Phạm Tường Vân vs. Cát Khuê – Scarlett trong mỗi người phụ nữ

Đăng ngày:

Đàn bà – và bản năng… yêu – chủ đề cuộc gặp gỡ giữa hai cây bút nữ Phạm Tường Vân và Cát Khuê.

-000

Làm thơ ở tuổi 20, nhận một số giải thưởng, có mặt trong tuyển thơ của một nhà xuất bản Pháp, rồi đột ngột từ bỏ văn chương để chuyển sang làm báo. Ngoài 30, trở thành chủ bút một tờ tạp chí văn hóa song ngữ cho giới elite, tạo bản sắc riêng, rồi cũng bỏ.

Những bước ngoặt của cuộc sống được đánh dấu bằng từ bỏ, cắt rời chứ không là chinh phục một chiến tích… Kín tiếng ngoài đời để lặn sâu, lộn trái mình trên những trang viết. Đó là những đường nét mà các bạn văn khắc họa về Phạm Tường Vân.

Cát Khuê là bút danh của Lê Thị Thái Hòa, tác giả 2 cuốn sách Café Với Người Nổi Tiếng – Interview Người Nổi Tiếng và các bài viết trong chuyên mục nhân vật, văn hóa nghệ thuật (điện ảnh) trên báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ từ 2006 đến nay.

Cuộc trao đổi của hai cây bút nữ trên ELLE kỳ này xoay quanh đề tài muôn thuở: đàn bà – và bản năng… yêu.

Phạm Tường Vân (PTV) Trong số nhà báo nữ viết về văn hóa nghệ thuật (vẫn được các nhà báo mảng khác gọi bằng cụm từ âu yếm pha chút ghen tỵ “nhà báo salon”), chị là một trong những gương mặt có được cả hai điều: độ sâu của bài viết và vẻ ngoài cuốn hút một cách riêng biệt. Chị đã tự đinh vị mình như thế nào?

Cát Khuê (CK) Tôi chưa bao giờ thấy mình “salon”. Tôi bắt đầu nghề báo chuyên nghiệp với việc viết cho một chuyên mục phỏng vấn nhân vật hàng tuần của báo Thanh Niên. Nghĩa là phải đi, phải gặp, phải tìm để có nhân vật hay ho, mới mẻ mà viết. Tôi luôn thấy mình ngợp trước tri thức.

Chính lý do này khiên tôi luôn cẩn trọng, biết lắng nghe và biết phải cố mà tìm, đọc, hiểu nhiều hơn mức yêu cầu của một bài viết. Tôi không bao giờ cho phép mình xuất hiện nhàu nhĩ trước mặt nhân vật của tôi dù đó là ai.

Cảm ơn vì chữ “cuốn hút riêng biệt” mà chị có nhã ý dành cho tôi. Nhưng nó lại nhắc nhở tôi về một người đàn ông tôi yêu, có lần nói: Em được nhìn nhiều bởi vì em lạ, chứ em không hấp dẫn đến thế đâu… Tôi biết đó là lời chê, nhưng tôi lại thấy hài lòng.

PTV Thế giới đã đổi thay, trong mắt nửa còn lại của thế giới, lợi thế của các nhà báo nữ có vì thế mà khác đi chăng?

CK Lợi thế lớn nhất cũng là điểm yếu nhất của nhà báo nữ là đi nhiều, gặp nhiều, tưởng là biết nhiều mà nhiều khi không thấu đáo thành ra thường khó thu xếp một cuộc sống hạnh phúc. Bạn tôi hay đùa rằng các em nhà báo ngồi trong xe một đại gia thì mơ đạp xe với một nam sinh trong đêm hoa sữa Hà Nội chẳng hạn… Khó chiều và giàu ảo tưởng.

Nhóm thực hiện

Bài: Lạc Tiên – Ảnh: Cafe Trầm

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more