ELLE Shop / PHONG CÁCH SỐNG

7 tiêu chí cần lưu ý giúp bạn chọn một chiếc laptop phù hợp với nhu cầu

Lựa chọn laptop luôn là bài toán khó khiến chúng ta đau đầu: thị trường có đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, cấu hình phức tạp, thông số khó hiểu… Không chỉ vậy, chúng ta còn mong muốn sử dụng một chiếc laptop để phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau như: học tập, làm việc văn phòng, thiết kế đồ họa, lập trình, chơi game và dựng phim chuyên nghiệp… Vậy làm thế nào để chọn được chiếc laptop vừa túi tiền nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của bản thân?

Là công cụ hỗ trợ đắc lực trên hành trình học tập và làm việc của mỗi người, một chiếc laptop phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân. Từ đó, chiếc laptop sẽ trở thành người cộng sự lý tưởng cùng bạn chinh phục mọi mục tiêu. Vì vậy, việc lựa chọn đúng laptop ngay từ đầu sẽ giúp bạn không lãng phí tiền bạc, đồng thời tránh khỏi những trải nghiệm không mong muốn sau này. Hãy cùng ELLE khám phá 7 tiêu chí quan trọng để lựa chọn một chiếc máy tính xách tay phù hợp với nhu cầu của bản thân.

laptop phù hợp với nhu cầu của bản thân
Ảnh: Unsplash/Jovan Vasiljević

Hệ điều hành phù hợp

Tiêu chí đầu tiên để lựa chọn máy tính xách tay là cân nhắc về hệ điều hành (Operating System – OS) phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Đây là một phần mềm dùng để điều hành, quản lý toàn bộ tất cả thành phần của thiết bị điện tử, bao gồm phần cứng, phần mềm, người dùng và các thiết bị ngoại vi. Hệ điều hành đóng vai trò là trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị. Vì vậy, việc lựa chọn đúng hệ điều hành sẽ giúp bạn tối ưu hóa giao diện, tính ổn định và hiệu suất làm việc của laptop. 

Mỗi hệ điều hành có một giao diện người dùng riêng, cách tổ chức các chức năng và thao tác khác nhau. Hiện nay, có 3 hệ điều hành phổ biến là Window, macOS và Linux. Trong đó, Window là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới, được hỗ trợ rộng rãi bởi các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm, có khả năng tương thích cao, giao diện trực quan và hỗ trợ hầu hết các ứng dụng bạn cần. Ngược lại, MacOS là phần mềm dành riêng cho các thiết bị của Apple như Macbook, iMac với ưu điểm giao diện đẹp, khả năng đồng bộ các thiết bị Apple cao và liên tục được hỗ trợ nâng cấp mạnh mẽ. Cuối cùng, Linux là hệ điều hành mở, cho phép người dùng cài đặt miễn phí trên nhiều thiết bị có thể tùy biến và có tính bảo mật cao.

aff (7).png

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15

aff (8).png

Máy tính xách tay Apple MacBook Air (2020) M1

Độ bền và thời lượng pin

Tiêu chí tiếp theo để lựa chọn máy tính xách tay là độ bền và thời lượng pin của laptop. Đây là nguồn cung cấp năng lượng di động cho laptop. Pin cung cấp điện cho các linh kiện bên trong laptop như: bộ vi xử lý, RAM, ổ cứng, màn hình, bàn phím, touchpad, loa và các phụ kiện khác. Một chiếc laptop có dung lượng pin cao sẽ có thể duy trì hoạt động trong thời gian dài mà không cần cắm sạc, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn làm việc mọi lúc mọi nơi.

Hiện nay, trên thị trường có 2 công nghệ pin phổ biến được sử dụng trong laptop là Lithium-ion (Li-Ion) và Lithium-polymer (Li-Po). Pin Li-Ion nổi bật với tuổi thọ cao, khả năng chịu được nhiều chu kỳ sạc xả nhưng lại có mật độ năng lượng thấp. Ngược lại, pin Li-Po được yêu thích vì nhẹ, chịu va đập tốt, có kích thước linh hoạt nhưng lại có tuổi thọ thấp và nhạy cảm với nhiệt độ cao. Ngoài ra, khi mua máy tính xách tay, bạn có thể xác định thời gian sử dụng thực tế của dung lượng pin bằng cách giảm 2-3 giờ so với thời lượng do nhà sản xuất công bố.

aff (9).png

Pin Cho Laptop Dell Vostro 3558 Inspiron

aff (10).png

Pin Cho Laptop Dell Latitude E6540

Tốc độ xử lý của CPU

CPU (Central Processing Unit), hay còn được biết đến với tên gọi bộ xử lý trung tâm, là “bộ não” của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… CPU chịu trách nhiệm phân tích mọi dữ liệu và xử lý các yêu cầu mà bạn thực hiện trên máy tính. Một chiếc máy tính sẽ hoạt động tốt khi CPU có hiệu suất cao, bền bỉ và đáp ứng được các tiêu chí bảo mật, kết nối.

Hiện nay, hai nhà sản xuất CPU lớn nhất toàn cầu là AMD và Intel. Trong đó, các dòng chip của AMD như Ryzen 5 8600X phù hợp với các mục đích làm việc, chơi game cơ bản và thiết kế đồ họa chuyên dụng. Với các dòng chip của Intel, Core i3 sẽ phù hợp với dân văn phòng vì giá thành dễ chịu và phục vụ tốt các nhu cầu cơ bản như duyệt web, lướt mạng xã hội, sử dụng các phần mềm Microsoft Office… Có hiệu suất và giá thành cao hơn, Core i5 là lựa chọn lý tưởng cho những ai có nhu cầu làm việc, chơi game và thiết kế đồ họa trên laptop. Cuối cùng Core i7 và i9 nổi bật trong phân khúc CPU hiệu năng cao, phù hợp với người dùng cần thực hiện các tác vụ nặng như chơi game mạnh, thiết kế đồ họa chuyên dụng, xử lý dữ liệu phức tạp…

aff (11).png

Laptop Dell Latitude 3440

aff (12).png

Dell Inspiron 14 5445 R1808L

aff (13).png

Máy tính xách tay HP 15-fd0083TU


Xem thêm

• 7 mẹo để cải thiện chứng nghiện điện thoại của bạn

• Hình nền điện thoại nói lên điều gì về tính cách của bạn?

• Trắc nghiệm: Cách cầm điện thoại tiết lộ gì về tính cách của bạn?


Bộ nhớ RAM phù hợp

RAM (Random Access Memory) là nơi lưu trữ file và ứng dụng tạm thời và sẽ biến mất khi bạn tắt laptop. Bộ nhớ này có tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với ổ cứng laptop, để khi cần xử lý, CPU có thể truy cập nhanh hơn. Dung lượng RAM càng lớn thì không gian lưu trữ nền sẽ càng lớn. Do đó, khả năng đa nhiệm, chuyển đổi giữa các ứng dụng sẽ diễn ra mượt mà và ổn định hơn, giúp máy không gặp phải tình trạng giật lag. 

Các mức RAM trên các mẫu laptop phổ biến hiện nay là 4 GB, 8 GB và 16 GB. Nếu RAM 4GB chỉ tối ưu cho những chiếc laptop dùng để lướt web, soạn thảo văn bản, thì RAM 8GB là lựa chọn hoàn hảo cho các tác vụ như thiết kế đồ họa, dựng phim, xử lý khối lượng công việc lớn đòi hỏi chúng ta phải mở nhiều cửa sổ cùng một lúc. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể gắn thêm RAM để nâng cấp lên 16GB, giúp phục vụ tốt nhu cầu chơi game thường xuyên. 

aff (14).png

Ram Corsair Vengeance RGB Pro

aff (15).png

RAM Laptop Kingston HyperX Fury

aff (16).png

Ram Laptop Samsung 8GB DDR4 bus

Dung lượng ổ cứng

Khác với RAM, ổ cứng là nơi bạn sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu trên chiếc laptop của mình, bao gồm: hệ điều hành, ứng dụng, game, hình ảnh, video, phần mềm, tài liệu cá nhân… Ngoài ra, ổ cứng còn liên quan trực tiếp đến tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy và độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy.

Hiện nay, laptop thường được trang bị 2 loại ổ cứng phổ biến là HDD và SSD. HDD (Hard Disk Drive) là loại ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trên các bề mặt phiến đĩa tròn làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Với ưu điểm là độ bền cao và dung lượng lưu trữ vừa đủ cho các tác vụ văn phòng, ổ cứng HDD thường được các bạn học sinh, sinh viên và dân văn phòng lựa chọn. Trong khi đó, SDD (Solid State Drive) là ổ cứng thể rắn, có tốc độ lưu trữ vượt trội so với HDD, thường được trang bị trong các dòng laptop chuyên dụng như laptop gaming, laptop phục vụ nhu cầu thiết kế đồ họa – kỹ thuật.

aff (17).png

LapTop Lenovo V15 G3 IAP

aff (18).png

Laptop LENOVO Gaming LOQ 15IAX9 i5

màn hình laptop

Bên cạnh những thông số kỹ thuật trên, kích thước của màn hình laptop là một yếu tố quan trọng chúng ta cần cân nhắc khi lựa chọn laptop. Nếu bạn phải di chuyển đến nhiều địa điểm làm việc khác nhau hay thường xuyên đi công tác, một chiếc laptop với màn hình nhỏ gọn từ 13 đến 14 inch, trọng lượng nhẹ từ 1,3 đến 1,5kg là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên thực hiện các công việc lập trình hay thiết kế đồ họa, màn hình cỡ lớn từ 15-17 inch sẽ đáp ứng tốt những nhu cầu của bạn. 

Về chất lượng, trên thị trường đang có 2 loại công nghệ màn hình laptop, bao gồm màn hình LCD (Liquid Crystal Display) phù hợp cho đối tượng sử dụng thông thường và màn hình OLED (Organic Light Emitting Diode) có độ chuẩn màu sắc cao và chi tiết. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc sở hữu một chiếc màn hình laptop cảm ứng để thuận tiện cho việc tương tác trực tiếp, phác thảo và ghi chú trên máy tính bằng tay. 

aff (19).png

Laptop Asus Vivobook 14 OLED

aff (20).png

Laptop HP 240 G9 i5

Card đồ họa

Card đồ họa (Graphics card) hay còn gọi là card màn hình, là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý các thông tin và tác vụ liên quan đến đồ họa như hình ảnh, video, màu sắc, độ tương phản, độ phân giải… Có 2 loại card đồ họa trên laptop là card tích hợp (onboard) và card rời gắn ngoài. Dù có cùng chức năng là xử lý hình ảnh, card đồ họa tích hợp được gắn trực tiếp trên CPU thường chỉ đáp ứng nhu cầu đồ họa của laptop ở mức vừa đủ và giúp bạn tiết kiệm giá thành. 

Ngược lại, card đồ họa rời là một bộ phận độc lập, là linh kiện được lắp thêm vào PC để xử lý các tác vụ đồ họa chuyên sâu. Sở hữu card đồ họa rời sẽ giúp laptop của bạn tăng cường đáng kể khả năng xử lý đồ họa, mang lại hiệu suất vượt trội khi chơi game cấu hình cao, dựng phim, chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp… 

aff (21).png

Card màn hình MSI GeForce RTX™ 3060 VENTUS

aff (22).png

Card màn hình Nvidia Quadro

Nhóm thực hiện

Bài: Khánh Hà

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)