5 sai lầm dễ khiến bạn mắc bệnh trầm cảm

Đăng ngày:

Trầm cảm không còn xa lạ với nhiều người nhưng bạn đã biết nguyên nhân nào khiến một số người mắc bệnh trầm cảm chưa? Hãy cùng ELLE tìm hiểu nhé!

Một sai lầm mà những ai mắc bệnh trầm cảm hay mắc phải chính là cách họ tiếp cận với các vấn đề trong cuộc sống khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Hãy tự khoan dung với bản thân nếu bạn thấy chính mình trong các ví dụ dưới đây. Chúng chỉ là các vấn đề thông thường của cuộc sống, không phải là sự trừng phạt dành riêng cho bạn.

1. Không giải quyết các vấn đề khiến bạn phiền muộn

bệnh trầm cảm 1

Cảm giác bất mãn chính là một trong các triệu chứng của trầm cảm. Những vấn đề thường xuyên khơi gợi cảm giác bực bội và cáu giận trong bạn thường rất dễ xử lý. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh trầm cảm thường rơi vào trạng thái “tự vệ” và không giải quyết các vấn đề này, dù họ có khả năng.

Lấy ví dụ, nhà bạn không có đủ ổ điện để mọi người có thể sử dụng. Bạn thường cảm thấy bực bội khi ai đó cứ rút thiết bị của bạn khỏi ổ cắm để sử dụng. Cảm giác căng thẳng này có thể giải quyết bằng cách sử dụng các loại ổ cắm có nhiều lỗ, hoặc các giải pháp tương tự như vậy.

Những người mắc bệnh trầm cảm thường trì hoãn việc giải quyết các vấn đề này (và than phiền về chúng), hơn là tìm cách giải quyết.

2. Bạn sử dụng giấc ngủ để cải thiện tình hình trước khi hành động

bệnh trầm cảm 4

Mất ngủ là một trong các triệu chứng tội tề nhất của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, bạn thường dùng giấc ngủ như một cách giải quyết các vấn đề khi tâm trạng của bạn bắt đầu khá lên. Vì vậy, dù lúc đó bạn đang cảm thấy mệt mỏi và gắt gỏng, bạn cũng nên bắt đầu giải quyết các vấn đề của bản thân. Nếu bạn cứ đi ngủ ngay trước khi bắt tay vào giải quyết các vấn đề này, mọi thứ sẽ cứ dậm chân tại chỗ mà thôi.

3. Bạn xem thuốc là một giải pháp giúp giải quyết toàn bộ các vấn đề

bệnh trầm cảm 2

Một số người mắc bệnh trầm cảm bị phụ thuộc vào thuốc, tuy nhiên, còn nhiều cách khác có thể cải thiện tâm trạng của bạn, ví dụ như tậm thiền. Tất nhiên nó không thể giải quyết toàn bộ các suy nghĩ và hành vi có liên quan đến chứng trầm cảm của bạn. Lấy ví dụ, nếu bạn có xu hướng “nghiền ngẫm” các nỗi đau của mình thì các giải pháp tâm lý giúp bạn đối phó với nó sẽ thích hợp hơn.

Hãy thử vẽ một biểu đồ hình tròn và dự đoán tập thiền đã giúp đỡ bạn chữa trị trầm cảm được bao nhiêu phần trăm. Thêm vào hình tròn này các biện pháp khác cũng đã giúp đỡ bạn như cười nhiều hơn, thay đổi suy nghĩ, tự giải quyết triệt để các vấn đề. Biểu đồ của bạn sẽ không giống mọi người vì phương pháp chữa trị trầm cảm của mỗi người là khác nhau. Khi bạn đã hoàn thành các thành phần trong biểu đồ tròn, bạn sẽ nhận ra rằng tập thiền chỉ là một phần nhỏ trong một bức tranh lớn hơn thôi.

4. Bạn nhờ cậy sự giúp đỡ quá nhiều

bệnh trầm cảm 3

Người mắc bệnh trầm cảm thường tự chống chọi với căn bệnh trong khoảng thời gian trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ, đôi khi họ có thể không nhận ra họ đang bị trầm cảm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, những người bị trầm cảm lại quá phụ thuộc vào người khác khi tâm trạng của họ tồi tệ. Ví dụ như thường xuyên hỏi ý kiến người khác khi ra quyết định. Cùng một người, họ có thể không chịu tìm kiếm sự giúp đỡ trong vấn đề này, nhưng lại quá phụ thuộc vào người khác trong các vấn đề khác.

Khi một người bị trầm cảm trở nên quá lệ thuộc vào người khác, họ có thể trở nên tức giận, oán hận và gặp vấn đề trong các mối quan hệ. Điều này thể hiện rõ nhất khi người bị mắc bệnh trầm cảm thường xuyên nhờ vả sự giúp đỡ từ cùng một người, hoặc trong cùng một vấn đề.

5. Bạn thường xuyên trì hoãn cuộc sống, học hành, và các dự định cá nhân

bệnh trầm cảm 5

Mọi người thường cảm thấy não của họ bị mập mờ và khó tập trung khi họ đang rơi vào tình trạng trầm cảm. Vì vậy, không khó hiểu khi những người này từ bỏ hoặc trì hoãn các dự định đang thực hiện cho đến khi họ cảm thấy tốt hơn.

Khi bạn bị bệnh trầm cảm, đúng là bạn nên để bản thân thư giãn hơn và không nên ôm đồm quá nhiều thứ. Tuy nhiền, điều này không có nghĩa là bạn ngừng mọi công việc gây khó khăn cho bạn lại. Nếu bạn làm vậy, có thể bạn đang vô tình khiến mình tách biệt khỏi cuộc sống nhiều hơn, đồng thời mất đi sự tự tin và năng lượng vốn có.   

Đừng cố gắng quá sức, nhưng bạn cũng nên hiểu rằng trải nghiệm những điều vui vẻ và khiến bản thân cảm thấy mình tự kiểm soát được mọi thứ là cực kì quan trọng cho sự phục hồi tâm trạng và chữa trị trầm cảm.

Để làm được việc này, bạn có thể thử chia một ngày của bạn làm 3 khoảng thời gian – sáng, chiều, và tối. Cố gắng làm một điều gì đó khiến bạn vui vẻ và cảm thấy tự chủ hơn vào một trong các khoảng thời gian này. Bạn chỉ cần làm các việc nhỏ nhặt như hủy bỏ đăng ký sử dụng dịch vụ mà bạn thấy không hữu ích.  

Bạn cũng có thể sắp xếp lại các lời khuyên cho việc chữa trị trầm cảm thành một phương pháp như sau: Ví dụ, tập thể dục có thể đem đến niềm vui và cả sự tự chủ cho bạn, hoặc cả hai. Một việc cỏn con như đi bộ lên cầu thang thay vì đi thang máy cũng có thể được tính vào phương pháp này. Bạn không cần hướng đến các mục tiêu quá tầm với.

Nếu bạn cố gắng trải nghiệm các việc tương tự nhiều hơn, bạn sẽ bớt rơi vào tình trạng nhờ cậy sự giúp đỡ quá nhiều hoặc không thể tự giải quyết các vấn đề đơn giản. Điều này rất giúp ích cho việc giảm thiểu những vấn đề khiến bạn cảm thấy phiền muộn đó!

Xem thêm:

5 bí quyết của người luôn làm việc vui vẻ và sống tích cực

Lời khuyên của mẹ: Độc thân tuổi 20, thời gian để học cách yêu bản thân hơn

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Như Trần

Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE/ Psychology today

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more