Lifestyle / Bí quyết sống

Chuyên gia chỉ ra những nhận thức sai lầm về bệnh tâm lý trong phim Joker

Tác phẩm Joker mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc nhưng cũng khiến các chuyên gia hoài nghi về cách mà tính cách nhân vật được khắc họa, trong đó có những quan niệm sai lầm về tâm lý.

sai lầm về nhận định tâm lý trong phim joker

Bộ phim Joker gây nhiều tiếng vang khi khai thác hình ảnh nhân vật tội phạm khét tiếng và phân tích tâm lý kẻ thủ ác dưới nhiều nguyên nhân. Qua mạch phim, khán giả có thể lờ mờ kết luận, Joker chính là “kẻ tổn thương lại muốn tổn thương người khác”. Tuy vậy, “sự tổn thương” ấy liệu có phải là nguyên nhân hình thành nên một tội phạm Joker tàn bạo của thế giới điện ảnh?

Giáo sư Ziv Cohen là một giáo sư tâm lý học tội phạm và trợ lý lâm sàng của khoa tâm thần tại Đại học Cornell, đặc biệt quan tâm nghiên cứu về bạo lực, hành vi “săn mồi”, rối loạn nhân cách và những rối loạn nhân cách độc hại khác. Ông nhận định phim Joker có góc nhìn khai thác nhấn mạnh những khía cạnh sức khỏe tinh thần khá tốt nhưng có vài chi tiết cũng không được truyền đạt đúng đến khán giả.

poster joker
Ảnh: IMDb

Joker là phim điện ảnh được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên của DC Comics, kể về nhân vật Arthur Fleck (Joker), một người đã trở nên bạo lực sau khi gánh chịu những đối xử bất công của xã hội. Câu chuyện mô tả sự chuyển hóa nhân vật từ một người từng mắc bệnh tâm thần đến tên hề phản diện khét tiếng trong series Batman.

Giáo sư Cohen cho biết, ông lo lắng rằng cách kể chuyện này sẽ làm sâu đậm thêm những định kiến của xã hội đối với các bệnh nhân tâm thần. Theo ông, việc chẩn đoán cho những nhân vật “xấu xa” có hành vi sai trái là một vấn đề rất khó bởi nó sẽ làm củng cố thêm định kiến rằng, có một mối liên hệ giữa bệnh nhân tâm thần và hành vi bạo lực.

Nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: “Những người mắc bệnh tâm thần không gia tăng bạo lực hơn so với phần còn lại của thế giới. Thực tế, những người mang bệnh tâm thần thường là nạn nhân của các vụ phạm tội hơn là trở thành tội phạm”.

Vì nhân vật Joker được khắc họa một cách rất phức tạp nên để lý giải, giáo sư sẽ đơn giản hóa việc “chẩn bệnh” cho nhân vật này.

“Một nhân vật sống động như thế, chẳng khác gì người thật nên việc “bắt mạch” cũng không hề đơn giản”, Cohen cho rằng, những hành vi của Joker chưa đủ “chuẩn” để khẳng định là mắc bệnh tâm thần hoặc rối loạn nhân cách, dù hiếm, nhưng có thể chỉ là hành vi phạm pháp thông thường.

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHÂN CÁCH mà JOKER KHÔNG CÓ

Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần mãn tính nghiêm trọng, khiến người mắc bệnh rối loạn trong suy nghĩ, tư tưởng không rõ ràng và thiếu logic. Một trong những triệu chứng của người bệnh là hoang tưởng, tin vào những điều phi thực tế, đôi khi tự tạo ra các cảm giác tích cực hoặc tiêu cực và không muốn tham gia vào bất cứ hoạt động gì. Cohen nhận định: Rõ ràng, Joker không phù hợp với mô tả vừa rồi. Anh ta là người có suy nghĩ rất sáng suốt, là một nhân vật phản diện cực kỳ phức tạp, được dàn dựng tốt, có động cơ rõ ràng và có khả năng tương tác với người khác ở một mức độ rất cao (ví dụ như thao túng họ). Ngoài ra, Joker không cho thấy có các biểu hiện ảo tưởng như người bệnh tâm thần phân liệt.

Nhân vật Athur Fleck
Ảnh: boston

Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng đặc trưng bởi các giai đoạn “hưng cảm” và “trầm cảm” xen kẽ. Khi hưng cảm, một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ cực kỳ mạnh mẽ và bốc đồng, nói nhanh và tham gia quá mức vào các hành vi như quan hệ tình dục hay tiêu một khoản tiền khổng lồ. Cohen nhận xét: Ngược lại, Joker lại thể hiện khả năng tự kiểm soát tuyệt vời. Anh ta có thể linh hoạt khi cần, nhưng anh ta cũng có thể kiểm soát hành vi của mình. Điều đó hoàn toàn không phù hợp với chứng rối loạn lưỡng cực.

Joker có thật sự mắc bệnh tâm thần?

Bệnh lý tâm thần không phải là chẩn đoán chính thức trong DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ), nhưng về cơ bản, nằm trong các tiêu chí cho rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Khoảng 1-2% nam giới và 0,3-0,7% phụ nữ của dân số nói chung được ước tính là những kẻ “thái nhân cách” thật sự, nhưng đối với phần còn lại, chúng ta rơi vào thang điểm ở đâu đó thấp hơn. Kẻ “thái nhân cách” tương tự như loài thú săn mồi đồng loại, họ lợi dụng người khác bằng sự quyến rũ, lừa dối, bạo lực và những cách khác để có được thứ mà họ muốn, bất chấp đúng sai. Một kẻ thái nhân cách không có sự đồng cảm với người khác và hành động theo sự bốc đồng của họ và tính toán quyết định cho lợi ích của riêng họ. Thái nhân cách khiến người đó dửng dưng về mặt cảm xúc với những điều trái luân thường, đạo lý dù ngoài mặt đôi khi tỏ ra rất đỗi lịch thiệp và thấu hiểu.

nhân vật Hannibal Lecter
Hannibal Lecter là một nhân vật thái nhân cách điển hình – kẻ sát nhân kinh hoàng trong bộ phim Sự im lặng của bầy cừu. Ản: Pinterest

Về mặt triết học, chúng ta có thể lập luận rằng, một người cố tình coi thường đạo đức, hành động theo cách “điên rồ”, hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì con người tin và vi phạm các quy tắc làm cho xã hội hoạt động là phạm tội tâm thần. Nhưng từ góc độ tâm lý, những người này không mắc bệnh. Bệnh tâm thần là một đặc điểm tính cách.

Cohen chẩn đoán rằng, Joker có thể được xem là kẻ “thái nhân cách”, nhưng cũng không thể khẳng định hoàn toàn vì sự phức tạp của nhân vật. Nhìn chung, những kẻ thái nhân cách phát triển mạnh trên một số con đường sự nghiệp đầy thách thức như luật pháp, y học và trong vai trò lãnh đạo, vì khả năng đối phó căng thẳng với một cái đầu lạnh. Hầu hết thời gian họ hoạt động sự nghiệp mà không giết bất cứ ai.

Nhà nghiên cứu tổng kết: “Một số tội ác lớn nhất trong lịch sử loài người đã được thực hiện bởi những người không mắc bệnh tâm thần hoặc bằng chứng về bệnh tâm thần trong cuộc sống hàng ngày của họ, tôi nghĩ rằng nhân vật Joker buộc chúng ta phải vật lộn với khả năng xấu xa bẩm sinh của con người, điều cuối cùng không thể giải thích được, được khai thác một cách hiệu quả trong các tác phẩm nghệ thuật”.

Từ nhiều góc nhìn, chúng ta thấy rằng, Joker có thể gây ra các tội ác xã hội như một bệnh nhân tâm thần hoặc không. Thế nên, bất cứ sự viện dẫn nào về lý do phạm tội của Joker vì tâm thần đều không hoàn toàn thuyết phục. Phạm nhân có thể mắc bệnh tâm lý nhưng không phải người mắc bệnh tâm lý nào cũng sẽ là phạm nhân mà đôi khi trong thực tế xã hội, điều ngược lại vẫn thường xuyên diễn ra.

Nhóm thực hiện

Bài: Diễm Ái Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Tham khảo: Insider  
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)