Lifestyle / Bí quyết sống

Tại sao người trầm cảm ít chia sẻ các vấn đề của mình với người yêu?

Thu mình vào thế giới riêng, người trầm cảm thường không thích chia sẻ câu chuyện của mình. Tuy nhiên, điều này không tốt cho sức khỏe và tâm trí của họ.

Đối với những người trầm cảm, việc mở lòng chia sẻ với người khác là một điều khá khó khăn. Tuy nhiên, đây là cách hữu hiệu giúp họ vượt qua bản ngã của chính mình và chạm đến những điều mới mẻ, tươi vui hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới có 300 triệu người đang phải đối mặt với chứng trầm cảm hoặc các căn bệnh tương tự. Song, chứng bệnh này vẫn sẽ không kết thúc dù họ có tình yêu hay không. Vậy tại sao những người trầm cảm lại không thể giải quyết vấn đề của mình dù đang ở bên cạnh người họ yêu thương? Dưới đây là 3 nguyên nhân có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Bởi vì họ cảm thấy cô đơn

Cảm giác cô đơn có thể đến ngay cả khi họ đang ở trong một mối quan hệ và là nguyên nhân chính khiến chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn. Cô đơn có thể dẫn đến cảm giác suy nhược, mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả. Từ đó, người trầm cảm dễ vướng vào những thói quen xấu như dùng đồ uống có cồn, hút thuốc…

Để bước qua cảm giác “một mình” này, bạn cần có ý thức hướng bản thân đến suy nghĩ tích cực hơn, tham gia những hoạt động ngoài trời, gặp gỡ bạn bè, tập thể dục… Trong đó, luyện tập thể thao có thể thúc đẩy tinh thần, đồng thời giảm lượng endorphins, nguyên nhân chính gây ra căng thẳng. Nghe những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng cũng là một gợi ý hay ho để bạn có thể thoát khỏi cảm giác trống rỗng. Đăng ký tham gia một lớp kỹ năng, bắt đầu một sở thích mới hay làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy thoải mái, miễn sao bạn có thể là chính mình và làm dịu đi cảm giác cô đơn trong lòng.

trầm cảm trong tình yêu 3
Hướng suy nghĩ đến những điều tích cực và làm những điều mình thích, bạn sẽ phần nào xua đi nỗi cô đơn trong lòng. (Ảnh: Unsplash)

Vai trò của phụ nữ trong xã hội đã thay đổi

Khi người phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều vai trò trong xã hội, áp lực và cách nhìn mọi người gán cho họ cũng khác xưa. Nếu như trước kia, phụ nữ chỉ là người “giữ lửa” cho tổ ấm thì ngày nay, họ còn hiện diện ở nhiều lĩnh vực khác, trong đó có việc tạo ra tài chính cho gia đình. Từ đó, họ dần cảm thấy bản thân cần trở nên mạnh mẽ hơn, ít có nhu cầu chia sẻ hơn.

Ngoài ra, khi về nhà, cả phụ nữ và cánh mày râu đều mang theo những căng thẳng, áp lực trong công việc. Họ thường không dễ cởi mở về vấn đề của mình vì không muốn đem đến gánh nặng cho đối phương. Trong trường hợp này, một cuộc trao đổi thoải mái sẽ giúp ích cho cả hai. Hãy nghĩ đến tương lai sau này của bạn và người ấy, sau đó có cuộc trò chuyện thẳng thắn để thấu hiểu và hỗ trợ nhau nhiều hơn.

trầm cảm trong tình yêu 1
Trò chuyện sẽ giúp hai bạn hiểu nhau hơn và cùng động viên nhau vượt qua áp lực hiện tại. (Ảnh: Instagram @Chrishandruth)

Mạng xã hội, thước đo “tiêu chuẩn” và gánh nặng vô hình

Áp lực vô hình từ mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Mỗi ngày, lượng thông tin khổng lồ trên phương tiện truyền thông thông minh này có thể chiếm lấy hầu hết mối quan tâm của bạn. Chưa hết, những câu chuyện về cuộc sống xa hoa, những bức ảnh ảo diệu vô tình vẽ ra một thế giới trong mơ với mọi cô gái. Câu nói “Comparison is the thief of joy”, tạm dịch: “sự so sánh chính là kẻ đánh cắp niềm vui” có thể diễn tả rất đúng trường hợp này.

Nếu không biết cách sử dụng mạng xã hội đúng đắn, chừng mực, nó sẽ vắt kiệt bạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Để khắc phục việc mất hàng giờ làm những điều vô nghĩa trên thế giới ảo, bạn có thể đặt giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội trên điện thoại, và nhất là phải nghiêm khắc với bản thân mình trong vấn đề này. Trò chuyện nhiều hơn, ra ngoài nhiều hơn, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống thực tế và những người thân bên cạnh bạn đáng trân trọng như thế nào so với những giá trị ảo kia.

trầm cảm trong tình yêu 2
Dành thời gian ở bên cạnh những người thân yêu sẽ giúp bạn cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống.
(Ảnh: Unsplash)

Điều quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn thấy cần thiết. Nếu bạn mệt mỏi, chán nản, hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn như bạn nghĩ. Bạn càng không ở mãi trong sự bi lụy này. Nếu những biện pháp thông thường không đủ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, đừng ngại đặt một cuộc hẹn với bác sĩ tâm lý. Yêu cầu giúp đỡ đã là dấu hiệu cho thấy sự mạnh mẽ của bạn. Hơn ai hết, bạn xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc, màu sắc hơn.

Xem thêm:

Bạn nên làm gì khi bạn của mình mắc bệnh trầm cảm?

Dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh trầm cảm bạn không nên xem thường

Nhóm thực hiện

Thùy Dung (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ The Every Girl)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)