Lifestyle / ELLE Voice

NTK Hoàng Ngân & Nhà kinh doanh BĐS Lã Hoa – Sức mạnh của lời vàng

Thái độ trong giao tiếp rất quan trọng, không chỉ là thái độ của người nói, mà còn thái độ của người nghe. Nói năng thông minh và lắng nghe cũng cần đến sự thông minh. Hãy xem nhà thiết kế và nhà kinh doanh nghĩ gì về giao tiếp.

-000

Sức mạnh của ngôn ngữ giao tiếp trong các cuộc đối thoại, thương thảo, hay cả những lời đàm tiếu sau lưng người khấc, thường có tác động khôn lường trong cuộc sống. Các cuộc nói chuyện có khi giúp chúng ta vượt qua những khấc biệt và thành kiến, có khi lại gây nhiều khó chịu hay phiền toái.

Câu chuyện giữa NTK Hoàng Ngân và nhà kinh doanh bất động sản Lã Hoa bắt đầu từ thời trang tới những cuốn sách về nghệ thuật hội họa, nhiếp ảnh, ẩm thực… Cả hai đều tâm đắc với chủ đề về sức mạnh của cấc cuộc nói chuyện, như chính cuộc nói chuyện này.

Lã Hoa (LH): Nói chuyện là cách con người dùng ngôn từ để trực tiếp giao lưu với nhau. Trong thời đại thông tin mạng, người ta thường ngồi thu mình trong nhà hay công sở để chat, gửi tin nhắn hay email qua nhiều mạng xã hội và kinh doanh khấc nhau, thì vẫn có những lúc phải ngồi xuống mà nói chuyện, mà đàm phấn để thực sự hiểu nhau.

Nhiều vấn đề trong cuộc sống hay nhiều thương vụ làm ăn không thể có kết quả trước khi có cái sự “ngồi xuống” ấy. Nhưng ngôn từ thường là con dao hai lưỡi, nếu ta sử dụng không khéo sẽ rất dễ phản tấc dụng.

Hoàng Ngân (HN): Em thì nghĩ điều quan trọng trước hết là thái độ trong đối thoại. Nếu có một thái độ thiện chí, tự nhiên ta sẽ có cách để diễn đạt hay và đẹp. Nhiều người cho rằng tác dụng “hai lưỡi” của ngôn từ có thể giảm bớt nếu như một trong hai người không dùng tiếng mẹ đẻ.

Điều này cũng có phần đúng. Trong quan hệ bạn bè hay đôi lứa, khi có khấc biệt ngôn ngữ, những người tham gia đối thoại thường thận trọng và lịch sự hơn. Ngôn ngữ, một khi không phải là tiếng mẹ đẻ, thường ít gây ra những cảm nhận tiêu cực. Tuy thế, nếu thái độ không chân thành thì dù có lịch sự hay tế nhị cỡ nào cũng vậy thôi.

-003

LH: Đúng là thái độ trong giao tiếp quan trọng thật. Không chỉ là thái độ của người nói, mà còn cả thái độ của người nghe nữa. Theo chị văn hóa nghe cũng rất quan trọng. Người ta không những phải học nói năng thông minh, mà còn phải học cách lắng nghe thông minh nữa. Nếu có người nói mà không có người nghe thì cuộc nói chuyện không còn giá trị gì.

Lắng nghe thông minh là phải chăm chú và thân thiện thật lòng. Phải tìm cách hiểu được ý người nói, và nếu có gì không hiểu hoặc muốn biết thêm thì phải đặt được những câu hỏi hay.

Em thấy đấy, xướng ngôn viên không phải người nào cũng biết lắng nghe như ông Larry King. Khi biết có người lắng nghe và quan tâm, người nói sẽ được khích lệ, và nhờ thế cuộc nói chuyện mới có kết quả tích cực.

-002

HN: Vâng, em cũng nghĩ vậy. Chắc còn cần có tính hài hước nữa, đúng không chị? Có những cuộc nói chuyện thực sự tẻ nhạt làm ta chán ngán, có lẽ vì thiếu độ hài hước. Hài hước không phải là dung tục hay suồng sã như nhiều người lầm tưởng. Rồi cách ta lên giọng, xuống giọng khi nói chuyện nữa.

Em vẫn thích những phụ nữ ăn nói nhẹ nhàng tình cảm. Tuy nhiên có thể lên giọng, thậm chí lớn giọng nếu cần bày tỏ thái độ. Đàn ông chắc họ cũng thích sự dịu dàng, song cá tính mạnh của đàn bà cũng có độ hấp dẫn nhất định.

Ngoài ra cũng cần bàn tới đề tài một cuộc nói chuyện. Nhiều khi em đi café hay bar với các bạn gái, mà không có hứng thú gì vì biết trước sẽ phải nghe đi nghe lại những câu chuyện xoay quanh các nhân vật nổi tiếng trong làng showbiz đọc trên các báo mạng.

Tại sao phụ nữ Việt Nam mình không có nhiều hứng thú và khả năng nói về những đề tài chính trị hay xã hội khác? Và hình như ở Việt Nam, đàn ông họ cũng có vẻ ngại những phụ nữ dám động tới những đề tài đó thì phải.

LH: Thì chúng ta cứ làm đàn bà đi đã. Nói chuyện thâm thúy và sâu sắc như đàn ông chắc gì đã hay. Đàn ông họ cũng có vẻ ngại những phụ nữ “cái gì cũng biết”, nghe chuyện gì cũng không tỏ chút ngạc nhiên.

Hơn nữa, khi phụ nữ nói nhiều quá và “hay” quá cũng là điều dại dột. “Nói dài, nói dai, nói dại” mà. Nhưng nếu mà cứ lầm lì không nói không rằng thì còn tệ nữa. Chị không tin lúc nào im lặng cũng là vàng. Đồng ý là phải biết dừng các cuộc tranh luận đúng lúc, nhưng “xin đừng câm nín với nhau dài lâu” em nhỉ.

Ngay cả những câu chuyện về các nhân vật trong giới showbiz hay về một người thứ ba đâu chỉ là chuyện của chị em mình. Đàn ông họ cũng hay đàm tiếu lắm. Nhận xét người khác hay bàn về những sự việc ta chỉ nghe mà không thấy (hearsay) là chuyện thường gặp trong các cuộc trà dư tửu hậu, có muốn tránh cũng không thể tránh hết được. Và trong trường hợp này, “sức mạnh của lời nói” (the power of talk) lại có những tác động khác, không hẳn xấu nhưng nhiều khi khá tai hại.

Việc nói qua nói lại nhiều lần khiến cho câu chuyện ban đầu thay đổi nội dung tới mức không ngờ. Ai cũng ngại những lời đồn đại hay tai tiếng kiểu này, vì chúng nhiều khi ảnh hưởng rất nặng nề. Nhưng làm sao mà tránh được đây?

HN: Vâng, chúng ta hãy có thái độ tích cực với những lời nói qua nói lại. Em chỉ quan tâm tới những nhận xét ai đó nói thẳng với mình, và không bực bội khi nghe nói lại rằng mình đã bị “nói” thế này thế khác. Hãy tin rằng hầu hết các cuộc đàm tiếu đều không ác ý, và các tin đồn sẽ chẳng còn mấy tác dụng nếu chúng ta đều coi đó chỉ là những tin đồn mà thôi, phải không chị?

LH: Tin đồn đã bay ra thì không bao giờ thu lại được, nên đừng tìm cách xóa bỏ nó hay bào chữa. Không cần phải làm gì cả, tự nó sẽ mất đi vào một ngày nào đó. Vì nó cũng có tính hư cấu, nên khi nghe tin đồn không đúng về mình thì chị nghĩ cách tốt nhất ta coi nó như một “tác phẩm văn học”, như vậy, mọi chuyện sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Có một chị bạn bảo rằng, khi mình còn được đem ra bàn nghĩa là mình còn được nhớ tới. Dù bị ghét hay ganh tị thì cũng còn tốt hơn là không ai nhớ tới mình. Nếu mình không giận khi nghe tin đồn, thì sẽ không bao giờ là nạn nhân của nó.

Nói thì dễ, làm được khó hơn nhiều. Nhưng nếu một ngày nào đó mình chỉ thấy vui hơn, hiểu biết hơn, yêu đời hơn sau những cuộc nói chuyện với bạn bè và người thân, tức là mình đã nắm bắt được “the power of talk”, và trưởng thành thực sự.

HN: Vâng, em cũng nghĩ trong giao tiếp bản chất của mình được thể hiện rõ ràng nhất. Nếu nắm bắt được “the power of talk”, mình sẽ đẹp dần lên trong mắt bạn bè và người thân. Những cuộc nói chuyện thú vị làm phong phú hơn cuộc sống và làm giàu vốn ngôn ngữ của chúng ta. Như thế, những cuộc chuyện trò tích cực còn giúp ta đem lại hạnh phúc và niềm vui cho nhiều người khác.

 

Nhóm thực hiện

Bài: Anh Tuấn - Ảnh: Phạm Tuấn Ngọc - Stylist: Phương Anh 
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)