Lifestyle / Du lịch

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat: Đền Preah Vihear

Theo huyền tích Hindu giáo, đỉnh núi thiêng Meru được các thần chọn làm nơi ngự trị, do vậy khi xây dựng đền thờ, các triều vua của nền văn minh Angkor cũng thường chọn vị trí trên núi cao.

Preah Vihear đền của những ngôi đền

Nguyên do có đến 7 đời vua quyết tâm hoàn thiện công trình kỳ vĩ Preah Vihear là do địa thế đặc biệt. Người Hindu giáo quan niệm đền đài được xây trên núi càng cao, càng chứng minh sự hùng mạnh của vị vua trị vì trong triều đại đó. Nói về công sức đóng góp trong việc xây đền Preah Vihear, Suryavarman I và Suryavarman II là hai vị vua được ghi nhận có nhiều ảnh hưởng nhất đến kiến trúc xây đền. Rất nhiều công trình khác thời Angkor được hai vị vua này kiến thiết như Phimeanakas, Takeo (Suryavarman I), Banteay Samre, Beng Mealea, Thommanon, Chau Say Tevoda, Angkor Wat (Suryavarman II), thế nên kiến trúc Preah Vihear cũng là nguyên mẫu để các đền đài khác chọn làm bản sao khi xây dựng, từ Banteay Srey, Koh Ker, Wat Phou (Lào), đến Angkor Wat, Bayon…

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat Preah Vihear đền của những ngôi đền 1
Kiến trúc đường cong mang dáng hình đuôi rắn thần Naga ở chóp mái, nơi cổng chính Preah Vihear là nguyên mẫu của Banteay Srey và Koh Ker

Preah Vihear được xây nên để thờ thần Shiva, với bố cục kiến trúc trải dài 800m từ chân núi lên đỉnh theo trục Bắc – Nam dựa theo thế
núi của dãy Dongrek. Đây cũng là điểm khác biệt trong kiến trúc đền
đài Angkor, vốn thường bố cục theo đồ hình vuông hoặc đối xứng theo cấu trúc trung tâm. Tổng thể bố cục đền Preah Vihear được phân thành ba tầng rõ rệt, tầng một là cổng chính của đền, tầng hai là cụm kiến trúc có mảng điêu khắc tích truyện khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh, tầng cao nhất nơi đỉnh núi là kiến trúc trung tâm của đền.

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat Preah Vihear đền của những ngôi đền 2
Chi tiết trong trang trí kiến trúc Preah Vihear miêu tả thần Shiva cưỡi bò. Thần Nandin được xây nên để thờ thần Shiv

Đường lên đền Preah Vihear bắt đầu dưới một thung lũng nhỏ ở phía Nam. Để đến được cổng đền, lữ khách phải vượt qua những nấc thang lên con dốc cao ngất, dọc hai bên đường đi là hình ảnh đôi rắn thần Naga khổng lồ án ngữ. Đỉnh dốc cũng là tòa kiến trúc cổng chính, với chóp mái mang hình ảnh đuôi rắn Naga được bố cục theo phương đối xứng, cong vút lên nền trời, được chạm khắc rất tỉ mỉ và chi tiết trên nền đá sa thạch. Hình ảnh này chính là nguyên mẫu gặp lại ở hai ngôi đền Banteay Srey và Koh Ker.

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat Preah Vihear đền của những ngôi đền 3

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat Preah Vihear đền của những ngôi đền 4
Tích truyện khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh được điêu khắc trên mái đền nơi dãy hành lang tầng hai ở Preah Vihear.

Sau cổng chính, một hành lang dài khác mở ra, dẫn lối qua hai tòa thư viện bố trí đối xứng cùng hồ nước bên tay trái. Đền Angkor Wat chính là bản sao của đồ hình kiến trúc này. Tòa kiến trúc chính ở tầng 2 còn có một bản sao khác là đền Wat Phou trên núi Voi ở tỉnh Champasak thuộc miền Nam Lào.

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat Preah Vihear đền của những ngôi đền 5
Khoảng rộng phía sau đền chính cũng là công trường đá để xây nên Preah Vihear.

Không gian đền chính ở tầng ba cũng là nơi cao nhất của núi Dongrek, mặc dù đã bị sụp đổ khá nhiều, nhưng kiến trúc chính của đền vẫn còn tương đối nguyên vẹn, đặc biệt là dãy hành lang có mái che kéo dài quanh tứ diện của đền. Hình ảnh này được lặp lại trong các dãy hành lang của Angkor Wat, nhưng quy mô xây dựng và điêu khắc lớn gấp nhiều lần so với Preah Vihear.

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat Preah Vihear đền của những ngôi đền 6
Nét kiến trúc khác lạ chính là yếu tố chính đưa Preah Vihear trở thành một trong bốn Di sản thế giới tại vương quốc Campuchia. Ảnh dưới Preah Vihear là đền thờ duy nhất của nền văn minh Angkor thờ người phàm – ông Ta Di, một vị tướng trong đạo quân của Campuchia đã tử thủ để bày tỏ lòng yêu nước.

Một chi tiết thú vị dành cho những người khám phá Preah Vihear là ngay phía sau đền chính có một khoảng rộng với những phiến đá lớn đục đẽo dang dở, được xác định chính là công trường đá dùng xây nên Preah Vihear. Nếu so sánh kích thước đá xây đền ở các công trình khác thời Angkor, những phiến đá ở Preah Vihear mang cỡ lớn nhất bởi các công trình sư đã tiên liệu trước sức gió mạnh và rủi ro về thời tiết, cùng dông lốc, bão sét, nên đã sử dụng phiến đá cỡ lớn để xây đền, tạo độ vững chắc cho công trình. Thông thường các đền đài khác phải tận dụng sức voi, sức người, đưa đá sa thạch từ khắp nơi về xây đền, thì việc tận dụng mỏ đá ngay trên núi Dongrek cũng là một lợi thế lớn về nguyên liệu để Preah Vihear được hoàn thiện.

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat Preah Vihear đền của những ngôi đền 7
Tường bao của Preah Vihear là kiến trúc được lặp lại trong xây đền Wat Phou ở Lào.

Tìm hiểu quần thể Angkor Wat Preah Vihear đền của những ngôi đền 8

Các hình thái kiến trúc cùng muôn vàn nét chạm trổ trên nền đá sa thạch ở Preah Vihear vẫn hiện hữu và trường tồn cùng năm tháng, là điểm đến của những bước chân khám phá trên nẻo bước qua thánh tích Hindu giáo ở thời kỳ Angkor.

Xem thêm

Nhà thờ Cha Tam và kiến trúc Gothic ở Chợ Lớn

Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt – Nỗi u hoài về thời gian đã mất

Đường cong hội quán Phước Kiến

Nhóm thực hiện

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)