top 10 thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới với nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí lần lượt là 176 và 164 µm/m³, vượt quá mức mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, gây hại cho sức khỏe con người.

phòng tránh ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe

Ảnh: Pexels/M.Q Huang

Không chỉ ở Hà Nội và TP.HCM, trong nhiều năm qua, ô nhiễm không khí luôn là vấn đề nhức nhối tại các thành phố lớn trên thế giới. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là mật độ giao thông cao, lượng phương tiện di chuyển cá nhân tăng mạnh trực tiếp làm gia tăng lượng khí thải ra môi trường. Ngoài ra, hoạt động công nghiệp với hệ thống xử lý khí thải thiếu hiệu quả, cùng với hoạt động xây dựng và đốt rác thải sinh hoạt diễn ra ồ ạt cũng gây tổn hại không nhỏ đến chất lượng không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.

Điều này vừa làm suy thoái môi trường, dẫn đến mất cân bằng sinh thái và biến đổi khí hậu, vừa trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, dễ gây ra các bệnh về da, hô hấp, tim mạch, ung thư… Bên cạnh những nỗ lực chung tay cùng cộng đồng trong việc cải thiện chất lượng không khí chung, mỗi cá nhân cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh ô nhiễm không khí trong chính không gian sống của mình. Hãy cùng ELLE điểm qua 10 mẹo giúp bạn giữ gìn, cải thiện chất lượng không khí trong chính ngôi nhà của mình.

1. Mở cửa sổ, tạo luồng khí lưu thông

Đóng kín cửa là một cách giúp ngăn bụi bẩn hiệu quả, nhưng điều này cũng đồng thời làm cho căn nhà trở nên bí bách vì không khí không được lưu thông. Về lâu dài, việc thiếu trao đổi không khí với môi trường bên ngoài sẽ khiến cho vi khuẩn và nấm mốc tích tụ, phát triển.

Vì vậy, bạn nên mở cửa sổ và sử dụng quạt thông gió để thanh lọc không khí trong nhà mỗi ngày, đồng thời loại bỏ mùi hôi, mùi ẩm mốc khó chịu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, bạn có thể mở cửa sổ vào lúc sáng sớm và chiều tối để đón nhận luồng không khí mát mẻ và trong lành hơn vào nhà.

2. Loại bỏ các tác nhân gây bụi

Những tác nhân gây bụi không chỉ đến từ bên ngoài mà còn có thể xuất phát từ chính bên trong ngôi nhà của chúng ta như: lông thú cưng, sợi tóc, sợi vải, bụi thảm li ti… Để giữ cho không khí trong nhà luôn sạch sẽ, chúng ta cần loại bỏ những đồ vật cũ, thường xuyên kiểm tra những bề mặt dễ bám bụi như các thiết bị điện tử, sofa, rèm cửa sổ, đồ trưng bày… Ngoài ra, hãy hút bụi tối thiểu một lần một tuần để tối ưu hóa việc loại bỏ các tác nhân gây bụi.

loại bỏ tác nhân gây bụi để tránh ô nhiễm không khí

Ảnh: Pexels/Ron Lach

Máy Hút Bụi Mini Không Dây 5in1

Cây Lăn Bụi Làm Sạch

Combo 10 Lõi Cây Lăn Bụi Làm Sạch

Máy hút bụi Cầm Tay Không Dây 298000Pa

3. Thường xuyên tắm cho thú cưng

Nếu nhà bạn nuôi thú cưng, hãy thường xuyên tắm cho vật nuôi, đồng thời vệ sinh khu vực sinh hoạt của thú cưng ít nhất hai lần một tuần. Điều này vừa giúp giảm thiểu mùi hôi, giữ cho thú cưng của bạn luôn được thơm tho, sạch sẽ; vừa giúp loại bỏ vi khuẩn, lông và bụi bẩn trên cơ thể của chúng – những tác nhân dễ gây dị ứng ở người.

Bên cạnh đó, bạn nên tránh cho thú cưng vào phòng ngủ để đảm bảo sức khỏe của bản thân, tránh mắc các bệnh truyền nhiễm, hô hấp.

4. Thường xuyên vệ sinh thảm

Những chiếc thảm vừa là vật trang trí tuyệt vời, nhưng đồng thời là nơi giữ lại rất nhiều những chất gây ô nhiễm như bụi bẩn, lông thú cưng và các bào tử nấm mốc. Những chiếc thảm tưởng chừng như vô hại nhưng có thể là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn. Vì vậy, bạn nên thường xuyên hút bụi, vệ sinh sàn nhà, vệ sinh và thay thảm định kỳ để đảm bảo không khí luôn trong lành, sạch sẽ.

vệ sinh thảm thường xuyên để phòng tránh ô nhiễm không khí

Ảnh: Pexels/KoolShooters

Cây Lăn Bụi Tái Sử Dụng SmartHome

Lược chải lông gỡ rối chó mèo

Cây lăn lông tĩnh điện chó mèo

Cây lăn tĩnh điện Masti

5. Giảm sử dụng hóa chất trong nhà

Nước sơn, chất tẩy rửa gia dụng, formaldehyde phát thải từ các đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp… là những tác nhân gây ô nhiễm không khí mà chúng ta thường không để mắt đến. Chẳng hạn, các loại sơn tường là một trong những nguồn phát thải hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) trong không khí, gây hại đến sức khỏe con người. Khi tiếp xúc ngắn hạn từ vài giờ đến vài ngày, VOCs có thể khiến ta bị kích ứng mắt, mũi và họng, kèm theo đó là nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt… Khi phơi nhiễm VOCs trong thời gian dài từ vài năm trở lên, người bệnh sẽ phải đối mặt với ung thư, tổn thương gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, mất thị giác và suy giảm trí nhớ.

giảm sử dụng hóa chất để tránh ô nhiễm không khí

Ảnh: Pexels/Sarah Chai

Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn sử dụng những sản phẩm không chứa VOC hoặc có nồng độ VOC thấp để phòng tránh những tác hại khôn lường từ các loại hóa chất. Với những chất tẩy rửa gia dụng, hãy chọn những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Ngoài ra, đừng quên cất giữ hóa chất như dung môi, keo dán và thuốc trừ sâu ở xa khu vực sinh hoạt, đặc biệt là để thật xa tầm tay trẻ em.


Xem thêm

• 8 loài cây giúp thanh lọc không khí cho ngôi nhà của bạn

• 10 mẹo giúp bạn trang trí phòng theo phong cách Hàn Quốc

• Những quy luật phong thủy giúp mang lại may mắn cho từng không gian sống trong nhà


6. Thường xuyên vệ sinh các khe cửa

Các khe cửa nhỏ là nơi tích tụ rất nhiều bụi bẩn, nấm mốc cùng các chất gây ô nhiễm không khí khác. Vì khó vệ sinh và nằm ở các vị trí lẩn khuất, chúng ta thường quên bẵng việc làm sạch khe cửa khi tổng vệ sinh ngôi nhà. Về lâu dài, điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây ô nhiễm âm thầm xâm nhập vào không gian sống.

vệ sinh khe cửa để phòng tránh ô nhiễm không khí

Ảnh: Pexels/RDNE Stock project

Bụi bẩn tích tụ trong các khe cửa không chỉ cản trở lưu thông không khí trong nhà mà còn là tác nhân âm thầm gây ra bệnh dị ứng và hen suyễn cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, hãy hút bụi hoặc sử dụng khăn ướt để lau chùi thật kỹ lưỡng các khe cửa ít nhất một lần một tuần để đảm bảo cho không khí nhà bạn không bị ô nhiễm.

Bàn Chải Vệ Sinh Khe Hở Homeruns

Bàn Chải Đa Năng Làm Sạch Kẽ Hở

7. Nói không với thuốc lá

Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất gây hại cho sức khỏe. Việc đốt một điếu thuốc lá sẽ ngay lập tức giải phóng các hợp chất hữu cơ bay hơi vào không khí, chẳng hạn như nicotine, hắc ín, amoniac, formaldehyde và benzen – những chất được xác định là gây ung thư. Không chỉ gây hại đến người hút, việc chúng ta vô tình hít phải khói thuốc lá thụ động cũng âm thầm gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như viêm mũi, viêm họng, bệnh tim mạch, đột quỵ…

hạn chế hút thuốc lá để tránh ô nhiễm không khí trong nhà

Ảnh: Pexels/Ozan Çulha

Những chất độc hại này có thể tồn tại trong nhà nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày sau khi hút thuốc. Vì vậy, hãy nói không với thuốc lá để phòng tránh ô nhiễm không khí, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho bản thân gia đình.

8. Giảm các hoạt động cần dùng lửa

Bên cạnh thuốc lá, hãy hạn chế đốt lửa lò sưởi, nến và nhang. Hoạt động đốt sẽ thải ra khói, muội than và carbon dioxide – tác nhân trực tiếp làm giảm sút chất lượng không khí trong nhà bạn. Vì vậy, hãy thay thế nến và nhang bằng tinh dầu và đèn xông tinh dầu, tăng lưu thông, mở cửa sổ thông thoáng khi cần phải đốt lửa để khói cùng các chất gây ô nhiễm được thoát ra ngoài.

Đèn Xông Tinh Dầu Vân Gỗ

Đèn Xông Tinh Dầu Gốm Sứ Bát Tràng

Máy xông tinh dầu mini Guyshero

Combo đèn xông tinh dầu gốm sứ

9. Sử dụng quạt hút và máy hút mùi

Nhà tắm, nhà vệ sinh và nhà bếp là những không gian sinh hoạt chung thường để lại những mùi hương không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, việc lạm dụng chai xịt phòng, chất khử mùi hay nến thơm để che đi mùi hôi có thể khiến cho chúng ta dễ mắc bệnh hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp. Thay vào đó, hãy sử dụng máy hút mùi để loại bỏ khói, mùi hôi và dầu mỡ khi nấu ăn. Đồng thời, hãy sử dụng quạt hút mùi và quạt thông gió trong nhà vệ sinh để giảm độ ẩm trong không gian, ngăn ngừa nấm mốc phát triển gây ô nhiễm không khí.

10. Sử dụng máy lọc không khí

Máy lọc không khí là thiết bị điện tử có khả năng lọc và loại bỏ nhiều loại chất ô nhiễm khỏi không khí, bao gồm bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, vi khuẩn, virus, khói thuốc lá và các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs). Việc sở hữu một chiếc máy lọc không khí trong nhà sẽ giúp môi trường sống của bạn được cải thiện đáng kể, từ đó giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe.

sử dụng máy lọc không khí để tránh ô nhiễm không khí

Ảnh: Pexels/Евгений Шухман

Vì vậy, hãy bật máy lọc không khí từ 4 đến 8 tiếng mỗi ngày, thường xuyên kiểm tra và vệ sinh màng lọc hàng tháng để giữ cho máy luôn hoạt động tốt, đồng thời đảm bảo không khí đầu ra thật sạch sẽ, chất lượng. Ngoài ra, đừng quên vệ sinh màng lọc máy lạnh định kỳ từ 2 đến 3 tháng một lần nhằm giúp máy hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Máy Lọc Không Khí Air Purifier 85m2

Máy Lọc Không Khí Lõi Lọc HEPA 3 Lớp

Máy lọc không khí loại bỏ bụi mịn

Máy Lọc Không Khí Air Purifier PJ06 30m2

Nhóm thực hiện

Bài: Khánh Hà

Tham khảo: Kaiterra, Consumer Reports.

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more