Lifestyle / Bí quyết sống

Ô nhiễm kỹ thuật số và những con số biết nói

Từ việc sản xuất thiết bị cho đến quá trình truyền phát dữ liệu trên internet, đâu là hệ quả thực sự của kỷ nguyên số đối với môi trường?

Chúng ta vẫn đang bảo nhau cố gắng “sống xanh” nhưng lại không hề biết mỗi cú click chuột trên máy tính, mỗi lượt tìm kiếm trên mạng hay mỗi lần xem video đều để lại tác động cho môi trường. Từ việc sản xuất thiết bị cho đến quá trình truyền phát dữ liệu trên internet, đâu là hệ quả thực sự của ô nhiễm kỹ thuật số?

Thiết bị số

5,1 tỷ người dùng điện thoại trên toàn thế giới trong năm 2019 ≈ 80% dấu chân carbon được tạo ra trong quá trình sản xuất.

Sử dụng điện thoại thông minh 1 giờ/ngày/năm ≈ chuyến bay từ Milan – New York (1,25 tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm).

Một tin nhắn SMS = 0,014g CO2.

Một cuộc gọi 2 phút mỗi ngày tạo ra 47kg CO2 thải ra môi trường trong một năm.

Mở laptop liên tục 8h/ngày = 1/4-1/2 lượng CO2 của một chiếc máy tính để bàn = 175kg CO2 /năm = 1% lượng khí thải trung bình hằng năm của một người Mỹ.

môi trường kỹ thuật số
Ảnh: Unsplash

EMAIL

Một email thông thường = 4g CO2.

Một spam mail = 0,3g CO2.

Một email có tệp đính kèm lớn = 50g CO2.

140 email được gửi và nhận/ngày/một nhân viên công sở = 168kg CO2/ năm = lái xe từ London đến Brussels.

INTERNET

4,4 tỷ người dùng internet trong năm 2019 tiêu thụ 10% nguồn điện của toàn thế giới.

Nếu internet là một quốc gia, nó sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ điện lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc & Mỹ.

Google là website được truy cập nhiều nhất trên thế giới, chiếm 40% dấu chân carbon của internet.

5,5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google một ngày ≈ 0,2g CO2/mỗi lượt tìm kiếm.

228 triệu lượt tìm kiếm/giờ = 45,6 tấn CO2/giờ = gấp 3 lượng khí thải CO2 của người dân Canada.

môi trường mạng xã hội
Ảnh: Unsplash

YOUTUBE

Youtube có 2 tỷ người dùng hằng tháng và 5 tỷ video được xem mỗi ngày, chiếm 4% lượng khí thải nhà kính từ công nghệ kỹ thuật số.

Cứ mỗi 10 phút xem video lại tạo ra 1g CO2.

Video sẽ chiếm 82% lưu lượng Internet trong năm 2022.

10h xem video chất lượng cao > tất cả dữ liệu tiếng Anh trên Wikipedia dưới định dạng chữ.

VIDEO ONLINE

Video online chiếm 20% tổng lượng khí thải nhà kính của công nghệ kỹ thuật số (306 triệu tấn CO2), 1% lượng khí thải nhà kính của thế giới (≈ lượng khí thải nhà kính của Tây Ban Nha năm 2010) 60% lưu lượng dữ liệu của thế giới.

VOD (Video on Demand – video theo yêu cầu/tùy chọn trên các nền tảng Netflix, Amazon Prime…) chiếm 34% video trực tuyến, 7% khí thải nhà kính từ công nghệ kỹ thuật số trên toàn cầu (≈ lượng khí thải của đất nước Chile) và 20% lưu lượng dữ liệu của thế giới.

SOCIAL MEDIA

Facebook

2,3 tỷ người dùng hằng tháng của Facebook = 299g CO2/người dùng/năm.

Twitter

330 triệu người dùng hằng tháng với 6.000 tweet/giây.

1 tweet = 0,02g CO2 => 500 triệu tweet/ngày = 10 tấn CO2/ngày = một chuyến bay New York đến Tokyo

snapchat

210 triệu người dùng/ngày tạo ra 3 tỷ snap/ngày (một snap = 0,1g CO2) = 300 tấn CO2/ngày = 53 chuyến bay khứ hồi từ Rome đến Melbourne

cách giảm ô nhiễm kỹ thuật số
Ảnh: Unsplash

5 BƯỚC TẠO NÊN SỰ THAY ĐỔI

  • Cố gắng dùng một chiếc điện thoại trong thời gian dài, nhắn tin thay cho gọi, xóa các ứng dụng mà bạn không dùng tới.
  • Thiết lập màn hình máy tính sang chế độ chờ (stand-by mode hoặc sleep mode) sau một khoảng thời gian cố định, dùng máy tính xách tay thay cho máy tính để bàn.
  • Bỏ đăng ký những newsletter không liên quan; không gửi email không cần thiết; giảm kích thước email; dùng các nền tảng bên ngoài để chia sẻ các file có dung lượng lớn.
  • Chuyển sang dùng các công cụ tìm kiếm thân thiện với hệ sinh thái như Ecosia; sử dụng từ khóa đặc biệt kèm website yêu thích để tiết kiệm năng lượng tìm kiếm.
  • Xem video với chất lượng tương đương độ phân giải của màn hình (điện thoại, laptop).

Nhóm thực hiện

Bài: Moda Zere

Chuyển ngữ: ĐT

Nguồn Ademe / KTH Royal Institute of Technology / Global Carbon Atlas / Enerdata / The Shift Project / \"How Bad are Bananas?\": The Carbon Footprint of Everything by Mike Berners-Lee

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)