Sức mạnh của một cái ôm dưới góc nhìn khoa học

Đăng ngày:

Đã bao giờ bạn cảm thấy việc nhận được một cái ôm trong một ngày tồi tệ có tác dụng an ủi tuyệt vời chưa? Bạn có biết tại sao một cái ôm lại có tác dụng “nhiệm màu” như vậy không?

Từ lâu, những cái ôm đã được hiểu là hành động âu yếm mà những người thân yêu dành cho nhau. Chúng ta ôm cha mẹ, ông bà, người yêu và bạn bè để thể hiện tình cảm. Nhưng bạn có biết, những cái ôm còn được khoa học chứng minh rằng có tác động tích cực đến cơ thể con người?

Từ “thiền định bằng cách ôm” của nhà sư Thích Nhất Hạnh

Nhà sư người Việt đã phát minh ra phương pháp thiền định bằng cách ôm (nguyên gốc tiếng Anh: hugging meditation). Ông giải thích, ở đây, bạn không đơn thuần chỉ là ôm người kia trong vòng tay một cách chóng vánh hay vỗ nhẹ lên lưng người ấy vài cái, mà nó phải thật sự xuất phát từ trái tim. Có nghĩa là, bạn phải dành cả tâm trí, tình cảm cho hành động ôm một người.

cặp đôi già ôm nhau

Ảnh: Pexels

Bằng cách giữ một người trong vòng tay và điều hòa hơi thở, tâm trí bạn biết rằng, bạn thực-sự kết nối với người đó. Khi chúng ta ôm nhau, trái tim của chúng ta kết nối và chúng ta biết rằng chúng ta không phải là những sinh vật riêng biệt. Ôm với chánh niệm và sự tập trung có thể mang lại sự hòa giải, chữa lành, hiểu biết và nhiều hạnh phúc. Việc thực hành ôm ấp với chánh niệm đã giúp rất nhiều người hòa giải với nhau: cha và con trai, mẹ và con gái, bạn bè với bạn bè, và rất nhiều người khác.

mẹ ôm hôn con gái

Việc ôm ấp có thể giúp các mối quan hệ được hòa giải. Ảnh: Pexels

Ông còn hướng dẫn rằng: Việc luyện tập thiền định bằng cách ôm rất dễ. Bạn chỉ cần đứng trước người mình yêu thương, điều hòa nhịp thở và dang rộng vòng tay. Trong nhịp thở thứ nhất, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng cả hai người đều còn sống. Nhịp thở thứ hai đi cùng với suy nghĩ: Liệu rằng 300 năm nữa, hai người sẽ ở đâu? Và cuối cùng, nhịp thở thứ ba, bạn hãy nhắc nhở bản thân về sự quý giá của mối quan hệ này.

Đến những nghiên cứu khoa học về cái ôm

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, việc ôm ấp có thể cải thiện mối quan hệ, làm giảm stress, tăng oxytocin và phòng chống tăng huyết áp.

Khi bạn căng thẳng, cảm giác được ôm ấp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Trong cuộc sống hiện đại chúng ta phải đối mặt với rất nhiều áp lực gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Vì thế, một cái ôm đúng lúc sẽ giúp cơ thể bạn sản sinh ra chất chống cortisol (loại chất làm gia tăng căng thẳng).

cặp đôi ôm nhau dưới hồ

Ảnh: Pexels

Oxytocin là một loại hormone được sinh ra trong máu khi người ta cảm thấy được yêu thương. Vậy nên, nếu bạn trao cho người khác một chiếc ôm, cả bạn và người kia đều cảm thấy hạnh phúc hơn nhờ loại hormone này đấy.

Và cuối cùng, khi bạn được yêu thương, trái tim bạn sẽ trở nên khỏe mạnh theo đúng nghĩa đen. Từ đó, nguy cơ chịu đựng bệnh cao huyết áp sẽ được giảm đáng kể.

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Ánh Xuân

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: Upvee

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more