Humans of Hà Nội (HoHN) – Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời

Đăng ngày:

Chàng trai sinh năm 1990 từng làm báo và bỏ nghề để cùng nhóm bạn trẻ thực hiện một dự án mà chỉ sau hai tháng ra mắt trên Facebook đã tạo nên một hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Dự án có tên Humans of Hà Nội (HoHN) – Những con người Hà Nội.

“Cách đây 4 tháng tôi được một người bạn chia sẻ về dự án Humans of New York của nhiếp ảnh gia Brandon Stanton. Tôi rất thích thú với ý tưởng của anh ấy và muốn thực hiện một dự án như vậy tại Hà Nội” – Tuấn, người khởi đầu dự án, chia sẻ về sự manh nha của HoHN.

Về bản chất, dự án của tay máy người Mỹ và nhóm bạn trẻ người Việt Nam khá giống nhau. Họ sẽ chụp hình về một người hoặc nhóm người bất kỳ tại thành phố mình đang sống, đăng bức hình trên mạng xã hội kèm với chia sẻ ngắn của người trong hình về một điều gì đó. Tuy nhiên, theo những người trẻ này, có rất nhiều điểm khác khi thực hiện một quy trình tưởng chừng rất đơn giản như vậy ở Hà Nội.

“Để có được một bức ảnh và không quá 200 chữ nội dung chia sẻ đi kèm, chúng tôi phải học một điều: Sự chân thành”, Tuấn nói. “Anh cứ nghĩ mà xem, ở Hà Nội này, tự nhiên có mấy đứa thanh niên cầm máy ảnh lại gần hỏi: “Điều gì khiến anh/chị hạnh phúc?”. Người ta sẽ nhìn mình như thế nào và có trả lời không?”. Có lẽ, với đa số người Hà Nội, tình huống đó khá là… nhạy cảm.

Trong khoảng một tháng đầu tiên, 5 bạn trẻ trong nhóm đã vấp phải một bức tường vô hình khi nói chuyện với những người dân Hà Nội họ gặp trên đường phố. Bức tường vô hình đó là sự e ngại, thậm chí nghi ngờ về hành động của những thanh niên này. Nhưng rồi khi hiểu ra rằng cần phải chân thành mới có được niềm tin và sự chia sẻ, họ đã dễ dàng có được những câu chuyện tưởng như vô cùng bình thường nhưng lại có sự lôi cuốn và truyền cảm mạnh mẽ với bất cứ ai ghé qua địa chỉ facebook.com/humansofhanoi.

“Thành phố mà chúng ta yêu quý không phải được tạo nên bởi một vài cá nhân mà bởi tất cả những con người đang sống ở đây. Họ đều thật bình dị, vô danh, nhưng câu chuyện của họ lại rất hay, và khiến chúng ta yêu thành phố này hơn rất nhiều”, Long – một thành viên của dự án tâm sự. Đúng vậy, những nhân vật của HoHN là những người rất bình thường như một người bán hàng rong, một em học sinh, một người bạn nước ngoài hay một ông già trong công viên…

Tôi hỏi Tuấn và Long, vậy khi thực hiện dự án này, mục đích của họ là gì? “Trước hết công việc này thỏa mãn được thú vui chụp ảnh và tình cảm chúng tôi dành cho Hà Nội. Thế nhưng khi làm rồi chúng tôi nhận ra rằng hiệu ứng của một dự án xã hội phải xa hơn sự thỏa mãn những nhu cầu chủ quan…”, Tuấn nói.

Hướng phát triển của HoHN sẽ là một dự án mở. Mở ở đây trước hết là cách làm. Từ những câu chuyện chia sẻ, trong tương lai gần mỗi tháng sẽ có một tới hai nhân vật được chọn ra và làm sâu hơn thành clip ngắn. Tháng 6 này một triển lãm về dự án sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh sẽ được bán để phục vụ mục đích từ thiện. Xa hơn nữa nhóm bạn trẻ này muốn sớm thực hiện được cuốn sách ảnh HoHN và lợi nhuận cũng vẫn phục vụ các mục đích xã hội. “Chúng tôi sẽ tổ chức các talkshow để trao đổi về những chủ đề cụ thể. Đơn cử như câu chuyện “Làm sao để chân thành” cũng đủ là đề tài thú vị mà chúng tôi có thể chia sẻ với mọi người”, Tuấn cho biết.

Một ý nghĩa khác của chữ “Mở” là dự án này sẽ không thuộc về riêng nhóm khởi xướng mà sẽ mở rộng đối tượng tham gia xây dựng, bởi “Hà Nội đâu phải của riêng chúng tôi và nếu bạn chẳng ban giờ kể hết được những câu chuyện về những con người Hà Nội thì tức là dự án này sẽ không ngừng lại…”.

Xin được kết bài viết này bằng mấy câu thơ của nhà thơ Nga E.A.Evtushenko mà ngay khi tiếp xúc với dự án Humans of Hanoi người viết đã luôn bị luẩn quẩn trong đầu: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử. Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ. Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu?”.

* Địa chỉ blog của dự án HoHN: humansofhanoi.tumblr.com

Một số hình ảnh của dự án:

 

Điều cô tự hào nhất chính là các con của cô. Đổi bằng vàng cũng không bằng tình cảm của chúng dành cho cô đâu! Hồi nhỏ, ở lớp con trai cô tổ chức học thêm, có mỗi con cô là không đăng ký. Khi cô giáo trách, cậu con trai mới tâm sự rằng: “Con thưa cô, nhà con nghèo, bố mẹ con làm công nhân, em gái lại hay ốm nên con không muốn bố mẹ con phải vất vả trả thêm tiền học cho con ạ”.  Cũng may từ bé đến lớn, hai đứa chăm chỉ và chịu khó học lắm. Con trai cô mới ra trường và đang ở bên Malaysia làm kiến trúc sư. Dù cuộc sống có đắt đỏ thế nào nhưng cu cậu vẫn cố gắng gửi chút tiền về cho mẹ và lúc nào cũng dặn: “Mẹ dùng tiền đấy mà tiêu, không phải tăng ca để kiếm tiền nuôi em nữa đâu”.

Điều cô tự hào nhất chính là các con của cô. Đổi bằng vàng cũng không bằng tình cảm của chúng dành cho cô đâu! Hồi nhỏ, ở lớp con trai cô tổ chức học thêm, có mỗi con cô là không đăng ký. Khi cô giáo trách, cậu con trai mới tâm sự rằng: “Con thưa cô, nhà con nghèo, bố mẹ con làm công nhân, em gái lại hay ốm nên con không muốn bố mẹ con phải vất vả trả thêm tiền học cho con ạ”.
Cũng may từ bé đến lớn, hai đứa chăm chỉ và chịu khó học lắm. Con trai cô mới ra trường và đang ở bên Malaysia làm kiến trúc sư. Dù cuộc sống có đắt đỏ thế nào nhưng cu cậu vẫn cố gắng gửi chút tiền về cho mẹ và lúc nào cũng dặn: “Mẹ dùng tiền đấy mà tiêu, không phải tăng ca để kiếm tiền nuôi em nữa đâu”.

 

“Mình đi làm từ thiện chẳng vì gì cả, mình thích thì làm thôi. Khi các bạn đi và nhìn ánh mắt của những đứa trẻ trên đó thì các bạn sẽ hiểu”.

“Mình đi làm từ thiện chẳng vì gì cả, mình thích thì làm thôi. Khi các bạn đi và nhìn ánh mắt của những đứa trẻ trên đó thì các bạn sẽ hiểu”.

 

“Công việc của anh bắt đầu từ 12 giờ đêm. Cứ loanh quanh ở mấy khu phố cổ ở Hà Nội này thôi, anh rình mấy chỗ cống rãnh, ẩm thấp để bắt chuột. Lúc đầu làm anh còn cảm thấy hơi ghê ghê, nhưng vì miếng cơm manh áo và làm nhiều nên cũng quen dần. Riêng anh bây giờ chẳng sợ gì hết, chuột cống, chuột nhà từ bé đến to bắt hết cho vào cái lồng sắt này luôn! Mà này, em đừng nghĩ nghề này hiếm nhé, nhiều người đi làm như anh lắm em ạ. Nhất là mùa nó sinh đẻ nhiều, chuột được bán theo cân - những 80 nghìn/cân đấy em!”.

“Công việc của anh bắt đầu từ 12 giờ đêm. Cứ loanh quanh ở mấy khu phố cổ ở Hà Nội này thôi, anh rình mấy chỗ cống rãnh, ẩm thấp để bắt chuột. Lúc đầu làm anh còn cảm thấy hơi ghê ghê, nhưng vì miếng cơm manh áo và làm nhiều nên cũng quen dần. Riêng anh bây giờ chẳng sợ gì hết, chuột cống, chuột nhà từ bé đến to bắt hết cho vào cái lồng sắt này luôn! Mà này, em đừng nghĩ nghề này hiếm nhé, nhiều người đi làm như anh lắm em ạ. Nhất là mùa nó sinh đẻ nhiều, chuột được bán theo cân – những 80 nghìn/cân đấy em!”.

 

“Quê Thanh Hóa của anh già trẻ trai gái đều lên đây làm nhiều lắm. Làm đánh giày, bán kẹo cao su dạo, nhất là mấy đứa con nít, bé tí tuổi mà đã đi làm. Anh thì chắc chắn không thế! Nhất quyết để con anh ở nhà để còn được học hành tử tế. Đến vợ anh thất nghiệp cũng muốn lên Hà Nội lắm nhưng anh khuyên vợ anh ở nhà để lo cho con ăn học. Chứ bây giờ cả hai vợ chồng lên Hà Nội kiếm tiền thì chẳng có ai chăm con. Đời anh đã khổ quá rồi nên bằng mọi giá mình không thể để con lại khổ như mình được!”.

“Quê Thanh Hóa của anh già trẻ trai gái đều lên đây làm nhiều lắm. Làm đánh giày, bán kẹo cao su dạo, nhất là mấy đứa con nít, bé tí tuổi mà đã đi làm. Anh thì chắc chắn không thế! Nhất quyết để con anh ở nhà để còn được học hành tử tế. Đến vợ anh thất nghiệp cũng muốn lên Hà Nội lắm nhưng anh khuyên vợ anh ở nhà để lo cho con ăn học. Chứ bây giờ cả hai vợ chồng lên Hà Nội kiếm tiền thì chẳng có ai chăm con. Đời anh đã khổ quá rồi nên bằng mọi giá mình không thể để con lại khổ như mình được!”.

 

“- Cô có bao giờ định làm nghề khác không ạ? - Không. Cô bán đến khi nghỉ hưu. - Nghỉ hưu là sao ạ? - Là già không bán được nữa mới nghỉ. Cô theo mẹ bán hàng từ năm 14 tuổi. Giờ mẹ già yếu ở nhà rồi nhưng hàng ngày vẫn giúp cô làm hàng để bán đấy”.

“- Cô có bao giờ định làm nghề khác không ạ? – Không. Cô bán đến khi nghỉ hưu. – Nghỉ hưu là sao ạ? – Là già không bán được nữa mới nghỉ. Cô theo mẹ bán hàng từ năm 14 tuổi. Giờ mẹ già yếu ở nhà rồi nhưng hàng ngày vẫn giúp cô làm hàng để bán đấy”.

 

“- Em không có mẹ chị ạ. - Tại sao thế? - Mẹ em bỏ đi từ khi em mới 2 tháng tuổi. Bà nội dặn, có ai hỏi thì nói là em không có mẹ. Bây giờ bà em già yếu sắp chết rồi. Còn bố em thì bị bệnh, bệnh gì thì em không thể nói được”.

“- Em không có mẹ chị ạ. – Tại sao thế? – Mẹ em bỏ đi từ khi em mới 2 tháng tuổi. Bà nội dặn, có ai hỏi thì nói là em không có mẹ. Bây giờ bà em già yếu sắp chết rồi. Còn bố em thì bị bệnh, bệnh gì thì em không thể nói được”.

 

“Trước đây tôi là một cậu bé rất mải chơi, không quan tâm đến việc gì cả từ gia đình, bạn bè cho tới mọi người xung quanh. Tôi cũng không rõ điều hạnh phúc nhất của tôi là gì? Tuy nhiên, sau khi gặp phải một biến cố gia đình - điều này đã khiến tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Và tôi đã xác định được điều hạnh phúc nhất của tôi đó là: Có thể khiến mọi người xung quanh tôi tự hào về những việc tôi đã và đang làm. Và người mà tôi muốn chứng tỏ nhất là bố tôi, và bố tôi đã không còn nữa...”.

“Trước đây tôi là một cậu bé rất mải chơi, không quan tâm đến việc gì cả từ gia đình, bạn bè cho tới mọi người xung quanh. Tôi cũng không rõ điều hạnh phúc nhất của tôi là gì? Tuy nhiên, sau khi gặp phải một biến cố gia đình – điều này đã khiến tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Và tôi đã xác định được điều hạnh phúc nhất của tôi đó là: Có thể khiến mọi người xung quanh tôi tự hào về những việc tôi đã và đang làm. Và người mà tôi muốn chứng tỏ nhất là bố tôi, và bố tôi đã không còn nữa…”.

 

“Ước mơ của em là đỗ vào Đại học Bách Khoa và giờ đã thành sự thật. Hồi bé em hay làm bố mẹ thất vọng lắm. Có lần đi chăn trâu mải chơi để trâu ăn hết lúa của người ta, về bị bố đánh. Lớn lên thì em cũng đỡ hư và đỡ làm bố mẹ thất vọng hơn”.

“Ước mơ của em là đỗ vào Đại học Bách Khoa và giờ đã thành sự thật. Hồi bé em hay làm bố mẹ thất vọng lắm. Có lần đi chăn trâu mải chơi để trâu ăn hết lúa của người ta, về bị bố đánh. Lớn lên thì em cũng đỡ hư và đỡ làm bố mẹ thất vọng hơn”.

 

”Năm nào tôi cũng đến Việt Nam du lịch 2 lần vào tháng 4 và tháng 10. Thực ra chẳng có lý do gì to lớn cả, đơn giản chỉ vì tôi yêu Hà Nội thôi!”.

”Năm nào tôi cũng đến Việt Nam du lịch 2 lần vào tháng 4 và tháng 10. Thực ra chẳng có lý do gì to lớn cả, đơn giản chỉ vì tôi yêu Hà Nội thôi!”.

 

- Cháu chào ông! Cháu có thể nói chuyện với ông một chút được không ạ? - Anh nói chuyện với tôi có mục đích gì? - Dạ không, cháu chỉ nói chuyện cho vui thôi ạ. - Tôi có mỗi chuyện hành quân ngày xưa để kể cho anh thôi. Ngày xưa hành quân từ 4 giờ sáng đến 4 giờ chiều, tổng cộng 12 tiếng đồng hồ mà cởi truồng lội sông đến chục lần. Cả đội 500 thằng cả 500 thằng cởi truồng, cho quần áo vào bọc lội sông lội suối. Không ngại gì kể cả có mấy bà con gái ở đó cười. Hành quân thế mà mỗi thằng có 5 lạng cơm to bằng nắm tay thôi. - Động lực nào khiến ông quyết định đi bộ đội ạ? - Lúc đó tôi đi bộ đội vì hồi bé nhìn thấy máy bay nó rơi sáng loáng ở nhà máy điện Yên Phụ, rồi máy bay mắc vào khinh khí cầu ở Hồ Gươm, biết sợ gì đâu, thấy đẹp thấy thích nên đi bộ đội thôi.

– Cháu chào ông! Cháu có thể nói chuyện với ông một chút được không ạ? – Anh nói chuyện với tôi có mục đích gì? – Dạ không, cháu chỉ nói chuyện cho vui thôi ạ. – Tôi có mỗi chuyện hành quân ngày xưa để kể cho anh thôi. Ngày xưa hành quân từ 4 giờ sáng đến 4 giờ chiều, tổng cộng 12 tiếng đồng hồ mà cởi truồng lội sông đến chục lần. Cả đội 500 thằng cả 500 thằng cởi truồng, cho quần áo vào bọc lội sông lội suối. Không ngại gì kể cả có mấy bà con gái ở đó cười. Hành quân thế mà mỗi thằng có 5 lạng cơm to bằng nắm tay thôi. – Động lực nào khiến ông quyết định đi bộ đội ạ? – Lúc đó tôi đi bộ đội vì hồi bé nhìn thấy máy bay nó rơi sáng loáng ở nhà máy điện Yên Phụ, rồi máy bay mắc vào khinh khí cầu ở Hồ Gươm, biết sợ gì đâu, thấy đẹp thấy thích nên đi bộ đội thôi.

Nhóm thực hiện

Bài: Độc Cầm – Hình ảnh: Humans of Hanoi

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more