Những vật dụng không thể thiếu cho người nuôi thú cưng

Đăng ngày:

Nếu chuẩn bị chào đón một chú thú cưng, có lẽ bạn sẽ băn khoăn về những sản phẩm và vật dụng quan trọng khi chăm sóc thành viên mới này luôn hạnh phúc và khỏe mạnh. Vậy bạn cần chuẩn bị gì trước khi rước một thành viên mới về nhà?

1. Lồng vận chuyển thú cưng

Dù bạn có dự định để thú cưng ở nhà thường xuyên, chắc chắn sẽ có lúc bạn phải đưa chúng ra ngoài vào những dịp cần thiết như khám sức khỏe hoặc tiêm ngừa. Do đó, những chiếc lồng vận chuyển sẽ là giải pháp hữu hiệu, giúp thú cưng vừa có một chuyến đi thoải mái và an toàn. Những chiếc lồng này còn có thể đảm bảo thực hiện đúng quy định của các hãng vận chuyển và hàng không nếu bạn có nhu cầu mang thú cưng đi chơi xa. 

lồng vận chuyện cho vật yêu

Ảnh: Unsplash/Anatolii Kozhukhar

Ngày nay, các loại lồng vận chuyển ngày càng đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách hàng. Vì vậy khi chọn lồng, bạn nên chọn loại có kích thước phù hợp, đủ rộng để thú cưng có thể đứng lên và di chuyển thoải mái.

TÚI VẬN CHUYỂN CHÓ MÈO TIỆN LỢI

Lồng chuồng nuôi chuột hamster

Lồng hàng không vận chuyển

Lồng vận chuyển chó lớn

2. Thức ăn chất lượng 

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều thương hiệu thức ăn cho thú cưng trên thị trường, thoạt nghe việc lựa chọn có vẻ đơn giản nhưng những người chủ mới không có kinh nghiệm thường vội vàng mua những loại thức ăn bày sẵn tại các cửa hiệu thú cưng mà không tìm hiểu cụ thể hoặc các loại thức ăn giá rẻ. Thực tế, mỗi loại thức ăn cho thú cưng đều có công thức vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng riêng phù hợp với mục đích và nhu cầu khác nhau. Vì thế, trước khi mua, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ thú y để chọn loại thức ăn phù hợp nhất cho vật yêu. Đồng thời, đừng quên tính toán lượng thức ăn để tránh tình trạng bé tăng cân quá nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của bé.

thức ăn dành cho người nuôi thú cưng

Ảnh: Unsplash/Zhaolong

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị bát đựng thức ăn và nước riêng cho vật nuôi để đảm bảo vệ sinh. Bạn nên chọn bát có kích thước phù hợp với thú nuôi của mình và nhớ thường xuyên rửa sạch bát ăn uống để tránh vi khuẩn và nấm mốc khi bé dùng bữa. 

Bát ăn cho thú cưng

Bát Inox Hình Tai Mèo Cho Thú Cưng

Thức ăn cỏ nén Classic

Thức Ăn Cho Chó Lớn

3. Nệm thú cưng

Trong khi thỏ hay chuột lang có thể vui vẻ cuộn tròn trong một ít giấy báo vụn khi ở trong lồng, hầu hết chó và mèo thích những nơi ngủ rộng rãi và thoải mái hơn. Mèo thích có lãnh thổ riêng và nếu có một tấm chăn hoặc thảm chỉ dành riêng cho mình, “những hoàng thượng lắm lông” sẽ cảm thấy an toàn và thích thú hơn. Bên cạnh đó, mèo thường thích ngủ trên cao hoặc trong một không gian kín với chỉ một lối vào. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái, thư giãn và tận hưởng không gian riêng của mình. Do đó, bạn có thể sắm những chiếc giường mèo chuyên dụng để giúp thú nuôi cảm thấy an toàn hơn khi ngủ, nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm, trang bị một chiếc hộp các tông với lỗ cắt nhỏ ở bên hông hộp vẫn có thể khiến những chú mèo cảm thấy thích thú.

nệm dành cho vật yêu

Ảnh: Unsplash/Roberto Nickson

Đối với chó, chúng thích một chiếc đệm hoặc nệm lớn và êm ái, hoặc chúng thích nằm trong một chiếc giường chó chuyên dụng đủ ấm áp và mềm mại. Khi có ý định mua sắm một chiếc giường cho cún cưng, bạn nên chú ý đến kích thước, vì một chiếc đệm nệm đủ lớn sẽ khiến những người bạn bốn chân thoải mái khi nằm ngủ. 

hảm Cỏ Đệm Nằm Cho Bé

Nệm chiếu cho chó mèo thoáng mát

Túi ngủ cho hamster bông ấm

Đệm nằm chó mèo DORRIKEY

4. Đồ chơi

đồ chơi dành cho người nuôi thú cưng

Ảnh: Unsplash/Willian Justen De Vasconcellos

Bên cạnh đồ ăn hoặc chỗ ngủ, đồ chơi là một vật dụng cần thiết cho quá trình phát triển thể chất và tinh thần của  thú cưng. Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Applied Animal Behaviour Science đã chỉ ra rằng, khi cún cưng bị bỏ một mình trong thời gian dài, chủ không dành thời gian chơi cùng hoặc không có đồ chơi để giải tỏa tâm lý thường có xu hướng cắn xé đồ đạc hoặc cào tường, tương tự, nghiên cứu này chỉ ra rằng nếu mèo không không nhận được sự tương tác từ chủ nhân hoặc được kích thích tinh thần qua đồ chơi, chúng sẽ có xu hướng trở nên lo âu và phá phách đồ đạc, đi vệ sinh sai chỗ. Ngoài ra, đồ chơi còn giúp thú cưng học những lệnh mới, hiểu cách cư xử với đồng loại và chủ nhân, đồng thời giữ cho bộ não của chúng luôn hoạt động, khỏe mạnh.

ĐỒ CHƠI LÒ XO CHO MÈO LÔNG VŨ

Dây Thừng Đồ Chơi Cho Chó Mèo

Đồ Chơi Chuột Nhung

Đồ chơi bóng lông vũ cho chó mèo

5. Bộ sơ cứu y tế 

Giống như con người, khi nuôi thú cưng, vật yêu có thể bị thương hay gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Vì vậy, khi nhận nuôi một loài vật, bạn nên chuẩn bị sẵn một bộ sơ cứu cơ bản đề phòng cho những trường hợp bất ngờ. Những vật dụng y tế đơn giản bạn có thể trang bị tại gia bao gồm: gạc, băng dính, nước muối khử trùng, nhíp và nhiệt kế điện tử. Việc trang bị một bộ sơ cứu tại nhà và trong xe, đặc biệt khi bạn thường xuyên đưa thú cưng ra ngoài chơi sẽ rất hữu ích trong các tình huống khẩn cấp, giúp bạn kịp thời sơ cứu cho vật nuôi trước khi đưa đến trung tâm thú y hoặc bệnh viện.

Túi Đựng Dụng Cụ Y Tế

Bộ sơ cứu di động 2 màu

Hộp đựng thuốc y tế

Hộp Đựng Thuốc Cỡ Lớn

6. Chăm sóc vệ sinh 

Giữ gìn an toàn vệ sinh cho thú cưng là điều cực kỳ quan trọng để giúp bé luôn hạnh phúc và khỏe mạnh. Vì thế, những vật dụng thiết yếu như dầu gội, xà phòng và máy cắt lông là rất cần thiết để đảm bảo bé luôn trong trạng thái sạch sẽ và tươm tất. Đặc biệt, bạn nên tránh dùng các loại xà phòng dành cho người khi chăm sóc thú nuôi, vì chúng có thể không phù hợp với làn da và cơ thể của chúng. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé! 

vệ sinh thú cưng thường xuyên

Ảnh: Unsplash/Brad Pearson

Ngoài ra, vệ sinh tai và cắt móng cũng là hai việc quan trọng khi chăm sóc vệ sinh cho thú cưng. Tuy nhiên, những việc này lại khá khó khăn đối với những người lần đầu nuôi thú cưng. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng nào về việc chăm sóc và làm đẹp cho bé yêu của mình, bạn nên hẹn gặp các chuyên gia hoặc bác sĩ thú y để được giải đáp và tư vấn chi tiết.

Bàn chải tắm cho chó mèo

Võng Treo Giữ Chó Mèo Cắt Tỉa Lông

Kềm cắt móng cho thú cưng

Lược chải lông thú cưng

7. Vòng nhận diện, vòng cổ 

vòng cổ dành cho người nuôi thú cưng

Ảnh: Unsplash/Sarandy Westfall

Khi nuôi thú cưng, dần dần các bé sẽ trở thành thành viên quan trọng trong gia đình. Vì thế, để những người xung quanh có thể nhận diện các bé và tránh tình trạng đau lòng như thất lạc thú cưng, bạn nên trang bị đầy đủ các phụ kiện, thiết bị có thông tin nhận diện cho bé. Nhờ vào phương pháp này, bạn có thể dễ dàng nhận ra thú cưng nếu chúng có mất tích hay đi lạc đến những khu vực xa nhà. Bên cạnh những phương pháp phổ biến như vòng cổ và thẻ tên, cấy chíp điện tử là một cách nhận diện cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này rất nhanh, không đau và chip điện tử không dễ hư hỏng hay lạc mất như những chiếc vòng cổ truyền thống. Để thực hiện quá trình này, bạn có thể tìm đến các phòng khám thú ý để được bác sĩ và các chuyên gia tư vấn cụ thể trước khi đưa ra quyết định. 

Bộ yếm dắt thú cưng đi dạo

Vòng Cổ Cho Chó Mèo

Vòng cổ thú cưng

Vòng Cổ Dây Xích Pastel Cho Mèo

8. Dụng cụ vệ sinh nhà cửa

Thông thường, thú cưng thường mang theo vi khuẩn, nấm mốc và thu hút côn trùng không mong muốn vào nhà. Thêm vào đó, mùi cơ thể và thói quen sinh hoạt của chúng có thể gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến không gian sống của gia đình. Ngoài ra, nơi chúng đi vệ sinh và ổ ngủ có thể là nơi lý tưởng để vi khuẩn tụ tập và sinh sôi, do đó việc đảm bảo vệ sinh cho chúng là điều cực kỳ quan trọng. Bạn nên thường xuyên dành thời gian dọn dẹp tổ ấm để bảo vệ sức khỏe của cả thú cưng và các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, việc tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho thú cưng là điều cần thiết, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về da, đường hô hấp và những bệnh lây truyền khác. Để hỗ trợ việc này, bạn có thể sử dụng các sản phẩm như chất khử mùi, xịt thơm, nước lau nhà và chất tẩy rửa để loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Máy Dọn Vệ Sinh Tự Động Cho Mèo

Xịt Khử Mùi Cho Thú Cưng

Khay Vệ Sinh Tam Giác

Khay vệ sinh cho chó


Xem thêm

• 4 mẹo dọn dẹp nhà cửa hữu ích giúp không gian sống của bạn luôn gọn gàng

• 15 thói quen đơn giản giúp ngôi nhà của các quý cô luôn ngăn nắp, sạch sẽ

• Những quy luật phong thủy giúp mang lại may mắn cho từng không gian sống trong nhà


9. Điều trị bọ chét

Giống như vi khuẩn, bọ chét là nỗi ám ảnh của những người nuôi thú cưng. Ngay cả khi nhà sạch tinh tươm và thú cưng được chăm sóc kỹ lưỡng, bọ chét vẫn có thể tấn công và gây mất vệ sinh trong không gian sống của bạn. Vì thế, phòng ngừa bọ chét từ khi mới đón thú cưng về nhà là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải loại thuốc chống bọ chét nào cũng phù hợp với mọi loại thú cưng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y để chọn sản phẩm phù hợp cho thú nuôi nhé!

Viên nhai phòng & trị nội, ngoại ký sinh

Chai xịt diệt sạch ve

Chai Xịt Ve Rận Hantox

Hộp Nhỏ Gáy Trị Ve

10. Quà thưởng

quà thưởng dành cho người nuôi thú cưng

Ảnh: Unsplash/Chewy

Nếu bạn muốn dạy cho thú cưng một điều gì đó hay muốn khen ngợi chúng, hãy chuẩn bị sẵn quà thưởng để khuyến khích và tạo dấu hiệu giúp thú cưng nắm bắt những điều bạn dạy nhanh hơn.. Bạn có thể thưởng cho thú cưng một miếng bánh ngon hay một món đồ chơi mới, đó sẽ là cách tuyệt vời để thể hiện tình cảm và giúp bé hiểu được hành vi nào là tốt và xứng đáng được khen thưởng. Khi bạn tặng quà cho thú cưng, bạn không chỉ giúp chúng cảm thấy an toàn và vui vẻ ở bên cạnh chủ nhân, mà còn là một cách để bạn thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm của mình đối với bé cưng của mình. 

Súp thưởng cho mèo

Súp Thưởng Cho Mèo Hũ

Túi bánh thưởng cho mèo

Bánh thưởng cho mèo Temptations vị gà