Văn hóa / ELLE Interview

Nhà hoạt động xã hội Natasha Stott Despoja: “Chưa quốc gia nào đạt được bình đẳng giới”

[Tạp chí Phái đẹp ELLE - số tháng 7/2018] Bà Natasha Stott Despoja, người sáng lập tổ chức Theo dõi của Chúng ta (Our Watch), nguyên Đại sứ Vì Phụ nữ và Trẻ em gái của Australia đã có những chia sẻ về bình đẳng giới trong cuộc trò chuyện với ELLE Việt Nam.

Các khóa học ngắn hạn này sẽ giúp cán bộ quản lý cấp trung, bao gồm cả nam giới và nữ giới của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung Ương và một số cơ quan trọng yếu khác của Chính phủ tham gia vào Chương trình Aus4ReformAus4Transport, thúc đẩy và thực hiện các sáng kiến bình đẳng giới trong quá trình thực hiện dự án.

Vấn đề giới đang được giải quyết như thế nào ở đất nước Australia của bà?

Chưa có quốc gia nào đạt được bình đẳng giới. Australia đang đạt được những tiến bộ đáng khích lệ nhưng chúng tôi vẫn đang phải nỗ lực giải quyết các vấn đề như chênh lệch về mức lương giữa nam và nữ, bạo lực đối với phụ nữ, phụ nữ còn chiếm thiểu số trong các cơ quan ra quyết định như Quốc hội, doanh nghiệp và ngành nghề cũng như tình trạng còn thiếu phụ nữ trong các nghề nghiệp truyền thống. Chúng tôi phải đấu tranh với những khuôn mẫu lạc hậu về vai trò của nam và nữ trong xã hội, trong đó có quan niệm việc chăm sóc gia đình và việc nhà là trách nhiệm chính của phụ nữ.

bình đẳng giới 1

Chúng tôi đang giải quyết những vấn đề này trên cơ sở kết hợp những thay đổi về chính sách và pháp luật, bao gồm việc Chính phủ bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia nhằm giảm thiểu bạo lực đối với phụ nữ, đề ra các chỉ tiêu số lượng nữ tham gia ra quyết định trong Chính phủ và các cơ quan, tổ chức. Việc giáo dục trẻ em gái trong các lĩnh vực phi truyền thống (như STEM) ngày càng được chú trọng, đồng thời việc tăng cường hỗ trợ cho cả nam và nữ về công việc và gia đình cũng ngày càng được quan tâm trong nhiều ngành khác nhau.

Điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ em gái và phụ nữ là họ phải có những hình mẫu trong giới nữ, những trẻ em trai và nam giới là những tấm gương không phải lúc nào cũng thể hiện “nam tính một cách tiêu cực”.

Trong nhiều năm, bà đã đảm nhận cương vị Đại sứ toàn cầu về phụ nữ và trẻ em gái của Australia, và đã có biết bao tổ chức cùng đồng hành vì bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái. Vậy theo quan điểm của bà, trên toàn thế giới, mọi người đã nhận thức đến đâu về vấn đề này?

Tôi vinh dự là Đại sứ toàn cầu về Phụ nữ và trẻ em gái của Australia từ năm 2013 đến cuối năm 2016. Tôi đã đến 45 quốc gia để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời ủng hộ sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo. Đây là ba trụ cột phản ánh Chiến lược Bình đẳng giới và Nâng cao quyền năng cho phụ nữ của Australia, đặt bình đẳng giới vào vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại và chương trình viện trợ của chúng tôi. Chiến lược này đề ra mục tiêu ít nhất 80% các khoản đầu tư viện trợ của chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề giới trong quá trình triển khai thực hiện.

bình đẳng giới 2
Tổ chức Theo dõi của Chúng ta (Our Watch) Our Watch là tổ chức được sáng lập bởi bà Natasha Stott Despoja, hoạt động độc lập tại Australia với mục tiêu trọng tâm: Phòng chống bạo lực. Our Watch có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền các cấp – tiểu bang, lãnh thổ và trung ương Australia. Việc phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em liên quan tới thay đổi thái độ và hành vi, thách thức những khuôn mẫu về giới và các quan niệm lạc hậu. Tổ chức thực hiện điều đó ở tất cả môi trường sinh sống, học tập, làm việc và vui chơi của người Australia. Tổ chức hỗ trợ thông qua giáo dục tôn trọng mối quan hệ ở trường học, giúp đỡ các tổ chức thể thao quốc gia trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, xây dựng văn hóa nơi làm việc.

Ở tất cả những nơi mà tôi đã đến, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong vài thập niên vừa qua, song vẫn còn nhiều phụ nữ và trẻ em gái đang phải đối mặt với một thực tế ảm đạm, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tôi cho rằng người ta đã hiểu nhiều hơn về các vấn đề giới. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia nhận thấy tầm quan trọng của việc cần có những vị trí như Đại sứ về Phụ nữ và trẻ em gái, và nhận thấy phần lớn nguồn lực dành cho phát triển quốc tế của họ phải tập trung đáp ứng quyền và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái.

Điều gì vẫn chưa thực hiện được và đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực, chung tay nhiều hơn?

Chúng ta cần thúc đẩy việc trao quyền và cơ hội kinh tế cho phụ nữ. Điều đó sẽ bắt đầu từ khi chúng ta cho các trẻ em gái đến trường. Đây là một ưu tiên cấp bách: cứ thêm mỗi một năm giáo dục thì sẽ thúc đẩy mức lương của trẻ em gái lên 10-20%. Và chỉ cần tăng 1% các bé gái học phổ thông trung học sẽ đóng góp thêm 0,3% vào GDP của quốc gia. Theo các chuyên gia kinh tế của McKinsey, nếu mỗi quốc gia có thể bắt kịp tiến độ bình đẳng giới của quốc gia đạt tiến độ nhanh nhất trong khu vực của họ thì GDP toàn cầu có thể tăng thêm 12 nghìn tỷ đô-la Mỹ, tương đương 11%, vào năm 2025.

Trên cương vị nguyên là một chính trị gia, tôi nhận thấy có rất nhiều thứ sẽ không thay đổi nếu chúng ta không có thêm nhiều phụ nữ đảm đương vị trí lãnh đạo, nếu quan điểm của phụ nữ không được phản ánh ở các cơ quan ra quyết định của đất nước, trong đó có Australia. Tôi tự hào là phụ nữ trẻ nhất tham gia vào Quốc hội Liên bang (tôi mong sao kỷ lục đó được phá vỡ!) nhưng tôi cho rằng mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ hơn trong hai thập niên vừa qua, song chúng ta mới chỉ tăng được gấp đôi số lượng đại điện là nữ. Tuy nhiên, phụ nữ Australia (trong hầu hết mọi trường hợp) đã có quyền bỏ phiếu hơn một thế kỷ qua.

bình đẳng giới 3

Bà đã dành thời gian tìm hiểu vấn đề giới ở Việt Nam hay chưa? Ấn tượng của bà như thế nào về vấn đề này?

Tôi có vinh dự được đến Việt Nam trên cương vị Đại sứ toàn cầu về Phụ nữ và trẻ em gái của Australia (đồng thời trên cương vị Thượng Nghị sĩ). Tôi đã có cơ hội được chứng kiến nhiều trong số những hoạt động quan trọng đang được thực hiện ở Việt Nam. Tôi rất ấn tượng với sự thiện chí, đặc biệt của những người làm chính trị, và ấn tượng với những công việc phi thường của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức phi chính phủ. Lẽ dĩ nhiên, phụ nữ Việt Nam, cũng giống phụ nữ Australia, vẫn chưa đạt được bình đẳng giới. Lần gần đây nhất khi tôi đến Việt Nam vào năm 2016, tôi được biết có chênh lệch mức lương giữa nam và nữ (50% trong khu vực không chính thức và khoảng 75% trong khu vực chính thức); các vấn đề bạo lực trên cơ sở giới và nhu cầu cần phải tăng sự đại diện của phụ nữ trong chính trị. Vì vậy, tôi thấy chúng ta có rất nhiều điểm chung, đồng thời, chúng ta cũng có thể học hỏi lẫn nhau về các chương trình và ưu tiên. Tôi thấy mong muốn cùng hợp tác và chia sẻ ý tưởng thực sự ấm áp tình người. Tôi rất vui khi hai nước Australia và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác tuyệt vời đến vậy.

bình đẳng giới 4

Đâu là thách thức đặt ra với phụ nữ và trẻ em gái khi cùng chung tay bảo vệ quyền bình đẳng?

nhà hoạt động xã hội về vấn đề giới, đâu là những ví dụ ấn tượng và xúc động nhất với bà? Với tư cách là Đại sứ, tôi thường được chứng kiến những điều tuyệt vời nhất và tồi tệ nhất của con người – đói nghèo cùng cực, bạo lực và lạm dụng trẻ em – nhưng tôi cũng được chứng kiến cộng đồng quốc tế chung tay tạo ra sự thay đổi. Chúng ta có thể vượt qua những trở ngại, có thể xóa bỏ tận gốc tình trạng phân biệt đối xử, nhưng điều đó đòi hỏi nỗ lực thống nhất toàn cầu. Đó là động lực thôi thúc tôi hàng ngày. Đó là lý do tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng!

Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trò chuyện cùng ELLE Việt Nam!

Xem thêm:

Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander & quyền bình đẳng giới

Emma Watson: “Bình đẳng giới cũng là vấn đề của phái nam”

Nhóm thực hiện

Bài: Ngọc Anh Ảnh: SQ Australia Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)