Hoài niệm với 10 bãi biển nổi tiếng thế giới trong những bức ảnh cũ

Đăng ngày:

Bãi biển là địa điểm du lịch lý tưởng cho bất cứ kỳ nghỉ nào. Một số bãi biển nổi tiếng đã trở thành điểm du lịch từ hơn 100 năm trước, số khác lại chỉ mới được khai phá trong thời gian gần đây. Dưới đây là những tấm ảnh cũ chụp lại 10 bãi biển nổi danh trên thế giới, cho thấy khung cảnh những khu vực này một thời chưa được con người khai thác du lịch.

bãi biển nổi tiếng ở Đảo Coney, Mỹ

Đảo Coney trở thành bãi biển du lịch vào năm 1829, khi khách sạn Coney Island bắt đầu đi vào kinh doanh. Dạo bộ trên lối đi lót ván bên bờ biển đảo Coney từng là một trải nghiệm xa xỉ, quý tộc.

Thế kỷ thứ 21, người ta thoải mái để lộ làn da, ngồi tắm nắng thảnh thơi cũng trên chính lối đi lót ván này. Đảo Coney vẫn luôn là “điểm nóng” ở Mỹ mỗi mùa Hè, với hơn 400.000 khách ghé thăm vào năm 2010.

Khách du lịch đi bộ dọc bờ biển và mua sắm ở đảo Coney, Brooklyn, New York năm 1897

Khách du lịch đi bộ dọc bờ biển và mua sắm ở đảo Coney, Brooklyn, New York năm 1897. Ảnh: Byron Collection/Museum of the City of New York

Buổi trưa một ngày nắng nóng trên đảo Coney, New York

Buổi trưa một ngày nắng nóng trên đảo Coney, New York, 14/6/2018. Ảnh: Spencer Platt

Bãi biển Kuta, Bali

Bãi biển nổi tiếng Kuta từng là một thiên đường lướt sóng hoang sơ. Kuta là một trong những thành phố được biết đến nhiều nhất ở Bali nhờ sở hữu hàng loạt nhà hàng, quán bar, khách sạn, trung tâm mua sắm, công viên nước siêu lớn và bãi biển đẹp hút hồn.

Tuy nhiên, sự nổi tiếng cũng có cái giá của nó. Đón hàng ngàn khách du lịch mỗi kỳ nghỉ, bãi biển Kuta đang bị ô nhiễm bởi hàng tấn mảnh nhựa dạt trên bờ biển, cản trở du khách xuống bơi, lặn hay lướt sóng như ngày trước.

Bãi biển Kuta, Bali năm 1993

Bãi biển Kuta, Bali năm 1993. Ảnh: Patrick Durand/Sygma

Du khách ôm ván lướt sóng

Du khách ôm ván lướt sóng đi trên bãi biển Kuta đầy mảnh nhựa và rác thải bị thủy triều dạt lên ngày 9/12/2018. Ảnh: Sonny Tumbelaka/AFP

Bãi biển New Jersey, Mỹ

Một thời, những người đến New Jersey phải ăn mặc thật trang trọng và quý phái chỉ để đi dạo bên bờ biển, trông khá kỳ quặc và không hợp hoàn cảnh chút nào. Thời nay, thời trang của du khách đến nơi này trông thoải mái hơn nhiều rồi.

Mọi người dạo chơi ở thành phố Atlantic, New Jersey

Mọi người dạo chơi trên bãi biển ở thành phố Atlantic, New Jersey. Ảnh: Bettmann/Getty Images

Một gia đình tại bãi biển Point Pleasant, New Jersey

Một gia đình tại bãi biển Point Pleasant, New Jersey ngày 30/8/2011. Ảnh: Wayne Parry/AP

Vịnh Maya, Thái Lan

Bãi biển nổi tiếng tại vịnh Maya, Thái Lan được biết đến nhiều hơn sau bộ phim The Beach (2000) vì được miêu tả như một thiên đường nguyên sơ rộng lớn, vắng bóng con người. Bức ảnh cũ được chụp trước khi bộ phim ra mắt cho thấy hòn đảo xinh đẹp đến thế nào trước khi hàng triệu du khách đổ xô đến.

Chỉ sau một đêm, bãi biển này đã trở thành tâm điểm hút khách du lịch. CNN đưa tin theo chính phủ Thái Lan, khu vực này tiếp nhận 2,5 triệu khách tham quan trong năm 2018, tăng nửa triệu người so với năm 2017.

Hiện tại, bãi biển này đã bị đóng cửa vô thời hạn để giúp hệ sinh thái hồi phục sau những tác hại khách du lịch gây ra.

Những chiếc thuyền đánh cá bên bãi cát trắng lấp lánh ở vịnh Maya, Koh Phi Phi, miền Nam Thái Lan

Những chiếc thuyền đánh cá bên bãi cát trắng lấp lánh ở vịnh Maya, Koh Phi Phi, miền Nam Thái Lan. Ảnh: Ben Davies/LightRocket

Đám đông du khách tại vịnh Maya, Koh Phi Phi, miền Nam Thái Lan

Đám đông du khách tại vịnh Maya, Koh Phi Phi, miền Nam Thái Lan tháng 4/2018. Ảnh: Lillian Suwanrumpha/AFP

Bãi biển Venice, California, Mỹ

Bãi biển nổi tiếng Venice từng nằm cạnh một khu vực khai thác dầu. Thành phố khá chật vật trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế do kinh tế chủ yếu dựa vào ngành du lịch. Việc khám phá ra mỏ dầu dọc theo bờ biển đã cứu lấy thành phố, nhưng với một cái giá quá đắt. Dầu bắt đầu làm ô nhiễm biển, kênh rạch và cả không khí.

Đến những năm 90, mỏ dầu khô cạn và bãi biển trở thành ưu tiên chính của Venice. Theo trang Atlas Obscura, các giếng dầu đã bị đóng từ thập nhiên 70 và hoàn toàn cạn vào thập niên 90, dân chúng khao khát muốn lấy lại bãi biển năm xưa. Tất cả các tháp khoan được tháo dỡ, tháp duy nhất còn lại được cải tạo thành một ngọn hải đăng.

Các giếng dầu tại bãi biển Venice năm 1931

Các giếng dầu tại bãi biển Venice năm 1931. Ảnh: Ullstein bild/Getty Images

Một người cưỡi trên những con sóng tại biển Venice, Los Angeles

Một người cưỡi trên những con sóng tại biển Venice, Los Angeles tháng 1/2019. Ảnh: Valery SharifulinTASS/Getty Images

Đảo Boracay, Philippines

Đảo Boracay từng bị chìm trong rác thải hàng năm trời, thậm chí người ta còn không thể nhìn thấy bãi biển bên dưới hàng tấn rác và mảnh nhựa. Ông Rodrigo Duterte – Tổng thống Philippines đương nhiệm – từng gọi hòn đảo này là một “hố phân”.

Trong 6 tháng đóng cửa, chính quyền địa phương đã tháo dỡ toàn bộ các đường ống thải bất hợp pháp, đóng hoặc phá hủy các khách sạn chưa được đăng ký và mở rộng đường xá. Nay, hòn đảo có sức chứa 19.000 khách du lịch, cấm tiệc tùng, hút thuốc, uống rượu và bán hàng rong trên bãi biển. Những quy định này có vẻ khắt khe, nhưng chúng chính là điều các bãi biển cần để phục hồi nguyên trạng.

Những người nhặt rác đang làm việc giữa hàng núi rác thải

Những người nhặt rác đang làm việc giữa hàng núi rác thải bị đổ trên sườn đồi ở hòn đảo nghỉ mát Boracay, Philippines tháng 6/2005. Ảnh: Joel Nito/AFP

Đảo Boracay, tháng 12/2018

Đảo Boracay, tháng 12/2018. Ảnh: Dmitry Pichugin/Shutterstock

Bãi biển thành phố Atlantic

Vào thế kỷ thứ 19, thành phố Atlantic từng là điểm du lịch biển hấp dẫn nhất bờ Đông nước Mỹ. Ngựa, xe dập dìu, chạy trực tiếp trên bãi cát.

Đáng tiếc, bãi biển nổi tiếng này rơi vào tình trạng khó khăn suốt mấy năm qua. Đến năm 2016, thành phố Atlantic trả xong khoản nợ 500 triệu đô la, được biết đến như thành phố của các sòng bài và tội phạm hơn là của bãi biển đẹp.

Đám đông trên bãi biển thành phố Atlantic

Đám đông trên bãi biển thành phố Atlantic. Ảnh: Hulton Archive/Getty Images

Chiếc tàu cứu hộ nằm trên bãi biển nổi tiếng

Chiếc tàu cứu hộ nằm trên bờ, đối diện khách sạn Trump Plaza ngày 28/8/2015 tại Atlantic, New Jersey. Ảnh: John Moore/Getty Images

Bãi biển Miami, Florida

Năm 2015, bãi biển nổi tiếng này đón sinh nhật lần thứ 100 của mình. Số liệu năm 2017 cho thấy 15,8 triệu du khách đã ghé thăm Miami, chi tiêu đến 25,9 tỷ đô la.

Giao thông trên đại lộ Collins Ave.

Giao thông trên đại lộ Collins Ave. – con đường chính của thành phố. 6 trong 10 xe có biển số không thuộc Florida, giữa dân số khoảng 20.000 người. Ảnh: Alfred Eisenstaedt/Pix Inc.

Đường chân trời của bãi biển Miami đặc kín các căn hộ và khách sạn

Đường chân trời của biển Miami đặc kín các căn hộ và khách sạn. Ảnh: Jeffrey Greenberg/UIG

Bờ biển Outer Banks, Bắc Carolina

Outer Banks là bờ biển nổi tiếng nhất khu vực Bắc Carolina. Nhiều người chọn xây nhà trên bãi biển này nhưng có lẽ đó không phải lựa chọn khôn ngoan. Các bãi biển ở Outer Banks đang bị xói mòn và mực nước biển dâng cao, khiến các ngôi nhà dọc bên bờ chìm trong nước. Suốt 150 năm qua, bãi biển này đã rút ngắn hơn 760 mét, chỉ còn lại khoảng 25% kích thước ban đầu của nó.

Người dân tắm nắng bên bãi biển nổi tiếng Outer Banks

Người dân tắm nắng bên bờ biển Outer Banks tháng 7/1953. Ảnh: Hy Peskin/Getty Images

Một ngôi nhà trên bãi biển bị thủy triều bao vây năm 2016

Một ngôi nhà trên bãi biển bị thủy triều bao vây năm 2016. Ảnh: John Greim/LightRocket

Đảo Cozumel, Mexico

Nhiều thập kỷ trước, Cozumel từng là một hòn đảo chẳng ai biết đến. Đến năm 2015, hòn đảo nay có vẻ nhỏ bé so với lượng khách du lịch đến đây: gần 4 triệu người trên mỏm đất chỉ nhỉnh hơn 480 km vuông.

Lượng thuyền bè lưu thông cũng không tốt cho vùng nước quanh hòn đảo này. Theo BBC, Cozumel là cảng tàu thủy nổi tiếng thứ hai thế giới. Các con tàu khiến nước biển ấm lên, gây hại cho các rạn san hô. Hành khách trên các chuyến tàu cũng xả ra lượng rác nhiều gấp 5 lần rác sinh hoạt của cư dân bản địa.

Kỳ nghỉ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại đảo Cozumel

Kỳ nghỉ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại đảo Cozumel năm 1969. Ảnh: Toronto Star Archives/Getty Images

Tàu thuyền liên tục cập bến và khởi hành từ cảng Cozumel

Tàu thuyền liên tục cập bến và khởi hành từ cảng Cozumel. Ảnh: MyLoupe/Universal Images Group

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Thùy Anh

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: Business Insider

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more