Nguyên Trần và chân lý nghệ thuật của bản thân

Với Nguyên Trần, trường học chính quy có thể là bước đệm quan trọng, nhưng dường như không phải là lựa chọn duy nhất khi bạn theo đuổi công việc sáng tạo.

Nguyên Trần sinh ra tại Hà Nội và hiện đang ở Chicago, Mỹ, Nguyên cộng tác thường xuyên với các đối tác như The New York Times, Amazon, Forbes Vietnam, Chicago Children’s Theatre, ELLE Vietnam, Sadec District, Coffee Republic,… Các tác phẩm của Nguyên đã đăng trên American Illustration, Society of Illustrators, Applied Arts Magazine, 3×3 Magazine, Society of Publication Designers.

Nguyen Tran va chan ly nghe thuat cua ban than 1

Con đường sáng tạo và vẽ minh họa của Nguyên Trần bắt đầu từ khi nào?

Tôi bắt đầu những nét vẽ nguệch ngoạc đầu tiên vào năm 5 hay 6 tuổi gì đó, nhưng chỉ thực sự muốn trở thành một nghệ sĩ vẽ minh họa (Illustrator) khi lên 29 tuổi. Đó là lúc tôi quyết định tham gia khóa Cao học về Illustration tại trường Savannah College of Art andDesign ở Savannah, Georgia, Mỹ.

Nguyen Tran va chan ly nghe thuat cua ban than 2

Bạn đã thu nhận được những gì từ việc học tại trường nghệ thuật?

Nghệ sĩ bậc thầy Andy Warhol từng nói đại ý rằng: “Giỏi kinh doanh là thứ nghệ thuật ấn tượng nhất. Kiếm tiền là một nghệ thuật, làm việc là nghệ thuật và làm kinh doanh giỏi là thứ nghệ thuật đỉnh nhất”. Tôi rất đồng tình với ông ấy. Nghề nghiệp của bạn là gì thì bạn vẫn cần sở hữu kỹ năng kinh doanh, networking, quan hệ khách hàng,quản lý tài chính… Và một điều nữa bạn cần lưu tâm: Nhà trường là chốn an toàn, nhưng ngay khi bước ra khỏi đó, cuộc sống đầy rẫy khó khăn. Bạn cần phải sẵn sàng cho chuyện đó!

Nguyen Tran va chan ly nghe thuat cua ban than 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phong cách riêng của Nguyên Trần là gì?

Tôi đã học Đồ họa in ấn (Printmaking) tại trường Đại học Mỹ Thuật TP. HCM, vì thế tôi muốn giữ một bảng màu nhất định cho các tác phẩm của mình. Tôi cũng muốn đưa thêm một chút chất liệu (Texture) khác vào dù hiện tôi đang làm việc chủ yếu bằng kỹ thuật số. Tôi cho rằng, nói về phong cách hay xu hướng là thừa thãi. Với tôi, một người nghệ sĩ cần uyển chuyển để có thể hoàn thành tốt nhất công việc của mình, dù đó là dự án cá nhân hay thương mại.

Nguyen Tran va chan ly nghe thuat cua ban than 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc được vẽ có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?

Vẽ là một niềm vui lớn nên tôi luôn luôn nỗ lực hết mình. Vẽ tạo ra những dấu ấn cá nhân, thể hiện cách tôi nhìn và hiểu về thế giới này.

Nguyen Tran va chan ly nghe thuat cua ban than 5

 

Nguồn cảm hứng của Nguyên Trần đến từ đâu? Ai là người bạn ngưỡng mộ nhất trong ngành và bạn đã học được gì từ họ?

Tôi thường ký họa thật nhanh những người khách trên chuyến tàu tôi đi làm mỗi ngày vào cuốn sổ tay bé xíu của mình. Tôi cũng kiếm tìm những cách thức mới để kết hợp mọi thứ và lúc nào cũng làm việc nghiêm túc, hết mình. Cảm hứng, trớ trêu thay, lại thường chẳng tới những khi tôi cần đến, vì thế, tôi đã tự rèn mình đức tính kiên nhẫn, phải biết chờ đợi.Tôi ngưỡng mộ rất nhiều người trong ngành này, chủ yếu là những nghệ sĩ có óc hài hước như Christoph Niemann, Peter Arkle, Noma Bar) hay sở hữu kỹ thuật thượng thừa như James Jean, Kim Jung Gi…, còn nhiều nhiều lắm. Tựu trung lại, họ đều là những kẻ chăm chỉ tuyệt đối và có khả năng tạo ra tác phẩm tuyệt vời trong thời gian ngắn. 

Nguyen Tran va chan ly nghe thuat cua ban than 6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thất bại lớn nhất cho tới nay của bạn là gì? Và bạn đã học hỏi được gì?

Thất bại lớn nhất của tôi là khả năng vượt qua chính mình. Đó là một cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn mà tôi phải đối đầu mỗi ngày. Tôi học cách phải cam kết và chấp nhận sẵn sàng hy sinh tới đâu.Tôi cũng nhìn nhận thất bại là bài học, nó sẽ có giá trị ở từng cột mốc của sự nghiệp. Đối với tôi, không có kinh nghiệm nào là tồi cả.

Nguyen Tran va chan ly nghe thuat cua ban than 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự định tiếp theo của bạn?

Tiếp tục làm việc mỗi ngày và thăm mẹ mỗi khi có thể.

Bạn có sợ thay đổi không?

Ai cũng sợ đổi thay phải không? Tôi cũng không là ngoại lệ. Chấp nhận thay đổi nghĩa là chấp nhận rủi ro. Nhưng ở một chiều kích khác, thay đổi lại mở ra cơ hội nên việc quyết định thế nào nằm ở chính mỗi cá nhân mà thôi.

—-

Xem thêm

Triển lãm thị giác của nghệ sĩ Daniel Kerkhoff

Thiếu nữ trong tranh: Nghệ thuật hậu siêu thực Andy Warhol

Không gian nội thất của NTK thời trang Massimo Alba

Nhóm thực hiện

Tạp chí Phái đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)