Bản lĩnh có thể được hiểu đơn giản là lòng dũng cảm, tinh thần dám đối diện với khó khăn, đương đầu với thách thức và chống chọi lại những trở ngại trong cuộc sống. Nếu cảm thấy bản thân vẫn chưa đủ bản lĩnh để vượt qua những chông gai trước mắt, hãy rèn luyện những thói quen tích cực dưới đây.
Thói quen tư duy: Lựa chọn lối suy nghĩ tích cực
Khác biệt cơ bản giữa mỗi người nằm ở cách thứctư duy. Nói cách khác, cách bạn suy nghĩ, nhìn nhận sẽ quyết định cách bạn hành động. Khi tư duy tích cực, bạn có khả năng nhìn thấy cả cơ hội lẫn rủi ro trong từng vấn đề. Điều này cho phép bạn đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên những cân nhắc kỹ lưỡng. Bản lĩnh không có nghĩa là lao vào hành động bất chấp kết quả mà là biết nắm bắt thời cơ và chuẩn bị trước cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Thói quen hành vi: Chú ý đến tính chất của hành động
Hành vi của một người phản chiếu lại toàn bộ con người họ. Trong đời sống hiện thực, có rất nhiều thói quen và hành vi thiếu lành mạnh khiến bạn dễ thụt lùi và mắc kẹt với những khó khăn như thiếu quyết đoán, trì trệ, dễ thay đổi… Bởi thế, mỗi người cần quan tâm đến khuôn mẫu hành vi của mình, rèn luyện những thói quen hành động tốt như quả quyết, cần mẫn, kiên định… để có bản lĩnh làm bất cứ việc gì mình muốn một cách nhanh chóng và dứt khoát.
BÀI LIÊN QUAN
Thói quen học tập: Làm bạn với người giỏi
Thomas Edison từng nói: “Tri thức không chỉ là một mỹ đức, nó còn là thứ thật sự giúp ta vượt xa người khác”. Học tập và nuôi dưỡng thói quen tốt chính là cơ hội để chúng ta phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao bản lĩnh trong thời đại công nghệ số. Bạn nên tạo cho mình một môi trường để rèn luyện bản lĩnh, lắng nghe lời khuyên của những người đi trước, làm bạn với những người thành công và học hỏi hướng đi của họ.
Hãy áp dụng những kinh nghiệm học được một cách phù hợp với tình trạng hiện tại của bản thân. Khi đó, bạn có thể tự tin bước theo con đường do chính mình vẽ nên với tỷ lệ thành công cao hơn.
Thói quen ăn nói: Lời nói là con dao hai lưỡi
Lời nói không chỉ khiến mọi người thêm phần gắn kết với nhau mà còn có thể hủy hoại hay cản trở một mối quan hệ. Trong quá trình giao lưu với người khác, thói quen ăn nói có thể ảnh hưởng tới hình tượng của bạn trong mắt người đối diện. Bởi thế, hãy rèn luyện thói quen giao tiếp một cách thông minh và khôn khéo, vừa đủ cứng rắn nhưng cũng vẫn mềm mỏng để đạt được mục đích của mình.
BÀI LIÊN QUAN
Thói quen xã hội: Xử lý tốt các mối quan hệ xã hội
Dale Carnegie từng nói: “Trong vô vàn yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một người, tính quan trọng của các mối quan hệ xã hội còn vượt xa cả kiến thức chuyên môn”. Trong cuộc sống, chỉ khi biết cách đối nhân xử thế đúng đắn, giao tiếp với người khác một cách lạc quan và cởi mở, bạn mới có thể nhận được sự công nhận, tán thưởng từ mọi người xung quanh. Cũng nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự trợ giúp từ các mối quan hệ mỗi khi gặp phải vấn đề hóc búa. Một tập thể sẽ vượt qua được những thử thách mà cá nhân không vượt qua được. Với những mối quan hệ mà bạn đang sở hữu, bạn hoàn toàn có đầy đủ dũng khí đương đầu với mọi thử thách.
Thói quen sống: Giữ gìn sức khỏe và tâm lý lành mạnh
Thói quen sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe và tâm lý, có thể phản ánh được khí chất cũng như lối sống của một người và là tiền đề cho những yếu tố cần thiết khác, kể cả bản lĩnh. Phong cách sống lành mạnh được rèn luyện từ những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Nếu cảm thấy quá bận bịu, bạn vẫn có thể rèn luyện sức khỏe bằng những hành động nhỏ như ngồi làm việc đúng tư thế, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục dù chỉ 5 phút mỗi ngày, tránh xa những sự việc tiêu cực. Hãy thử và cảm nhận được thay đổi tích cực từ trong chính cơ thể mình.
Nhóm thực hiện
Bài: Hiểu Quân
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Tham khảo: Sohu