Tọa đàm tập trung vào đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc tại Việt Nam trong bối cảnh ngành văn hóa nhận được sự đầu tư mạnh mẽ từ nhà nước. Đặc biệt, một gói ngân sách trị giá khoảng 100.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua nhằm thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa trong nước.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng năm 2024 đánh dấu sự bùng nổ của các nền tảng âm nhạc số tại Việt Nam trong bối cảnh “2 người lên mạng thì có 1 người nghe nhạc trực tuyến”. Đồng thời, các chuyên gia nhận định, ngành công nghiệp âm nhạc vẫn đối mặt với không ít thách thức, từ việc chưa giải quyết triệt để những vấn đề tồn đọng, đến rủi ro từ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). AI được xem là công cụ đột phá nhưng cũng tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng đến tính nguyên bản và quyền sở hữu trí tuệ.
BÀI LIÊN QUAN
PGS. TS Nguyễn Văn Thăng Long với chia sẻ đắt giá về tổng quan ngành công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam
Báo cáo Tổng quan ngành công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam 2025: Sự chuyển mình, Các xu hướng mới & Tiềm năng phát triển do PGS.TS Nguyễn Văn Thăng Long cùng nhóm nghiên cứu thực hiện đã mang đến cái nhìn toàn diện về thị trường âm nhạc kỹ thuật số tại Việt Nam.
- Mix And Match: Nhóm nhạc nghệ sĩ và Mashup
- Gia tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý âm nhạc
- Hành vi ứng xử của nghệ sĩ ngày càng được quan tâm
- Vai trò âm nhạc trong phát triển văn hóa – hợp tác công – tư
- Người hâm mộ nhiệt thành (superfan) trở nên quan trọng
- Tác động của trí tuệ nhân tạo trong sáng tác và tiêu thụ âm nhạc
- Sự gia tăng của các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp Live Music
- Sự phân cực trong bản sắc riêng của nghệ sĩ
- Sự đa dạng trong cấu trúc thu nhập nghệ sĩ
- Sự phân mảnh trong đánh giá thành tựu nghệ sĩ
Bên cạnh những bước tiến trong những năm vừa qua, khi đặt trong bối cảnh rộng hơn, so với các nước trong khu vực, nền âm nhạc tại Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài để phát triển. Đứng trước câu hỏi: “Liệu chính sách hiện hành có đang hỗ trợ cho ngành kinh doanh âm nhạc tại Việt Nam hay không?” thì theo thầy Long cho rằng hợp tác công – tư chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy và cải thiện được hiện trạng là các vấn đề liên quan đến âm nhạc đang khá phân mảnh và không liên quan đến một ban ngành.
Xem thêm
•Sự nở rộ của show truyền hình âm nhạc: Kỷ nguyên thần tượng mới của V-biz?
•Dòng chảy nhạy cảm & Đa dạng trong âm nhạc Gen Z
•Tương lai nào cho nền âm nhạc K-Pop?
Tào Minh Hùng: “Âm nhạc không nên là một sản phẩm miễn phí”
Trong nội dung Giới thiệu IFPI & Hiện trạng ngành công nghiệp ghi âm tại Việt Nam, xuất hiện với tư cách Đại diện tại Việt Nam của IFPI (International Federation of the Phonographic Industry), diễn giả Đào Minh Hùng đã có những chia sẻ thẳng thắn về thực trạng ngành công nghiệp ghi âm tại Việt Nam. Xuyên suốt phần trình bày, anh Hùng luôn nhấn mạnh: “Âm nhạc không nên là một sản phẩm miễn phí”.
Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong ngành công nghệ ghi âm quốc tế khi phần vật lý co lại và sự bùng nổ của nền tảng streaming. Tuy nhiên dù Việt Nam sở hữu con số khá khả quan là 84% tỷ lệ sử dụng nền tảng hợp pháp nhưng song song đó 66% tỷ lệ sử dụng các cách thức bất hợp pháp chính là hồi chuông đáng báo động về vấn đề nhận thức thương mại sản phẩm âm nhạc còn khá thấp trong nước. Khép lại phần trình bày của mình, Tào Minh Hùng hy vọng, trong những năm sắp tới, sẽ có nhiều hơn các đơn vị Việt Nam tham gia vào mạng lưới thành viên IFPI.
Buổi tọa đàm khép lại, mở ra kỳ vọng rằng trong năm 2025, âm nhạc Việt Nam sẽ khai thác triệt để các cơ hội để vươn xa trên bản đồ âm nhạc quốc tế. Chính vì vậy, để vượt qua những thách thức hiện hữu, sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của ngành.
Nhóm thực hiện
Tham khảo: Vietnam Music Week 2024