Từ hưng thịnh đến bị cấm: Chặng đường lịch sử của túi nhựa
Với chủ đề về chấm dứt việc sử dụng túi nhựa nhân Ngày Môi Trường Thế giới, cùng ELLE Việt Nam tìm hiểu lịch sử hình thành túi nylon nhé!
Được đánh giá là một đột phá hiếm hoi trong những năm 1970, túi nhựa hiện nay là một sản phẩm có mặt ở khắp nơi, được sản xuất với tốc độ một nghìn tỷ bao trên một năm. Khi mới xuất hiện, túi nhựa được ca tụng như một món đồ tiện nghi và khiến cuộc sống của con người trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Nhưng, chúng ta ngày càng phụ thuộc vào túi nhựa, sử dụng chúng vô tội vạ bất kể có thực sự cần thiết hay không. Với độ phủ sóng từ dưới đáy đại dương lên đến đỉnh núi Everest, túi nylon đang đặt ra các thách thức lớn về môi trường. Để rồi, có bao giờ bạn thốt lên rằng: “ai đã tạo ra chiếc túi này vậy?”.
Với chủ đề về chấm dứt việc sử dụng đồ nhựa của Ngày Môi trường Thế giới năm nay, 5/6/2018, hãy cùng ELLE tìm hiểu lịch sử của túi nylon nhé!
1933 – Polyethylene, loại nhựa được sử dụng thường xuyên, xuất hiện một cách vô tình trong một nhà máy hóa chất ở Northwitch, Anh. Trước đó, Polyethylene có tạo hình túi nhỏ, và là loại nhựa tổng hợp đầu tiên được sử dụng trong thực tế của các ngành công nghiệp. Ban đầu nó được bí mật sử dụng bởi quân đội Anh trong Thế chiến thứ II.
1965 – Túi mua sắm bằng polyethylene một mảnh được cấp bằng sáng chế bởi công ty Thụy Điển Celloplast. Được thiết kế bởi kỹ sư Sten Gustaf Thulin, túi nylon nhanh chóng bắt đầu thay thế vải và nhựa PE ở châu Âu.
1979 – Đã thống trị 80% thị trường túi và bao bì ở Châu Âu, túi nhựa xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và ra mắt ở Hoa Kỳ. Các công ty nhựa bắt đầu quảng bá sản phẩm của họ là ưu việt hơn túi giấy và túi tái chế trong thị trường.
1982 – Safeway và Kroger, hai dây chuyền sản xuất lớn nhất ở Mỹ, chuyển sang mặt hàng túi nhựa. Nhiều doanh nghiệp khác cũng làm theo. Dự đoán đến cuối thập kỷ, túi nhựa sẽ gần như thay thế các sản phẩm từ giấy trên toàn thế giới.
1997 – Thủy thủ và nhà nghiên cứu Charles Moore khám phá ra bãi rác ở nơi tập trung nhiều dòng hải lưu nhất của các đại dương – Thái Bình Dương. Một lượng lớn chất thải nylon đã bị tích tụ ở đây, đe dọa môi trường sống của các sinh vật biển. Loài rùa biển ăn các túi nhựa do nhầm lẫn chúng với sứa. Vì vậy, đây thường được xem là mối đe dọa lớn đối với loài sinh vật này.
2002 – Bangladesh là thành phố đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm sử dụng túi nhựa, sau khi họ biết được đây là nguyên nhân chính dẫn đến ách tắc hệ thống thoát nước trong mùa lũ lụt. Một số đất nước khác cũng bắt đầu làm theo Bangladesh.
2011 – Cứ mỗi phút trôi qua, một triệu túi nhựa sẽ được tiêu thụ trên toàn thế giới.
2017 – Kenya ban lệnh cấm túi nhựa, trở thành một trong 12 quốc gia tham gia vào công cuộc giảm thiểu việc sử dụng túi nhựa thông qua các khoản phí hoặc lệnh cấm.
2018 – #BeatPlasticPollution (chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa) được chọn làm chủ đề chính của Ngày Môi trường Thế giới, được công bố bởi Ấn Độ. Các công ty và các chính phủ quanh thế giới tiếp tục công bố những cam kết mới trong việc xử lý chất thải nhựa.
Ngay bây giờ, bạn có thể bắt đầu việc cân nhắc có nên sử dụng túi nhựa hay không, và làm thế nào để giảm thiểu cũng như hoàn toàn không còn phụ thuộc vào chúng nữa. Chỉ cần bạn muốn, mọi thứ đều có thể thực hiện được!
—
Xem thêm:
“GAP for Good”: Thời trang GAP và thông điệp phát triển bền vững cùng môi trường
Lược dịch: Như Trần
Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE/ World Environment Day Global