Khái quát các yếu tố cốt lõi của một công trình kiến trúc bền vững tồn tại trong đời sống, điều kiện thiên nhiên, khí hậu, sinh hoạt của người Việt Nam, theo ông đó là gì?
Cuộc sống ở nông thôn, cốt lõi là tìm cách sống trong sự hài hòa với thiên nhiên. Nhiều thế hệ dân làng đã có tích lũy nhiều kiến thức quý báu về cách sống và tồn tại theo mùa, theo tâm trạng của thiên nhiên. Vì vậy, ở nhiều làng quê, nếu chúng ta sử dụng giải pháp công nghệ và cơ khí để đối phó với sự xói mòn, sạt lở, hậu quả của biến đổi khí hậu thì sẽ không phù hợp với quy luật của thiên nhiên. Ý tưởng về việc giữ làng của tôi dựa trên ba yếu tố quan trọng là sinh thái, nông thôn và cộng đồng. Yếu tố cộng đồng là vô cùng quan trọng bởi không có một hợp đồng nào có thể triển khai thi công được khi việc bảo vệ làng là việc làm hàng ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Và ông đã triển khai ý tưởng của mình như thế nào?
Nông dân Triêm Tây có kinh nghiệm nhưng thiếu kiến thức về kỹ thuật và tài chính. Tôi giúp họ bổ sung hai điều thiếu đó. Một hệ thống “thuận theo dòng nước” được hình thành gồm 3 lớp cỏ. Lớp đầu tiên là cỏ rùi, loại cỏ có thể sống được trong nước, mỗi khi lụt lên, cỏ tự nằm rạp xuống, khi nước xuống, cỏ lại vươn mình. Lớp thứ hai là bậc cỏ voi cao hơn, mạnh hơn, dai hơn, phát triển nhanh. Và bậc cỏ thứ 3 là loại cỏ hương bài (vetiver) có khả năng cắm rễ sâu 2, 3m trong lòng đất, giúp giữ đất bền chặt. Sau một, hai năm thực hiện, các loại cỏ có đủ thời gian để phát triển, sinh trưởng và mạnh lên, thuận theo thiên nhiên khi nước dâng lên. Đây là cách đối phó với dòng nước rất thông minh, bởi xây kè bê tông, tường lên dọc bờ nước để cản nước là sai lầm, không có gì phá mạnh bằng nước, nước chảy đá mòn mà. Cách thiết kế các lớp cỏ theo hình bậc thang đã giúp cho vùng đất Triêm Tây tồn tại.
Từ góc nhìn của người làm chuyên môn, theo ông cái khó khi thực hiện công trình kiến trúc bền vững tại Việt Nam là gì và nó cần được giải quyết theo hướng nào?
Làng Triêm Tây nay đã nổi tiếng vì có chuyện lạ là dân đã biết cách sống cùng con nước. Trước đây, dân họ làm tường bê tông, đốn những rặng tre, nay họ biết giữ tre, giữ vườn. Nhưng cái khó bây giờ là dân làng có phương án nào để sinh hoạt trong văn hóa nông thôn không. 150 hộ dân ở đây cực kỳ nhạy cảm khi có sức ép về tài chính. Ngày xưa, tôi từng cho một hộ dân 300 ngàn đồng để trả tiền điện, nay, cũng miếng đất đó, có người đến trả 1,5 tỷ, hỏi họ phải làm sao. Tôi lo sợ họ bỏ đi, vì người khác đến thì văn hóa làng khó mà gìn giữ được. Hiện nay đã có khoảng 10 hộ dân bán nhà đi. Triêm Tây không chỉ có bụi tre, bờ sông. Ai mà thích đến Triêm Tây nữa khi cả làng là người nơi khác đến mua nhà. Giữ được đời sống nông thôn ở đây với vụ mè, vụ đậu, vụ dưa, phát triển sinh hoạt nông thôn, giữ người trẻ ở lại làng, sống cùng làng thì mới phát triển được làng… Nhịp sống của làng quê, cái hồn của ngôi làng là vấn đề vô cùng đau đầu. Nhưng vấn đề này đã vượt qua tầm của tôi. Đó là câu chuyện mà chính quyền phải giải quyết.
BÀI LIÊN QUAN
Du lịch Đà Nẵng ghé thăm làng Triêm Tây
—
Xem thêm
KTS Nguyễn Hoàng Mạnh: “Kiến trúc sư không cần phải vẽ đẹp”
KTS Lê Hạnh Trường – Thư giãn với thời trang
Kiến trúc sư Tạ Tiến Vĩnh – Kiến trúc cũng cần dũng cảm
Nhóm thực hiện
Bài: Trâm Anh K - Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE