Theo thống kê của Viện sức khỏe tâm thần T.Ư trong năm 2016, khoảng 30% dân số Việt Nam mắc chứng rối loạn tâm thần và 25% trong số đó bị trầm cảm. Với dân số gần 100 triệu dân, số người bị trầm cảm tại Việt Nam có thể xấp xỉ 7 triệu người. Trong khi đó, năm 2015 theo thống kê của World Health Organization (WHO) có 3,6 triệu người Việt Nam bị trầm cảm. Tổ chức Y tế thế giới cho biết trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18 đến 45, phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới.
Định nghĩa về stress, tại sao chúng ta lại cảm thấy căng thẳng?
Stress là phản ứng thích nghi của cơ thể/tâm lý trước bất kỳ một yêu cầu, áp lực hay yếu tố vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó. Mức độ căng thẳng không nằm ở những yếu tố bên ngoài, trái lại nó nằm ở cách bạn nhìn nhận sự kiện đó ra sao.
Stress có ba giai đoạn: BÁO ĐỘNG, THÍCH NGHI & KIỆT QUỆ
Biểu hiện cơ thể trong giai đoạn báo động
- Suy giảm trí nhớ, tư duy
- Tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, cường độ hoạt động của cơ bắp
Trong giai đoạn này, chủ thể hoàn toàn có thể tử vong nếu yếu tố gây stress quá mạnh. Nếu chủ thể có thể tồn tại được, stress sẽ chuyển biến tiếp đến giai đoạn thích nghi.
BÀI LIÊN QUAN
Biểu hiện cơ thể trong giai đoạn thích nghi hay còn được gọi là giai đoạn chống đỡ
- Lúc này bạn đã làm chủ được tình huống
- Cơ thể lập lại trạng thái cân bằng
Ở người bình thường, chỉ cần vượt qua 2 giai đoạn trên tâm sinh lý trong cơ thể chúng ta sẽ phục hồi lại. Tuy nhiên, nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, quá trình phục hồi không xảy ra và chúng ta bước sang giai đoạn 3.
Biểu hiện cơ thể trong giai đoạn kiệt quệ
- Lúc này stress chuyển thành bệnh lý khi tình huống làm chúng ta căng thẳng quá dữ dội hoặc cứ lặp đi lặp lại
- Triệu chứng ở giai đoạn 1 xuất hiện nhiều hơn (tim đập nhanh, ra mồ hôi, thở gấp, nín thở, mất trí nhớ…)
- Hệ miễn dịch của cơ thể kiệt quệ và các chức năng trong cơ thể suy yếu dần
Giúp bản thân và người thân giảm căng thẳng, vượt qua trầm cảm
Khi đọc những số liệu này, chúng ta chắc hẳn sẽ giật mình vì hậu quả nghiêm trọng mà stress có thể gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với số người đang bị trầm cảm, đa số chúng ta đều chưa có cái nhìn đúng đắn trong việc phát hiện, xử lý và trị liệu tâm lý kịp thời khi bị căng thẳng kéo dài.
Ở giai đoạn kiệt quệ kể trên, nhiều người đã phải tìm đến cái chết như một cách giải thoát. Những sự việc đáng tiếc xảy ra chỉ do người thân hay chính bản thân chúng ta đã quá thờ ơ với những dấu hiệu bất ổn trong tâm lý. Bạn hay người thân của mình có đang phải chịu áp lực và căng thẳng kéo dài? Bạn đã biết cách giải quyết và kiểm soát những hậu quả do bất ổn tâm lý vì căng thẳng thường xuyên hay không?
Nhìn thấy thực trạng trầm trọng về sức khỏe tâm lý cộng đồng, trong hội thảo ELLE Women In Society tháng 8 này, chủ đề KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG & GIẢI TỎA ÁP LỰC sẽ được ELLE tổ chức với sự góp mặt của Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Hữu Đức, NTK Li Lam, HLV Yoga Lệ Hằng và MC Liêu Hà Trinh tại khách sạn Hotel des Arts Saigon từ 14:00 đến 17:00.
Vì hội thảo hoàn toàn miễn phí và số lượng chỗ ngồi có giới hạn, nên chúng tôi khuyến khích các bạn nên đăng ký trước online.
LINK ĐĂNG KÝ
Nhóm thực hiện
Ảnh: Fabrizio Verrecchia, Milada Vigerova/Unsplash (Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE)