ELLE Shop / PHONG CÁCH SỐNG

Gợi ý những chậu cây phù hợp với từng loại cây trồng

Xây dựng một khu vườn nhỏ trong nhà vừa giúp thanh lọc không khí, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, cho không gian sống của bạn thêm thoáng đãng và xanh mát. Bên cạnh việc lựa chọn cây trồng, việc đầu tư thông minh cho những chiếc chậu cây sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.

Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại cây trồng và những yếu tố khách quan như khí hậu, kích thước nơi trồng cây và không gian kiến trúc của khu vườn, cây trồng sẽ phù hợp với những loại chậu khác nhau. Lựa chọn chậu cây phù hợp không chỉ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh mà còn giúp ngôi nhà của bạn có thẩm mỹ hơn. Hãy cùng ELLE khám phá những loại chậu cây phù hợp với từng cây trồng trong khu vườn nhà bạn nhé!

Dựa vào mục đích sử dụng, chậu cây được chia làm 2 loại là chậu cho cây trồng trong nhà và chậu cho cây trồng ngoài trời. Những chậu cây được đặt trong nhà thường có kích thước nhỏ, đa dạng kiểu dáng và hoa văn trang trí. Chậu cây trồng trong nhà là lựa chọn hoàn hảo để trồng cây cảnh nhỏ và các loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Ngược lại, chậu cây trồng ngoài trời có sức chứa lớn, được thiết kế vô cùng linh hoạt, chắc chắn, có thể chống tia UV và sương giá, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, tuyết và gió. Nhiều chậu cây trồng ngoài trời còn có lỗ thoát nước để giúp cây không bị úng nước vào những ngày mưa.

Dựa vào chất liệu, sau đây là 7 loại chậu cây phù hợp với từng loại cây trồng và không gian sống:

1. Chậu nhựa

Là một loại vật liệu vô cùng phổ biến, nhựa được ứng dụng để sản xuất nhiều loại vật dụng khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt. Chậu nhựa được người mua ưa chuộng vì giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ và có độ dẻo cao. Chậu nhựa thường được sử dụng để trồng những cây thân thảo, cây mini, cây ngắn ngày, trang trí ban công…

chậu cây làm từ nhựa
Ảnh: Pexels/Anna Shvets

Tuy vậy, việc lạm dụng chậu nhựa sẽ gây ra tác động vô cùng tiêu cực đến môi trường, vì trung bình phải mất đến hàng nghìn năm để rác thải nhựa có thể phân hủy hoàn toàn. Bên cạnh đó, chậu nhựa rất dễ giòn và vỡ khi tiếp xúc với ánh mặt trời và nhiệt độ cao. Thành chậu mỏng nên khả năng chịu nhiệt của chậu nhựa thường kém, dễ nóng lên khi trời nắng gắt, khiến cây trồng bị sốc nhiệt. Ngoài ra, vì chậu nhựa có độ phổ biến cao nên bạn sẽ rất dễ mua phải hàng kém chất lượng, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng thời gian dài.

aff (63).png

Chậu trồng cây Docneem Monrovia

aff (64).png

Chậu Nhựa Tròn Vân Gỗ Life Farm

aff (65).png

Chậu nhựa kim cương sọc

aff (66).png

Chậu nhựa Montario Vietpot

2. Chậu đất nung và chậu sứ

Đều được làm từ đất sét, trải qua giai đoạn tạo hình và nung dưới nhiệt độ cao trong nhiều giờ, chậu đất nung và chậu sứ là lựa chọn phổ biến sau chậu nhựa. Chậu đất nung làm từ gốm không tráng men, có độ xốp cao với thành chậu dày dặn giúp cây trao đổi không khí và chịu nhiệt tốt. Những chiếc chậu với gam màu màu đỏ nâu sẽ giúp không gian sống của bạn thêm thân thuộc, ấm áp. Tuy nhiên, trái ngược với chậu nhựa, chậu đất nung thường rất nặng và dễ vỡ khi va đập mạnh. Ngoài ra, vì đặc tính thoát nước khá nhanh nên chậu đất nung không thích hợp để trồng cây ưa ẩm.

chậu cây sứ thẩm mỹ
Ảnh: Pexels/Aleksandra S

Khác với chậu đất nung, chậu sứ được làm từ đất sét đặc được tráng men cả bên trong lẫn bên ngoài, rất thích hợp để trồng cây ưa ẩm vì có khả năng giữ ẩm tốt. Với gam màu trắng hiện đại, thanh thoát và tinh tế, chậu sứ là lựa chọn thích hợp để trang trí nhà cửa, sân vườn hay thậm chí là tiền sảnh công ty. Tuy vậy, hãy cân nhắc thật kỹ về trọng lượng, tính dễ vỡ và giá thành cao trước khi quyết định đầu tư một chiếc chậu sứ.

aff (67).png

Chậu đất nung hoa cúc Bông Garden

aff (68).png

Chậu 3 chân Vintage Joy Garden

aff (69).png

Chậu sứ trồng cây kèm đĩa

aff (70).png

Chậu đất nung hình trụ Joy Garden

3. Chậu bê tông

Chậu bê tông, hay còn gọi là chậu xi măng là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn yêu thích những loại cây mọng nước như xương rồng, sen đá, móng rồng… Với độ xốp cao, chậu bê tông có khả năng thoát nước và cách nhiệt tốt, tạo điều kiện lý tưởng cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. Chậu bê tông thường có kích thước lớn, thành chậu dày và chắc, khắc phục được nhược điểm dễ vỡ của chậu đất nung và chậu sứ, phù hợp để trồng cây ngoài trời. Vì vậy, giá thành của các chậu cây cảnh cỡ lớn làm từ bê tông thường cao hơn những loại chậu khác.

chậu cây bê tông
Ảnh: Q-furniture

Dù vậy, quá trình sản xuất chậu bê tông gây hại cho môi trường vì thải ra lượng lớn CO₂, góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính. Chậu bê tông cũng có trọng lượng lớn, không đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và mẫu mã. Ngoài ra, vôi từ bê tông có thể ngấm vào đất của cây trồng dẫn đến sự cân bằng độ pH có lợi cho các loại cây mọng nước nhưng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những loại thực vật khác.

aff (71).png

Chậu Xi Măng Đá Mài

aff (72).png

Chậu Xi Măng Đá Mài Vuông

aff (73).png

Chậu bê tông Khu Vườn Nhỏ

aff (74).png

Chậu Xi Măng Đá Mài Phiên Garden


Xem thêm

• Gợi ý quà tặng handmade bạn có thể tự làm tặng bản thân và bạn bè

• Nên trồng cây gì ở ban công để thu hút năng lượng tích cực?

• 7 loại cây cảnh giúp thu hút sự thịnh vượng và năng lượng tích cực


4. Chậu kim loại

Với những gam màu cổ điển như đồng, bạc và vàng, chậu cây trồng bằng kim loại sẽ là một trong những vật dụng không thể thiếu trong ngôi nhà được trang trí theo phong cách hoàng gia sang trọng của bạn. Đa dạng từ kiểu dáng đến màu sắc, trồng cây vào chậu kim loại sẽ giúp không gian sống của bạn có thêm điểm nhấn độc đáo. Tuy dễ bị rỉ sét theo thời gian, nhìn chung, chậu kim loại khá bền và không bị vỡ khi rơi rớt hay va chạm mạnh, thuận tiện trong quá trình di chuyển. Song, nhược điểm của chậu cây trồng làm bằng kim loại là khả năng hấp thụ nhiệt lớn, dễ khiến đất và rễ cây bị sốc nhiệt khi tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời.

chậu cây kim loại nên có
Ảnh: Pexels/Milada Vigerova

aff (75).png

Bình cắm hoa thiếc Ruslife

aff (76).png

Chậu sắt có móc treo Ruslife

aff (77).png

Xô thiếc in hoa cúc Ruslife

aff (78).png

Chậu sắt Garden Phương Flower

5. Chậu gỗ

Đối lập với chậu nhựa và chậu bê tông, chậu gỗ ngày càng trở nên phổ biến hơn với những người yêu thiên nhiên vì đặc điểm lành tính, không gây hại đến môi trường. Chậu gỗ thường được làm từ gỗ hồng sắc, gỗ tuyết tùng, gỗ linh sam và gỗ thông. Với vẻ đẹp mộc mạc cùng thiết kế thông minh khi có các khe thoát nước, chậu gỗ vừa giúp bảo đảm độ ẩm vừa đủ cho cây, đồng thời giúp cây không bị úng nước. Khả năng hấp thụ nhiệt kém của gỗ cũng sẽ giúp cho đất và rễ cây được giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa Hè.

chậu cây làm từ gỗ
Ảnh: Pexels/Kawê Rodrigues

Hơn vậy, với những vật liệu sẵn có trong tự nhiên và kiểu dáng đơn giản, những ai yêu thích trồng cây cũng đều có thể tự làm cho mình một chiếc chậu gỗ tiện lợi, xinh xắn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chậu gỗ sẽ rất dễ mục nát nếu không được chăm sóc đúng cách và bảo dưỡng thường xuyên.

aff (79).png

Chậu gỗ dài Cafedo

aff (80).png

Chậu gỗ trụ tròn The Fish Design

aff (81).png

Chậu gỗ thông trồng cây Anzzar

aff (82).png

Chậu gỗ trồng cây HaHa Decor

6. Chậu treo

Nhỏ gọn, tiện lợi và tiết kiệm không gian – chậu treo chắc chắn là một trong những loại chậu được ưa thích nhất hiện nay. Những chiếc chậu treo bé xinh với đa dạng kiểu dáng, màu sắc sẽ giúp cho hiên nhà và ban công nhà bạn được điểm thêm sự tinh tế, sang trọng. Chậu treo có thể trồng được cây lẫn hoa, vừa giúp đất được thoáng khí, vừa giúp cây và hoa dễ dàng đón lấy ánh nắng mặt trời, tạo điều kiện sinh trưởng mạnh mẽ. Tuy vậy, những chiếc cây trong chậu treo cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng, tưới nước thường xuyên, bón phân nhiều và thường xuyên hơn vì sẽ dễ bị gió tác động, khiến cây dễ khô héo và hư hại.

chậu cây dùng để treo
Ảnh: Pexels/Sasha Kim

aff (83).png

Chậu treo tường ViaHeGarden

aff (84).png

Giỏ treo hoa ban công Happy Life

aff (85).png

Chậu Treo Xơ Dừa Khung Sắt

aff (86).png

Chậu cây xích đu decor

7. Chậu composite

Đây là loại chậu cây cao cấp và được săn đón nhất trong lĩnh vực cây xanh và trang trí nội thất. Là sự kết hợp của nhựa nền polyester và sợi thủy tinh fiberglass, chậu composite vừa bền, vừa nhẹ, có thể linh hoạt sử dụng ở trong nhà lẫn ngoài trời với khả năng chống tia UV và chịu được thời tiết khắc nghiệt giúp bảo vệ tối đa sức khỏe cây trồng. Đặc biệt, chậu composite cũng rất đa dạng về kích thước, kiểu dáng và màu sắc, phù hợp để trang trí nhà ở lẫn những không gian sang trọng như công ty, khách sạn, trung tâm thương mại…

chậu cây sợi thủy tinh
Ảnh: Jay Scotts

Giá thành của chậu composite khá rẻ so với chậu kim loại và chậu bê tông, tuy nhiên lại đắt hơn nhiều so với chậu nhựa và chậu đất sét. Ngoài ra, chất lượng của một chiếc chậu cây làm từ composite phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất. Tình trạng một số nhà sản xuất sử dụng nhiều nhựa và chất độn để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu khiến người tiêu dùng hoang mang, lo sợ khi lựa chọn chậu composite. Hãy thật cẩn thận và đừng lựa chọn những chậu composite nặng tay, vì đó chắc chắn là một chiếc chậu chất lượng kém.

aff (87).png

Chậu nhựa composite Nam Phong

aff (88).png

Chậu treo tường composite

aff (89).png

Chậu hàng rào gỗ nhựa composite

aff (90).png

Chậu trồng cây composite giả đá

Nhóm thực hiện

Bài: Khánh Hà
Tham khảo: Creative Design Manufacturing

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)