Lifestyle / Bí quyết sống

Nhà văn Mark Richardson: Lắng nghe sự im lặng

Sau nhiều năm đắm chìm vào âm nhạc, nhà văn Mark Richardson cuối cùng cũng tìm ra cảm giác nghe thấy âm thanh của mọi thứ trong sự im lặng.

Bạn đã bao giờ lắng nghe sự im lặng thay vì suốt ngày đắm chìm trong chiếc tai nghe? Đắm mình trong âm nhạc mọi lúc mọi nơi bằng tai nghe được xem như một thói quen của con người trong cuộc sống hiện đại. Hầu hết trong túi chúng ta luôn có sẵn một chiếc tai nghe. Thế nhưng, mấy ai biết được câu chuyện về sự ra đời của những chiếc tai nghe ấy?

Một người đàn ông tên Andreas Pavel đã mường tượng ra chiếc máy nghe nhạc – có thể xem như khởi nguyên của chiếc tai nghe thời hiện đại – cách đây khoảng 46 năm, vào năm 1972. Câu chuyện về Andreas Pavel được kể trong Personal stereo –cuốn sách nổi tiếng xuất bản năm 2017 của Rebecca Tuhus-Dubrow

Vào những năm 1980, máy nghe nhạc Walkman ra đời, đánh dấu sự kiện đáng nhớ của thế giới. Lúc này, máy nghe nhạc có tai nghe với đủ tính riêng tư để bạn có thể thoải mái nghe nhạc mà không bị làm phiền bởi môi trường xung quanh. Điều này dần thay đổi ý thức và hành vi của con người. Cảm giác đầu tiên mà máy nghe nhạc Walkman đem lại cho mọi người là sự thoải mái và hài lòng.

Mark Richardson đã nghe được gì?
Lắng nghe âm thanh trong im lặng.

Tất cả chúng ta đều biết cảm giác ngây ngất khi có thể tự do nghe bất kì bài hát nào mà mình thích. Âm nhạc giúp bạn sống thật với tâm trạng và cảm xúc của chính mình, giúp bạn gợi nhớ lại những kỷ niệm và tận hưởng trong không gian chỉ của riêng bạn. Nhắm mắt và thưởng thức từng giai điệu, âm thanh, bạn có thể tưởng tượng ngay đến những bức họa đẹp được vẽ lên bằng ca từ và nhịp điệu.

Nhà văn Mark Richardson chia sẻ: “Khi nghe một bản nhạc trong lúc đi đó đi đây, tôi thấy cuộc đời tươi đẹp hẳn ra, cảm giác mà tôi có được lúc đó là hạnh phúc thuần khiết và hưng phấn. Tất cả những khó khăn trong cuộc sống đều tan biến. Tôi cảm thấy tự tin hơn, tôi háo hức đón đợi tương lai, biết ơn những điều tốt đẹp trong quá khứ”.

Song, không phải chỉ toàn ưu điểm và cảm giác hưng phấn. Việc lạm dụng tai nghe cũng đem đến nhiều vấn đề bất cập cho chính bạn và cả cuộc sống của bạn. Nói về mặt trái của máy nghe nhạc, nhà văn Mark Richardson chia sẻ: “Nhưng đôi khi, tôi lại muốn suy nghĩ sâu hơn về cách tôi chu du khắp thế giới với chiếc tai nghe, ý nghĩa thực sự của việc trốn thoát, những thứ tôi có thể bị mất khi tôi tự cuốn mình vào tai nghe. Có một đoạn thơ trong “Self Portrait at 28” – một bài thơ của David Berman lấy từ cuốn Actual Air của anh. Những câu thơ có sức ám ảnh với tôi. Dù làm gì, dù ở nơi đâu, tôi vẫn có thể nghe thấy nó, thậm chí ngay bây giờ, ngay tại ngưỡng im lặng, tôi vẫn nghe:

Những thứ đồ công nghệ hiện đại

Luôn cho chúng ta cảm giác mới.

Cảm giác mà ta không thể tìm được,

bất kể đâu, trước đó.

Thế rồi nó đưa cả tôi,

cả bạn rơi xuống tận cùng.

Và tách ra làm hai

Một nửa là tôi,

còn nửa kia là cuộc sống”.

lắng nghe âm thanh của im lặng
Tai nghe với đủ tính riêng tư và tiện lợi tạo sự thoải mái cho con người.

Mọi người đắm chìm vào âm nhạc bên trong chiếc tai nghe và lãng quên mọi thứ ở cuộc sông bên ngoài. Bạn không thể nghe được những âm thanh thường nhật: tiếng gió thổi, tiếng nước chảy, tiếng chim hót hay thậm chí là tiếng nói chuyện của người bên cạnh. Dường như cuộc sống của bạn chỉ bao quanh chiếc tai nghe. Tai nghe như một vỏ ốc và bao trùm lấy chính bạn. Bạn dần trở thành một người vô cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh. Thế giới và bạn trở nên tách biệt, như hai đường thẳng song song, thoạt nhìn cứ tưởng sẽ có sự liên kết nhưng rốt cuộc lại chẳng liên quan. Và bạn cũng quên đi cách lắng nghe, hay cách cảm nhận từ chính tim mình.

Vậy làm cách nào để trở lại như trước, vào khoảng thời gian bạn hạnh phúc và thoải mái với những âm thanh từ cuộc sống, thiên nhiên?

Mẹ Teresa chia sẻ, rằng trong lúc cầu nguyện, bà ấy không nói gì cả, chỉ lắng nghe. Và khi được hỏi Chúa đã nói gì với bà, bà nói “Không có gì. Ngài ấy chỉ lắng nghe”.

Vậy nên, bạn thấy đấy, một cách khác để diễn tả “sự im lặng” chính là “lắng nghe”.

lắng nghe âm nhạc và tận hưởng cuộc sống
Khi nghe một bản nhạc lúc đi đó đi đây, cuộc sống trong mắt bạn dường như có màu rất khác

Lắng nghe để khám phá ra những điều thú vị. Những tiếng nói xung quanh mà tưởng chừng bạn đã lãng quên vì tai nghe. Tiếng nói cười của những đứa trẻ. Tiếng hát của bà cụ hàng xóm. Tiếng gió thổi hay tiếng do đài phát thanh phát ra vào mỗi chiều… Tập trung vào những âm thanh tồn tại trong cuộc sống hằng ngày và không cần tai nghe là cách để bạn kết nối lại với môi trường âm thanh xung quanh bạn.

Để tìm lại cách thức lắng nghe và cảm nhận những điều tươi đẹp từ cuộc sống mà không cần tai nghe, nhà văn Mark Richardson đã tự mình làm một thực nghiệm. Ông liên lạc với trường đại học Cooper Union ở Manhattan để tiến hành thử nghiệm việc lắng nghe âm thanh trong im lặng.

Một cách khác để diễn tả im lặng là lắng nghe

Mark Richardson chia sẻ: “Khi ngồi trong buồng âm, tôi nghĩ về cuộc sống khác mà tôi từng muốn, công việc mà tôi có thể thành thục những con số và mang âm thanh đến với thế giới, sau đó tôi nghĩ về mọi thứ, những điều đã đưa tôi đến đây và tất cả những gì đã xảy ra trước đó. Tôi nhìn quanh phòng và đếm hơi thở một lúc, rồi tôi cố gắng nhìn thấy những gì tôi có thể nghe thấy. Tôi cảm nhận được âm thanh giống như đang gõ nhịp, một lúc sau tôi nhận ra rằng đó là trái tim tôi và âm thanh dường như đến từ tĩnh mạch ở cổ tôi. Tôi chỉ có thể nhớ nhịp tim của tôi như một tiếng thịch thịch, nhưng ở đây nó nghe không giống như một chiếc đồng hồ cơ khí yếu ớt.

Vào năm 19 tuổi, tôi tự hỏi rằng bản thân có thể làm gì với cuộc sống của mình, sau đó tôi quyết định học kỹ thuật cơ khí và thậm chí thay đổi chuyên ngành đại học của tôi trong một vài học kỳ. Suy nghĩ của tôi vào thời điểm đó là sẽ lớn lên để thiết kế loa phóng thanh. Tôi đã bị ám ảnh bởi âm nhạc và thắc mắc rằng âm thanh được tạo ra như thế nào, một kỹ sư cơ khí làm việc trên loa nghe là công việc hoàn hảo đối với tôi tại thời điểm ấy. Giấc mơ của tôi nhanh chóng bị đè bẹp khi tôi bắt đầu một khóa học tính toán và phát hiện ra những hạn chế của trí óc khi nói đến toán học trừu tượng.

Tôi nghĩ về sự im lặng như một phép ẩn dụ cho cái chết, điều đó có nghĩa là không thể nghe thấy tiếng nói của người bạn yêu. Tôi nghĩ về mẹ Teresa cũng như Chúa hay tất cả mọi người đang lắng nghe lẫn nhau. Sau đó, cảm thấy ngột ngạt cũng như muốn thử thách bản thân một chút, tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang nằm trong một chiếc quan tài.

Với đôi mắt nhắm lại bên dưới ánh sáng chói lọi, tôi thấy màu đỏ và màu da cam thay vì màu đen, vẫn còn máu di chuyển qua mí mắt của tôi. Giữ tư thế đó trong vài phút, tôi nhận ra bản thân có thể nghe được nhiều hơn nếu chịu khó lắng nghe, tiếng trái tim tôi đang đập một cách nhịp nhàng. Nó không giống như cái chết. Nó hoàn toàn ngược lại. Tôi nghĩ về việc viết nó xuống. Tôi mở mắt, chớp mắt và đứng lên rồi nhìn một cái nhìn cuối cùng, rồi tôi gõ cửa, bước ra ngoài”.

Mọi thứ ở đời đều tươi đẹp và hấp dẫn. Trước khi cố gắng tách rời thế giới, hãy học cách lắng nghe và cảm nhận những điều mà cuộc sống đang cố gắng chia sẻ với bạn. Đừng quá lạm dụng công nghệ, đôi khi nó có tác dụng thực sự. Nhưng có lúc, nó khiến bạn đánh mất bản thân mình cũng như khiến bạn lãng quên đi giá trị cuộc sống mà bạn đang có.

Xem thêm: 

Bạn có hiểu ý nghĩa của sự im lặng?

“Sức mạnh êm dịu” mang tên Âm nhạc

 

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Ánh Trâm Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)