Vẫn mái tóc tém cá tính và hình xăm ấn tượng, sau 5 năm kể từ lần đầu xuất hiện trên Elle, vẻ ngoài của Nguyễn Phương Linh dường như không thay đổi. Có chăng là sự biến chuyển ở bên trong của một nữ nghệ sĩ đang dần mở rộng biên độ sáng tạo. Nguyễn Phương Linh ngoài vai trò sáng tác còn là người tổ chức giám tuyển và điều hành xưởng nghệ thuật. May mắn được lớn lên tại Nhà Sàn Studio – là nhà riêng của gia đình, nơi bố cô (nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức) sinh sống và làm việc. Về sau ông dành nơi này làm địa điểm cho các nghệ sĩ thực hành nghệ thuật mới. Nhờ đó Phương Linh sớm được tiếp xúc với các nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam và học hỏi rất nhiều từ họ. Khi bắt đầu tiếp quản nhà sàn, Phương Linh thấy cơ hội dành cho cô và những bè bạn để tiếp tục đưa hoạt động sáng tạo trở lại. Dù không được đào tạo bài bản nhưng bằng kinh nghiệm dày dạn và cái nhìn sắc bén, Nguyễn Phương Linh đã trở thành giám tuyển của chương trình “Những chân trời có người bay” được tổ chức thành công đến lần thứ ba.
BÀI LIÊN QUAN
Thế giới của Li Lam: Thực tế, phù du,…
Ý tưởng về dự án “Những chân trời có người bay” của chị được bắt đầu như thế nào?
“Những chân trời không có người bay” (NCTCNB) là trích đoạn một câu thơ trong chùm thơ mini của nhà thơ cách tân Trần Dần. Khi ấy, ông nói về bối cảnh văn hóa ảm đạm ở Các hoạt động nghệ thuật đương đại tại Việt Nam dù không rầm rộ lấp lánh trên truyền thông nhưng không có nghĩa là trở nên im ắng, hoặc thiếu đi những cá nhân với nhiều nỗ lực chuyển động, góp phần định hình chân dung và giá trị nghệ thuật phong phú. Mỗi người trong số họ theo đuổi những câu chuyện và niềm trăn trở khác nhau. Việt Nam không là chỗ dành cho tự do sáng tạo. Năm 2010, tôi thực hiện triển lãm NCTCNB đầu tiên ở London, phòng tranh Rory Gill Gallery ở London. Lúc đó Nhà Sàn Studio, không gian hoạt động nghệ thuật đương đại lâu đời và năng động nhất Việt Nam tại nhà riêng của cha tôi – nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức, tạm ngừng mọi hoạt động nghệ thuật vì lý do kiểm duyệt. Khi Nhà Sàn Studio đóng cửa, các nghệ sĩ trẻ như tôi cảm thấy thực lòng tiếc nuối. Để tiếp tục duy trì tinh thần sáng tạo đó, chúng tôi đã tạo ra rất nhiều chương trình kết hợp với các trung tâm văn hóa khác, các hoạt động mang tính “du kích” tạm thời. NCTCNB2 được thực hiện năm 2012, dưới sự bảo trợ của quỹ văn hóa Nhật Bản. NCTCNB3 với tên gọi Chân trời 3 là khởi đầu cùng những nghệ sĩ “bay ra” khỏi lãnh địa quen thuộc, đưa mình vào những chuyến “viễn du” để phản ánh và khám phá những vấn đề liên quan đến lịch sử quốc gia phức tạp, văn hóa đứt gãy, di cư, khai thác tận diệt thiên nhiên và con người, quá trình đô thị hóa cũng như những vấn đề về giới.
Hành trình nối dài “những chân trời” của chị đến thời điểm này có ý nghĩa như thế nào với riêng chị, đặc biệt là về sự chuyển động của các gương mặt trẻ trong suốt dự án này?
NCTCNB trở thành sự kiện quan trọng được tổ chức 4 hoặc 2 năm 1 lần của Nhà Sàn Collective, (một nhóm nghệ sĩ được lập ra từ NCTCNB 2). Mỗi lần nó lại mang một ý nghĩa khác nhau về vị trí và nhiệm vụ của người sáng tạo ở thời điểm đó. Với bất cứ lần tổ chức NCTCNB nào, chúng tôi đều tiếp tục phát hiện và nuôi dưỡng những nghệ sĩ tài năng trẻ mới. Đó chính là lý tưởng của chúng tôi. Nhân sự tổ chức của từng chương trình cũng được đổi mới liên tục để đảm bảo tính đa dạng, bình đẳng.
Quá trình gắn bó với NCTCNB ảnh hưởng thế nào đến tư duy và con người nghệ sĩ bên trong chị?
NCTCNB 1 và 2 tôi tham gia với vai trò giám tuyển, tổ chức, còn chương trình thứ 3 được giám tuyển bởi Trương Quế Chi và các giám tuyển khác, còn tôi tham gia như một nghệ sĩ đơn thuần. Với cả hai công việc đó tôi đều nhận được rất nhiều kinh nghiệm thực tế, những sai số và làm việc với nhiều ngành nghề khác nhau.
Chị nhận thấy tần suất của các dự án thực hành nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Nó có tác động gì đến công chúng và bối cảnh cuộc sống hiện đại?
Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đang ở giai đoạn phát triển tràn trề năng lượng nhất mà tôi từng thấy. Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới này. Sự phát triển của các dự án cộng đồng, nghiên cứu liên ngành, các dự án làm tại các không gian công cộng có những phương pháp tiếp cận làm cho việc truyền đạt trí thức và sáng tạo tới công chúng dễ dàng hơn trong cuộc sống hiện đại. Hiện tôi đang ấp ủ một dự án về nghề sơn móng tay điển hình của những người Việt Nam di cư ở Berlin. Đồng thời tôi đang thực hiện chương trình “Dựng nhà” về văn hóa nhà ở, sinh hoạt và tập tục của người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.
BÀI LIÊN QUAN
Nghệ sĩ Cát Tường: Vẫn yêu như yêu lần đầu
Đâu là những tác phẩm bộc lộ được nhiều nhất bản thể nữ tính bên trong chị?
Trước đây khi bắt đầu làm những điêu khắc đầu tiên, tôi thường làm những tác phẩm mang tính nữ, thậm chí là những thị giác gây sốc. Sau này, tôi không quan tâm tới mình nữa mà dành toàn bộ sự quan tâm của tôi tới việc học lịch sử và sưu tầm ký ức.
—
Xem thêm
Nguyễn Thị Thắm: “Cô đơn cần được nuôi dưỡng”
Diễn viên Hồng Ánh: “Kể một câu chuyện buồn phù hợp với tôi”
Nhạc sĩ Giáng Son: “Phải tìm đến cái đẹp để níu giữ đời sống này”
Nhóm thực hiện
Bài: Nana Phạm - Hình ảnh: Justin Mott/ Mott Visual, Tạ Minh Đức Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE