Lifestyle / Bí quyết sống

8 thói quen sai lầm cần được loại bỏ trong một mối quan hệ

Trong một mối quan hệ, có những thói quen bạn nên loại bỏ từ bây giờ để cả hai thoải mái và hạnh phúc hơn. Cùng ELLE tìm hiểu nhé!

Thông thường, có rất nhiều bài báo viết về cách hành xử hay những thói quen tích cực trong một mối quan hệ. Tuy nhiên, liệu những thói quen đó đã đúng chưa? Hãy cùng ELLE tìm hiểu 11 thói quen sai lầm trong các mối quan hệ mà bạn nhầm tưởng là tích cực nhé!

1. Xem đối phương là tất cả của bạn

Khi bạn biến đối phương thành cả “thế giới” của mình, bạn đang đánh đồng điều đó với việc mọi thứ khác – kể cả bản thân bạn – không là gì cả. Bạn đang ngụ ý một cách công khai rằng quãng đời còn lại của bạn sẽ không còn nghĩa lý gì nữa nếu thiếu anh ấy bên cạnh. Suy nghĩ này hoàn toàn không lãng mạn chút nào và chắc chắn nó cũng không đúng đắn cho lắm.

mối quan hệ 1
(Ảnh: Unsplash)

2. Giao tiếp thường xuyên

Không ai phủ nhận việc giao tiếp rất có ích cho mối quan hệ của hai bạn. Tuy nhiên, nếu hai bạn nói chuyện với nhau quá nhiều thì điều này hơi kỳ lạ đấy! Lấy ví dụ, bạn và anh ấy bắt đầu hẹn hò và hai bạn trò chuyện với nhau nhiều hơn. Nhưng nếu mức độ thời gian hai bạn dành cho nhau là quá mức cần thiết, cách 1 tiếng lại gọi cho nhau 1 lần và còn nói những câu chuyện không quan trọng lắm, thì chuyện này hơi bất bình thường rồi đấy.

Hai bạn đã trưởng thành và có rất nhiều chuyện khác phải lo cho cuộc sống của bản thân, như cơm áo gạo tiền. Bạn không thể phụ thuộc vào anh ấy quá nhiều và bản thân đối phương cũng vậy. Hãy cho nhau chút thời gian riêng tư nữa nhé!

3. Nghĩ rằng mọi cảm xúc của bạn nên được mọi người biết đến

Không ai nói bạn không có quyền được cảm nhận mọi cung bậc của tình yêu. Chắc chắn thừa nhận cảm xúc của mình dành cho đối phương là tốt. Tuy nhiên, mọi người không cần thiết phải biết về những cảm xúc đó của bạn. Cảm xúc của bạn, bạn hãy tự quản lý nó và đừng tiết lộ quá nhiều cho những người xung quanh.

Mối quan hệ 3
Ảnh: Woman

Cũng như bạn không thể tiết lộ mọi suy nghĩ của mình cho người khác, một vài cảm giác cũng nên được cất giấu cho riêng bạn đấy!

4. Nhờ đối phương giúp đỡ khi gặp vấn đề tâm lý

Tương tự như trên, nhưng lời khuyên này khái quát hơn. Người yêu của bạn không thể chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sức khỏe tâm lý của bạn được đâu. Không ai có thể giúp bạn vượt qua trở ngại tâm lý ngoại trừ bản thân bạn cả.

Các suy nghĩ như anh ấy không ở bên khi bạn cần, anh ấy lạnh lùng với bạn, bạn thấy anh ấy xa cách quá, hoặc anh ấy chọn ra ngoài chơi bời thay vì dỗ dành bạn – tất cả đều là những suy nghĩ chứng minh bạn quá phụ thuộc vào sự hiện diện của anh ấy. Thay vào đó, bạn hãy tự biết chăm sóc bản thân trước đã.

mối quan hệ 4
(Ảnh: Unsplash)

Tệ hơn, trách đối phương vì những cảm xúc không ổn định của chính mình chính là hành vi của sự ích kỷ. Đó cũng là ví dụ điển hình của việc bạn không biết ranh giới cần có trong một mối quan hệ. Khi bạn áp đặt suy nghĩ người yêu luôn phải chăm sóc cho mọi cảm xúc của mình nghĩa là bạn không thể tự lập và cuộc đời bạn đang hoàn toàn dựa vào anh ấy.

Hãy tự chịu trách nhiệm cho chính cảm xúc của mình và đối phương cũng nên như vậy. Có một ranh giới nhất định giữa sự ủng hộ và ràng buộc về mặt tình cảm, cũng như có sự khác nhau rõ ràng giữa việc đối phương tự động chạy đến bên bạn khi bạn cần và họ bị ép luôn phải ở bên bạn trong mọi trường hợp đấy! Đừng dùng đối phương như phương tiện để xử lý cảm xúc của mình nhé!

5. Cố gắng làm đối phương vui vẻ

Việc này chắc chắn sẽ bị phản tác dụng trong một số trường hợp. Bởi vì, không phải lúc nào vui vẻ cũng là điều tốt đẹp.

Nếu một trong hai bạn cứ tìm cách khiến đối phương vui vẻ thì sẽ đến lúc, mọi trạng thái của bạn hoặc anh ấy đều phải dựa trên nền tảng cảm xúc mà đối phương đang trải qua. Quả thật, điều này không tốt chút nào. Đôi khi, để nỗi buồn xâm chiếm lại khiến tâm trạng bạn dễ chịu hơn đấy!

mối quan hệ 3
(Ảnh: Unsplash)

6. Thành thật về mọi chuyện

Trong thực tế, có những chuyện từ đối phương bạn ước mình chưa nghe thấy thì hơn và ngược lại. Tưởng tượng khi anh ấy, bằng một giọng điệu thành thật, nói rằng bạn không xinh xắn hay giỏi giang bằng người yêu cũ thì bạn cảm thấy thế nào? Chắc chắn một trong những suy nghĩ hiện lên trong đầu bạn là anh ấy thật thiếu tinh ý và bạn cũng ước rằng chẳng thà mình chưa nghe qua chuyện đó có vẻ còn tốt hơn. Vì vậy, bạn không nên điều gì cũng kể hết cho đối phương nhé! Hãy chọn lọc, vì cũng có những thứ về bạn anh ấy không cần biết đâu.

7. Công bằng trong mọi thứ

Có nhiều cặp đôi sau khi cưới phân chia việc nhà rất rõ ràng, thậm chí còn đếm số công việc mà mỗi người đảm đương. Những cặp đôi như vậy đã nhiều lần tranh cãi thật sự, khi một trong hai hứng lên làm chuyện gì đó cho đối phương nhưng người còn lại không chịu đảm đương việc khác cho họ.

Việc cãi nhau về những vấn đề cỏn con như vậy thật không đáng chút nào. Công bằng là tốt nhưng cũng tùy chuyện, bạn nhé! Mối quan hệ của cả hai chắc chắn đã đạt đủ độ chín, nên đôi khi hy sinh một chút cũng không sao mà.

8. Bảo bọc đối phương và không bao giờ làm tổn thương họ

Mối quan hệ 8
Ảnh: Unsplash

Bạn có thể sẽ phát điên lên đấy nếu bạn cứ phải kè kè đi theo để bảo vệ và chăm sóc cho đối phương. Chắc chắn bạn sẽ kiệt sức nhanh chóng. Thay vào đó, hãy chỉ làm một người yêu, một cô vợ tử tế với đối phương, thay vì một bảo mẫu chính hiệu. Bạn cũng phải chăm lo cho mình trước khi tập trung vào mối quan hệ của hai bạn.

Xem thêm:

4 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị lợi dụng và cách khắc phục

Phụ nữ thông minh sẽ ứng xử với “trai đểu” như thế nào?

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Như Trần Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE/ Huffington Post
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)