Phần bên trong của ốc đảo này được thiết kế bởi kiến trúc sư Peter Marino và thiết kế sắp đặt bởi Richard Deacon, với nội thất mang phong cách đại dương thu hút những du khách yêu thích sự thám hiểm và khám phá những điều mới lạ. Ốc đảo Louis Vuitton tại Marina Bay Sands đã chính thức khai trương vào ngày 18/9 vừa qua tại Singapore.
Nơi giao thoa của các nền văn hóa
Tương tự như các ngôi nhà maison khác của Louis Vuitton trên khắp thế giới, Louis Vuitton Island được thiết kế với sự cam kết tuyệt đối dành cho nghệ thuật và đời sống văn hóa của thành phố. Yves Carcelle, Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành của Louis Vuitton giải thích: “Xa hoa và nghệ thuật đều thể hiện tình cảm và đam mê. Du khách đến không chỉ để mua sắm, mà còn đến vì những trải nghiệm cảm xúc đặc biệt và niềm đam mê với nghệ thuật hàng hải.
Cuộc trò chuyện vói ông Richard Deacon
Sự cộng tác của ông với Louis Vuitton đã bắt đầu như thế nào thưa ông?
Ý tưởng này xuất phát từ Peter Marino. Vào tháng 10 năm 2010 ông ấy có tham dự một cuộc triển lãm của tôi tại Galarie Ropac ở Paris, và lúc đó ông ấy đã bắt đầu bắt tay vào làm việc cho dự án ốc đảo Louis Vuitton tại Marina Bay Sands ở Singapore. Ông ấy đã đề nghị liệu tôi có thể thiết kế cho cửa hiệu có một không hai này không, tôi đã đến Singapore để xem xét địa điểm, và chỉ sau một lúc quan sát xung quanh vị trí này tôi đã thực sự hứng thú. Đây là lần đầu tiên tôi thiết kế một tác phẩm sắp đặt cho một không gian như thế này.
“Thanh chắn trên cao” (“upper strut”) là một thiết kế độc đáo. Phải chăng không gian đặc biệt của cửa hiệu đã gây càm hứng cho ông thực hiện ý tưởng đó?
Tôi ngay lập tức đã được truyền cảm hứng bởi ngôi nhà với không gian bằng kính nằm lọt ra ngoài khu phức hợp và nằm trên mặt vịnh như thế này. Tại đây, chúng ta có thể ngắm toàn bộ mặt nước và cảnh quanh vịnh ở bất cứ góc nào trong tòa nhà này. Các yếu tố cơ bản cho toàn bô công trình nghê thuât này chính là 4 thanh gỗ dài duoc xoắn lai với nhau, được tách ra và sắp xếp lai tao thành hinh dang của tác phẩm. Vớii tôi, kết quả hình dáng của tác phẩm, với các đường gợn sóng và những mối cắt qua nhau, luôn luôn truyền tải trạng thái bồng bềnh dợn sóng – trang thai của chất lỏng, gợi nhớ đến sự dịch chuyển không ngừng của bề mặt nước.
Gỗ đóng vai trò quan trọng trong thiết kế cửa hiệu và công trình của ông. Có phải gỗ là một vật liệu khá đặc biệt đối với ông?
Tôi làm việc với rất nhiều vật liệu khác nhau, nhưng gỗ là vật liệu mà tôi đã sử dụng trong 40 năm nay. Bạn sẽ luôn khám phá ra nhiều cách khác nhau để sử dụng chúng. Tôi thích uốn cong nó và xoắn nó theo những cách mà bạn thực sự không nghĩ đến hay có thể tưởng tượng ra. Tôi không ngừng tìm tòi các cách thức và thao tác khác nhau đối với chất liệu gỗ, chuyển đổi một vật liệu tưởng chừng như quen thuộc thành bề mặt thật đẹp và phức tạp. Đối với công trình độc đáo này, chúng tôi đã lựa chọn kỹ càng gỗ của Anh và sấy khô nó theo cách tự nhiên. Thật ra còn một ma thuật đặc biệt liên kết giữa cảm giác mềm mại của chất lỏng của tác phẩm và chất liệu khá cứng này. Qua việc xoắn các đầu gỗ lại với nhau thay vì chỉ bẻ cong nó, bạn sẽ được chiều dài hình ốc vít. Những chi tiết xoắn có thể được tháo dỡ để tạo ra những đường phức tạp. Những đường chồng chéo lên nhau này tạo cho bạn cảm giác phức tạp và cả ảo giác của bề mặt chuyển động, mặc dù rõ ràng nó được làm từ vật liệu cố định và cứng.
Đâu là những thách thức lớn nhất của ông thưa ông?
Thách thức lớn trong việc sáng tác bất kỳ công trình nghệ thuật nào chính là luôn luôn phải tạo ra một điều gì đó thỏa mãn được tham vọng và sức tưởng tưởng của bạn. Vào cuối ngày, chắc chắn phải có một vài thứ nào đó làm bạn thấy tự hào, và nó làm bạn cảm thấy rằng mình đang đóng góp cho công chúng, bất kể công chúng là ai. Một thách thức cụ thể nữa trong công trình nghệ thuật này chính là kích cỡ. Nó đặc biệt lớn, kích thước 8x15m. Nó quá lớn để có thể lắp ráp trong xưởng của tôi và cũng quá lớn để di chuyển nó. Chúng tôi đã quyết định tách chúng ra thành 3 phần chồng lên nhau và có thể lắp ráp được. Thách thức cuối cùng của chúng tôi chính là làm sao cho nó vừa với không gian bên trong. Công trình được treo lên và chúng tôi phải cộng tác với kiến trúc sư để đảm bảo rằng họ biết được vị trí các điểm ở đâu. Sự phối hợp giữa nhóm cộng sự của tôi, nhóm kiến trúc sư, và Louis Vuitton, trong khoảng thời gian ngắn sít sao, thật là một thử thách tương đối lớn.
Ông mong muốn người xem lĩnh hội công trình này như thế nào?
“Thanh chắn trên cao” được treo lên để tạo ra một bề mặt nổi bên trong ốc đảo Louis Vuitton. Cửa hiệu này gồm 2 tầng: tầng trệt và tầng lửng. Đối với người xem, thực sự không đơn giản để hiểu làm sao tạo ra tác phẩm khi trông thấy nó lần đầu tiên. Nó là một bộ khung phức tạp để mở và đóng. Công trình có thể được quan sát ở hai điểm khi quan khách đi bên dưới tầng trệt hay bên trên tầng lửng. Từ tầng trệt, ba hình dạng riêng biệt có thể được thấy, nhưng nếu nhìn từ trên gác lửng, do thiết kế rút ngắn lại, nên có thể quan sát thêm những thứ khác. Nếu nhìn từ bên dưới, như thể bạn đang ở bên trong thế giới của tác phẩm, tuy nhiên, từ tầng lửng bạn cảm nhận như mình đang đi thuyền dọc theo bề mặt đó.
Điều kỳ diệu là Peter Marino và đội ngũ thiết kế đã xử lý ánh sáng mặt trời xuyên qua những bức tường kính của tòa nhà một cách rất ấn tượng, đem lại vẻ đẹp lung linh giữa ánh sáng tự nhiên cho nội thất của gian phòng mà vẫn giúp du khách có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp xung quanh của vịnh Marina.
Bài: Bảo Khanh – Ảnh: LV
Phái đẹp – ELLE
Nhóm thực hiện