Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã và luôn cố gắng đạt được những bước tiến lớn trong việc giảm thiểu các định kiến không hay của xã hội trước các căn bệnh về tâm lý và tâm thần. Tuy nhiên, khi nhắc đến căn bệnh rối loạn lưỡng cực, nhiều quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại.
1. Mọi bệnh nhân của rối loạn lưỡng cực đều giống nhau?
Đầu tiên, có hai loại chuẩn đoán chính dành cho căn bệnh này: rối loạn lưỡng cực loại I và II, nên các bệnh nhân của rối loạn lưỡng cực đều có mức độ triệu chứng khác nhau. Một số người có thể chỉ chịu đựng các triệu chứng này trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng một số người còn lại thì dài hơn.
Về cơ bản, rối loạn lưỡng cực sẽ khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái hưng cảm hoặc trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực loại II thường chứng kiến mức độ hưng cảm nhiều hơn và có sự hiện diện của các triệu chứng về rối loạn tâm thần nên thường nghiêm trọng hơn loại I.
2. Đây là căn bệnh về rối loạn nhân cách?
Rối loạn lưỡng cực thường bị hiểu nhầm như căn bệnh đa nhân cách hoặc triệu chứng rối loạn xã hội. Nhưng không phải vậy, đây chỉ là căn bệnh gây ảnh hưởng lên tâm trạng của bạn thôi.
3. Đơn giản căn bệnh này chỉ là sự thay đổi về tâm trạng theo chiều hướng xấu?
Có thể đây đúng là căn bệnh liên quan tới các rối loạn trong tâm trạng, cảm xúc, nhưng bản chất nó không đơn giản chỉ là tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Mọi người đều trải qua những lúc tâm trạng lên xuống thất thường, nhưng đối với các bệnh nhân của rối loạn lưỡng cực, sự thay đổi tâm trạng thường nghiêm trọng hơn. Họ có thể thay đổi một cách chóng mặt từ tâm trạng phấn khích lên cực kỳ hứng khởi, sau đó lại rơi vào trạng thái buồn bã và trầm cảm. Pablo Vandenabeele, một bác sĩ tâm thần, đã khẳng định: “Mỗi tâm trạng như vậy có thể kéo dài hàng tuần hoặc dài hơn. Và cũng như các căn bệnh tâm lý khác, sự rối loạn cảm xúc này của bệnh nhân cần phải được xem xét điều trị, chứ không thể đánh đồng nó cùng với sự thay đổi trong tâm trạng bình thường của bạn được”.
Điều đáng buồn là mọi người vẫn dùng từ “lưỡng cực” để biểu đạt khi tâm trạng họ lên xuống thất thường, tương tự dùng từ “OCD” để diễn tả sự ưa thích sạch sẽ, trong khi sự thật các bệnh lý tâm thần này có triệu chứng phức tạp hơn rất nhiều. Eleanor Segall, một nhà văn và một blogger mắc chứng rối loạn lưỡng cực loại I đã nói rằng: “Rối loạn lưỡng cực đúng là sự rối loạn cảm xúc, nhưng tất cả chúng tôi không phải trải qua sự tuột dốc hay đột nhiên hưng phấn trong tâm trạng như người bình thường. Việc dùng từ ngữ này một cách tùy tiện như vậy chứng tỏ mọi người vẫn còn rất thờ ơ và đánh giá thấp căn bệnh này”.
4. Nếu bạn trở nên cực kỳ vui vẻ thì đây là một triệu chứng của rối loạn lưỡng cực?
Trạng thái hưng cảm của rối loạn lưỡng cực không đồng nghĩa với việc tậm trạng của bạn trở nên phấn khởi. “Căn bệnh này dẫn đến các cảm giác liên tục bồn chồn và bản thân bạn sẽ không thể tự bình tĩnh lại. Hơn nữa, nó có thể khiến bạn có những suy nghĩ ảo tưởng (như cảm giác bất khả xâm phạm) và hành động liều lĩnh gây nguy hiểm cho bản thân”, bác sĩ Pablo khẳng định. Và hầu hết những quan niệm sai lầm về căn bệnh đều xoay quanh trạng thái hưng cảm của rối loạn lưỡng cực. Nhiều người tin rằng tất cả bệnh nhân rối loạn lưỡng cực đều trải qua những cảm giác hưng phấn tột độ. Trong thực tế, khi bạn trải qua phần hưng cảm của căn bệnh, bạn sẽ đang rơi vào trạng thái tự tin thái quá, khó chịu hoặc dễ bối rối.
BÀI LIÊN QUAN
5 sai lầm dễ khiến bạn mắc bệnh trầm cảm
5. Bất cứ lúc nào bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cũng đều cảm thấy không khỏe?
Blogger Eleanor chỉ trải qua các triệu chứng tâm thần khi ảo giác khiến cô ấy bị tách biệt với thực tế trong một vài tháng. Sau đó, cô ấy sẽ vẫn hoạt động bình thường trở lại. Vậy nên, một triệu chứng như vậy không có nghĩa là bạn bị dính vào căn bệnh này cả đời.
Hầu hết những ai mắc phải rối loạn lưỡng cực loại I hoặc II đều có thể sinh hoạt bình thường trong một thời gian dài nhờ thiền định, sự hỗ trợ từ gia đình và một kế hoạch trị liệu thích hợp. Tuy nhiên, trong hầu hết thời gian, bạn có thể sinh hoạt bình thường trước khi cơ thể chuyển biến sang giai đoạn rối loạn tâm thần.
6. Thiền định cũng có mặt trái của nó?
Một vài bài tập thiền chống trầm cảm có thể có những tác hại của nó, tất nhiên, nhưng điều này không thể áp dụng cho mọi loại thiền. Thường bạn phải thông qua một quá trình thử nghiệm mới biết được loại thiền nào là phù hợp cho cá nhân bạn. Vì vậy, các bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trị liệu để tìm ra phương pháp thiền thích hợp.
7. Mắc bệnh có thể khiến bạn mất khả năng sống một cuộc đời bình thường?
Điều này hiển nhiên không chính xác. Cũng như các căn bệnh nói chung, nếu nó còn nằm trong tầm kiểm soát và bạn nhận được sự quan tâm, chăm sóc đúng đắn thì bạn vẫn có khả năng trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường như những người xung quanh. Mariah Carey hay Eleanor là một minh chứng sống cho khẳng định này.
“Tôi vẫn đạt được điểm A khi học đại học, du lịch và giờ đang trở thành một nhà báo tự do. Có nhiều người nói rằng bạn không thể sống một cuộc sống bình thường nếu mắc phải căn bệnh rối loạn lưỡng cực. Mọi người nghĩ rằng các bệnh nhân của rối loạn lưỡng cực không thể làm việc, tham gia vào các hoạt động học thuật, có gia đình hay giữ vững các mối quan hệ cá nhân được. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Căn bệnh này sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi người, và nhiều bệnh nhân của rối loạn lưỡng cực vẫn có thể đạt được các thành tích họ mong muốn”, Eleanor khẳng định.
—
Xem thêm:
5 cách giúp bạn kiểm soát sự do dự và hối tiếc
7 cách giúp bạn lấy lại hứng khởi trong công việc
Nhóm thực hiện
Lược dịch: Như Trần Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE/ ELLE UK