Sự hội tụ về tâm tự nhiên của một ngôi nhà Hà Nội

[Tạp chí ELLE Decoration - 12/2015] Nhà sáng lập của công ty thiết kế Module 7, chị Phạm Kiều Phúc đã khéo léo biến không gian của một quán bar thành ngôi nhà yên ấm, mang đầy triết lý về sự hội tụ.

Ngôi nhà Hà Nội mang đầy triết lý về sự hội tụ.
Ngôi nhà Hà Nội mang đầy triết lý về sự hội tụ.

Từ thiết kế của quán bar, một hình tròn đặt trong một hình chữ nhật, mở ra 4 hướng, cho phép nhìn ra bên ngoài từ mọi ngóc ngách trong nhà, khi chuyển thành ngôi nhà để ở với phòng ngủ, phòng tắm, bếp, kho cất đồ… chủ nhân vẫn giữ cấu trúc mở, không có sự phân cách không gian, thay vào đó là sự liên kết, hướng nội.

Từ thiết kế của quán bar, một hình tròn đặt trong một hình chữ nhật mở ra 4 hướng, cho phép nhìn ra bên ngoài từ mọi ngóc ngách trong nhà…

khi chuyển thành ngôi nhà để ở với phòng ngủ, phòng tắm, bếp, kho cất đồ… chủ nhân vẫn giữ cấu trúc mở, không có sự phân cách không gian, thay vào đó là sự liên kết, hướng nội.

…khi chuyển thành ngôi nhà để ở với phòng ngủ, phòng tắm, bếp, kho cất đồ… chủ nhân vẫn giữ cấu trúc mở, không có sự phân cách không gian, thay vào đó là sự liên kết, hướng nội.

hoitu - elle vietnam - 3

TỪ MỘT THIẾT KẾ QUÁN BAR với hình tròn đặt trong hình chữ nhật cho phép người ta có thể nhìn ra bên ngoài từ mọi góc trong ngôi nhà, chị Kiều Phúc đã tạo ra một ngôi nhà đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, kiến trúc sư và chị vẫn giữ kết cấu khối tròn vì: “Khối tròn cho phép có tầm nhìn 3600, cộng với việc mái được nhấc ra khỏi diện tường bao quanh giúp ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà mọi khoảnh khắc trong ngày, xóa nhòa ranh giới giữa trong và ngoài nhà và để lại hai ban công ở hai bên”.

Ngôi nhà được xây dựng theo cấu trúc mở...
Ngôi nhà được xây dựng theo cấu trúc mở…

...và điều đó yêu cầu một phong cách sống tiết chế, đồ đạc chỉ được xuất hiện trong nhà khi thật cần thiết.

…và điều đó yêu cầu một phong cách sống tiết chế, đồ đạc chỉ được xuất hiện trong nhà khi thật cần thiết.

Chính hình thái đặc biệt của ngôi nhà (không chia nhỏ, mọi thứ đều mở) tạo nên phong cách sống nơi chỉ những thứ thật sự cần thiết mới có mặt, rất nhẹ nhõm, thư giãn.

Những chiếc mẹt tre truyền thống không chỉ tạo nên một không gian thiết kế nội thất độc đáo, mà còn là bức màn chắn nóng, tản sáng từ vật liệu tự nhiên, tính công năng được kết hợp hài hòa với tính thẩm mỹ.
Những chiếc mẹt tre truyền thống không chỉ tạo nên một không gian thiết kế nội thất độc đáo, mà còn là bức màn chắn nóng, tản sáng từ vật liệu tự nhiên, tính công năng được kết hợp hài hòa với tính thẩm mỹ.

Chủ nhân cho biết: “Ngôi nhà cũng là sự mời gọi giao hòa với các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng, trăng, sao, nhắc nhở về việc cần phải sống hài hòa với vạn vật ra sao”. Tuy nhiên, chính vì trạng thái mở này, ngôi nhà gặp phải trở ngại là thừa sáng, có thể gây ức chế, không nghỉ ngơi được vào thời điểm nắng gắt. Chị Phúc và kiến trúc sư Lê Lương Ngọc đã chọn giải pháp là sử dụng tông màu nhẹ cho cả sơn tường cũng như nội thất. Bên cạnh đó, các vật liệu tự nhiên như rèm vải gai và mẹt tre cũng được tận dụng để tạo bóng đổ.

Những chiếc mẹt tre không chỉ mang tới cho ngôi nhà vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc, tự nhiên mà còn có tác dụng chống nóng, ngăn cản bức xạ mặt trời từ mái và các diện tường.

Để góp phần khắc phục nhược điểm thừa sáng của ngôi nhà, kiến trúc sư sử dụng mành vải, mẹt tre để vừa tạo ra cảm giác êm dịu, gần gũi với tự nhiên, vừa chống nóng.
Để góp phần khắc phục nhược điểm thừa sáng của ngôi nhà, kiến trúc sư sử dụng mành vải, mẹt tre để vừa tạo ra cảm giác êm dịu, gần gũi với tự nhiên, vừa chống nóng.

Nữ chủ nhân thích sưu tập các món đồ, vật dụng của người dân tộc thiêu số vì chị cho rằng chúng mang cái đẹp của đời sống, vừa có tính công năng, vừa có tính thẩm mỹ và kể những câu chuyện thú vị về đời sống và văn hóa.

Nữ chủ nhân thích sưu tập các món đồ, vật dụng của người dân tộc thiểu số vì chị cho rằng chúng mang cái đẹp của đời sống, vừa có tính công năng, vừa có tính thẩm mỹ và kể những câu chuyện thú vị về đời sống và văn hóa.

Chị Phúc chia sẻ: “Sự kết hợp các sản phẩm và vật liệu truyền thống Việt Nam trong ngôi nhà là một yếu tố có nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về công năng, chứ không đơn thuần là thẩm mỹ của kiến trúc sư Lê Lương Ngọc. Bí quyết có lẽ nằm ở sự quan sát hay có thể gọi là phong cách vernacular, dựa trên việc phân tích và sử dụng vật liệu địa phương sao cho tạo ra cảm xúc vừa gần gũi, vừa bất ngờ, thú vị”.

Sự hài hòa của góc bàn cạnh giường không chỉ đến từ màu sắc mà còn đến từ gốc tích của từng món đồ và chất liệu chúng được tạo ra, rất tự nhiên, mộc mạc.
Sự hài hòa của góc bàn cạnh giường không chỉ đến từ màu sắc mà còn đến từ gốc tích của từng món đồ và chất liệu chúng được tạo ra, rất tự nhiên, mộc mạc.

NTK nội thất Phạm Kiều Phúc.

NTK nội thất Phạm Kiều Phúc.

Nữ chủ nhân đồng thời cũng là một NTK nội thất nổi tiếng này chọn trang trí cho ngôi nhà bằng các món đồ dân tộc thiểu số. Chị tâm sự: “Tôi thích sưu tầm các vật dụng sinh hoạt của các dân tộc thiểu số vì với tôi chúng là những thiết kế đẹp xuất phát từ đời sống, phản ánh văn hóa, môi trường và một chất lượng cuộc sống có sự thưởng ngoạn cái đẹp và sự hài hòa”.

Xem thêm

Căn hộ nhỏ và mối tình lớn với nghệ thuật

Thiên đường của không gian nghệ thuật

Sao La – Không gian của sáng tạo và tình yêu nghệ thuật

Nhóm thực hiện

Theo Phương Huyên / Nguồn Tạp chí Phái Đẹp ELLE Thực hiện: Sarah Nguyen - Hình ảnh: Lukas Lã
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)