Lifestyle / Bí quyết sống

13 sự thật có thể bạn chưa biết về cơn ác mộng

Giấc ngủ của chúng ta diễn biến theo một vòng tuần hoàn gồm hai giai đoạn: Khởi đầu giấc ngủ thường là giai đoạn ngoài REM (Rapid Eye Movement) biểu hiện bằng sự chập chờn hoặc bắt đầu ngủ say; sau đó đến giai đoạn ngủ sâu REM và cứ thế lặp lại. 

Ác mộng thường xuất hiện khi giấc ngủ tiến đến giai đoạn REM. Khi ngủ càng lâu, các giai đoạn REM càng kéo dài khiến chúng ta dễ mơ thấy ác mộng trong thời điểm rạng sáng. Các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng giấc mơ của chúng ta thường có sự kết nối chặt chẽ với sức khỏe tinh thần. Trong quyển sách Giải thích những giấc mơ, Freud cũng viết rằng: “Việc giải thích những giấc mơ là con đường dẫn đến kiến thức về các hoạt động vô thức của tâm trí”. Tiềm thức của con người là một thế giới bí ẩn và thú vị. Thế nên, dù chẳng ai muốn phải trải qua một đêm đáng sợ, nhiều người vẫn không khỏi tò mò về các thông điệp được gửi gắm trong giấc mơ của mình. Hãy cùng ELLE khám phá 13 sự thật ít ai biết về những cơn ác mộng nhé.

1. Trên tổng dân số nói chung, cứ 20 người lại có 1 người mơ thấy ác mộng mỗi tuần. Tỷ lệ này cao hơn nhiều đối với những ai mắc bệnh tâm thần. Ví dụ, 3/4 số bệnh nhân rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) và một nửa bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới (BDP) đều gặp ác mộng.

2. Các nghiên cứu khoa học đang cố gắng chứng minh: Dựa vào giấc mơ xấu hay tốt có thể dự báo trước triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tâm thần, PTSD và rối loạn giấc ngủ.

3. Ác mộng thường xảy ra sau khi con người trải qua một sự kiện đau buồn hoặc đối diện với những áp lực của cuộc sống.

4. Giấc ngủ kéo dài kèm theo trạng thái lo âu sẽ dễ khiến chúng ta rơi vào cơn ác mộng.

5. Tâm lý lo lắng và sự di truyền là những nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta gặp giấc mơ xấu. Chúng khiến tinh thần mệt mỏi, bồn chồn, ngủ không ngon giấc.

6. Lý do người ngủ nhiều hơn sẽ mơ thấy ác mộng nhiều hơn là bởi vì họ ở trong giấc ngủ REM lâu hơn.

chìm đắm trong giấc mơ
Nguồn: Unsplash

7. Những gì diễn ra trong giấc mơ có thể được ghi nhớ chi tiết và khiến bạn hoảng sợ thức dậy. Ác mộng không phải là những bất an về đêm mà nhiều người bị bệnh rối loạn giấc ngủ thường gặp trong giai đoạn Non – REM (Giấc ngủ không cử động mắt nhanh).

8. Theo phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-10), ác mộng xếp vào mã bệnh rối loạn ác mộng hoặc PTSD.

9. Những người mắc PTSD có tỷ lệ gặp ác mộng không liên quan đến độ chấn thương. Hay nói cách khác, không phải tất cả những cơn ác mộng đều xuất phát từ chấn thương tâm lý.

Cô gái bị trầm cảm
Nguồn: Unsplash

10. Các loại thuốc như chất ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRI) có thể khiến bệnh nhân mơ thấy những điều tồi tệ.

11. Phần lớn các loại thuốc hướng tâm thần như benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm đều không cải thiện tình trạng mơ thấy những điều tồi tệ.

12. Tâm lý trị liệu có thể cải thiện những giấc mơ. Các phương pháp đó bao gồm mẫn cảm tâm lý, liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp luyện tập hình ảnh, liệu pháp giấc mơ sáng suốt.

Liệu pháp diễn tập bằng hình ảnh được diễn ra như sau:

  • Bệnh nhân kể lại giấc mơ khiến họ hoảng sợ nhất gần đây
  • Bệnh nhân tưởng tượng ra một kết thúc mới
  • Phần kết mới được luyện tập hằng ngày từ 5 đến 10 phút trong vòng 14 ngày.

13. Những người bị rối loạn tâm thần thường có những giấc mơ kỳ quái và không có câu chuyện nhất định.

Nhóm thực hiện

Bài: My Phan Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Tham Khảo: Psychologytoday
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)