Việc sử dụng nhựa quá mức trong xã hội hiện đại ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đặc biệt, các hóa chất độc hại từ các sản phẩm nhựa được sử dụng để chứa thực phẩm trong nhà bếp có thể xâm nhập vào thức ăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
Việc giảm thiểu nhựa không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cộng đồng. Để giảm thiểu các sản phẩm nhựa trong nhà bếp, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn có thể tham khảo 6 cách đơn giản sau đây.
1. Thay thế những dụng cụ nấu ăn được làm bằng nhựa
Những dụng cụ nấu ăn được làm bằng nhựa khi được sử dụng để chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Các chất độc được giải phóng từ các vật dụng nấu ăn khi được sử dụng ở nhiệt độ cao có thể xâm nhập vào thức ăn như BPA (Bisphenol A) – chất hóa học gây ra vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết, tim mạch và ung thư, phthalates – chất hóa học gây ra vấn đề liên quan đến sinh sản, hô hấp và phát triển ở trẻ em…
Do đó, để giảm thiểu nhựa trong không gian bếp, bạn nên sử dụng những vật dụng làm bếp được làm chất liệu như gỗ, tre, thép không gỉ hoặc silicon không chứa BPA để đảm bảo chất lượng bữa ăn và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Bộ Dụng Cụ Nhà Bếp 6 Món Kèm Giá Treo BehomeMall
Bộ Dụng Cụ Nấu Ăn Gỗ Xà Cừ
Bộ dụng cụ nhà bếp bằng silicon Tuhu's House
Bộ dụng cụ 5 món nhà bếp silicon Liti
2. Loại bỏ những hộp đựng, hộp chứa thực phẩm làm bằng nhựa
Lưu trữ thực phẩm, thức ăn thừa là cách giúp chúng ta không phí phạm thức ăn cũng như bảo quản chất lượng thực phẩm cho những lần dùng sau. Tuy nhiên, khi thức ăn được chứa trong những hộp nhựa và được đặt trong môi trường có nhiệt độ cao như lò vi sóng, các chất hóa học độc hại trong các hộp nhựa sẽ được giải phóng, thấm vào thực phẩm, gây ra hại cho sức khỏe người sử dụng.
Bạn có thể thay hộp nhựa bằng hộp thủy tinh. Với thiết kế nắp chống rò rỉ, những chiếc hộp thủy tinh được sử dụng để bảo quản những món ăn ở dạng lỏng như nước như súp, cháo, hay nước sốt. Bên cạnh đó, thủy tinh có thể chịu được nhiệt độ lên đến 449°C, chính vì thế hộp thủy tinh là sự lựa chọn lý tưởng cho những cô nàng bận rộn khi thường xuyên sử dụng tủ đông, lò vi sóng, máy rửa chén mà không phải lo lắng quá nhiều.
Hũ thuỷ tinh nắp gỗ Nu home
Hộp thủy tinh mang cơm văn phòng Lock&Lock
Hũ thủy tinh Nắp Cài Miso
Hộp đựng cơm thủy tinh Nikko inochi
3. Hiểu rõ chất liệu của chảo và nồi trong nhà bếp
Nhiều bộ nồi chảo được phủ một lớp hóa chất gọi là polytetrafluoroethylene (PTFE), hay còn được biết đến với cái tên thương mại là Teflon. Điều này tạo một lớp chống dính và chống nước tiện lợi, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.
Một giải pháp an toàn khác giúp bạn loại bỏ nhựa trong quy trình chế biến thực phẩm là sử dụng bộ nồi chảo được làm từ những nguyên liệu thân thiện như gốm sứ, đá, thép không gỉ. Mặc dù các sản phẩm này có giá thành khá cao, chúng hoàn toàn là một sự đầu tư chất lượng và lâu dài cho sức khỏe của bạn cũng như các thành viên trong gia đình.
Bộ nồi bếp từ caramen Inssa
Nồi tuyết Inssa 18/20cm
Nồi bếp từ chống dính Jeetee
Chảo rán vân đá Omi Simple Inochi
4. Sử dụng các sản phẩm bọc thực phẩm làm từ chất liệu thân thiện với môi trường
Những chiếc túi nhựa cũng vật dụng phổ biến được nhiều người sử dụng để lưu trữ thực phẩm. Thay vì đựng thức ăn trong những chiếc túi nhựa, màng bọc thực phẩm và những vật dụng bằng nhựa dùng một lần khác, bạn có thể lựa chọn những phương án an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường hơn như những chiếc túi được làm từ sáp ong, túi đựng silicon có thể dùng trong máy rửa chén hay thậm chí là những chiếc túi lưới mà bạn có thể xài đi xài lại trong nhiều lần tới.
Túi Zip Đựng Thực Phẩm Cao Cấp Modeco
Túi Silicon Anaeat Đựng Thực Phẩm
Túi zip đa năng khóa kéo Shinshen
Túi Zip Silicon Đựng Thực Phẩm Dipolar
5. Thay thế cốc, bát, đĩa… bằng các chất liệu an toàn
Đĩa, bát, cốc uống nước và bình nước trong nhà bếp được làm từ nhựa thông dụng như melamine hoặc PET (polyethylene terephthalate) có giá thành phải chăng, gọn nhẹ, bền bỉ và được nhiều người sử dụng nhưng không thể được làm sạch trong máy rửa chén hoặc sử dụng trong lò vi sóng.
Cũng như các vật dụng làm từ nhựa khác, những vật dụng như cốc, đĩa, bát… làm từ nhựa cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Bạn nên thay các vật dụng này bằng các sản phẩm được làm từ gỗ, thủy tinh, sứ… để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đồng thời, các sản phẩm được làm từ các chất liệu này cũng được chế tác tinh xảo, giúp không gian căn bếp của bạn thẩm mỹ hơn.
Bộ bát đĩa gốm tráng men Sa Maison
Bộ Bát Đĩa Sứ Gosu
Ly thủy tinh sọc May Decor
Bình giữ nhiệt Lock&Lock Bucket Tumbler
Xem thêm
• Gợi ý 6 vật dụng giúp bạn mang phong cách boho vào không gian sống
• 4 nguyên tắc phong thủy trong phòng ngủ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ
• 5 mẹo bài trí trong không gian sống giúp kích thích cảm hứng sống và sáng tạo
6. Đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi sắm vật dụng cho nhà bếp
Để trở thành một người tiêu dùng thông minh trong xã hội hiện đại, hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Những thông tin ghi trên sản phẩm có thể không hoàn toàn chính xác và bạn phải hiểu rõ về nguồn gốc sản xuất của vật dụng bạn cần mua để chọn được sản phẩm chất lượng.
Ví dụ, những vật dụng được dán nhãn “không chứa BPA” không đồng nghĩa với việc nó hoàn toàn an toàn. Trên thực tế, các nhà sản xuất thường cố gắng chọn các loại nhựa ít độc hại hơn nhưng vẫn gây hại cho sức khỏe, và một trong những chất liệu thay thế BPA chính là bisphenol. Vì vậy, hãy trở thành một người tiêu dùng thông thái khi dành đủ thời gian để nghiên cứu kỹ về doanh nghiệp cũng như nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.