Văn hóa / ELLE Interview

Trần Nữ Yên Khê – Quyến rũ và giản dị

Rất khó khăn để hẹn được chị tại quán café đẹp nhât Paris ngay trong bào tàng Louvre. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện về bộ phim "Rừng Na Uy" và về cuộc sống của chị. Với vai trò là Production Designer và Costume Designer chị đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê binh điện ảnh. Bộ phim đã được công chiếu tới gần 50 nơi trên thế giới và mới đây Trần Nữ Yên Khê còn được đề cử giài Best Costume Design tại Liên hoan phim Châu Á ở HongKong.

-002

I once had a girl
Or should I say she once had me
She showed me her room
Isn’t it good Norwegian wood?
She asked me to stay
And she told me to sit anywhere
… 

Về Rừng Na Uy

Sau khi đọc Rừng Na Uy, tôi cảm thấy rất gần gũi với các nhân vật trong truyện. Tôi bị xúc động mạnh vì nỗi buồn bao la của toàn truyện và vì những tình cảm bất công của cuộc sống. Tôi còn nhớ là phải mất một thời gian dài sau đó tôi mới có thể đọc tiếp những truyện khác. Tôi đã đọc các tiểu thuyết của Murakami hết quyển này đến quyển khác. Cứ như thế trong nhiều năm, tôi đã đắm mình vào cái thế giới mà tôi đã yêu, yêu cái thường nhật huyền bí, yêu cái nỗi buồn dai dẳng, yêu cái giản đơn bên ngoài và yêu cái văn phong tươi mát của ông.

Bộ phim mang đâm nét Nhật từ phong cánh, con người cho đến những chi tiết trong phim… Xin chị cho biết những ánh hưởng nào đã cho chị những hiểu biết về nước Nhật một cách sâu xa như vậy?

Yên Khê đã theo học và được đào tạo khóa Architect Design tại trường Camondo Paris. Cũng chính tại trường này, lúc ấy Yên Khê chỉ đọc những tác giả của Nhật như Kawabata, Sôseki, Inoue, hay Tanizaki trước khi khám phá ra Murakami. Khi nghĩ đến nước Nhật vào những năm 60-70, một vài hình ảnh và những bộ phim của Oshima, của Ozu đã cho Yên Khê một số’ ý niệm về sinh hoạt của thời ấy. Nhưng anh Hùng và tôi đã muốn tránh làm một bộ phim mang tính cách hoài niệm về một thời đã qua. Điều quan trọng là phải mang lại cho khán giả sự sống động nhờ những tình cảm đã được các diễn viên làm sống lại, cho họ cảm nhận một cách trực tiếp và gần gũi những tình cảm đó. Tôi không muốn phản ánh một sự thật mang tính cách tài liệu về những năm tháng ấy.

Tôi chỉ muốn tìm ra được một nét đẹp và một biểu hiện về đặc thù cho phim. Một cách nhìn tươi mát nào đó rất cần cho sự thăng bằng của nỗi buồn day dứt trong câu chuyện. Tươi mát, quyến rũ và giản dị.

-006

Màu sắc, trang phục và chất liệu chị chọn cho các nhân vật cũng như những chi tiết nội thất hoàn toàn ăn khớp với tổng thể câu chuyện, con người và những cám xúc của họ. Chị đã làm điều đó như thế nào?

Công việc về trang phục và các phụ tùng phải mất rất nhiều thì giờ và rất tỉ mỉ. Ăn mặc vào những năm 60-70 rất kiểu cách. Các y phục phải thật đúng, sít sao và ăn khớp giữa các diễn viên và phải giúp họ biến hóa theo vai diễn của từng người. Đó là hướng đi mà Yên Khê đã vạch ra cho những người cộng sự và họ đã làm công việc này một cách tuyệt vời. Chúng tôi đã bắt đầu thấy các nhân vật từ từ hiện rõ ra theo nhịp thử quần áo. Anh Hùng cho biết là anh đã nhìn thấy các nhân vật của anh, và tính khí của họ dần dần hiện ra.

Với các diễn viên Yên Khê đã làm việc theo trực cảm, Yên Khê không bao giờ định trước là những nhân vật phải như thế nào và không bao giờ xác định công việc một cách quá chính xác. Đó là cách tránh cho diễn viên khỏi bị giam mình vào những đặc điểm của trang phục. Phần dựng cảnh lại phức tạp hơn. Ở Nhật người ta không thể thâm nhập vào các gia cư để xem xét cuộc sống của họ, vì thế chúng tôi không thể có được những cảm xúc về những chi tiết thú vị của cuộc sống thường nhật để giúp chúng tôi dựng cảnh. Và vì vậy, tôi đã phải dựng 9 cảnh rất lớn trong studio. Việc này thật rất hứng thú. Đối với tôi, không có một tác phẩm nào định hướng cho sự tái tạo thời điểm này, bởi điều ưu tư của tôi là phải tạo ra cho được bầu không khí giống sự thật và thật đúng để có thể toát ra cái mỹ miều trong tình cảm của các nhân vật mà Murakami tạo nên.

Tại trường quay, Yên Khê chăm chút đến chỗ đứng của từng vật một, đến sự cân bằng của các khối, đến màu sắc trong khung cảnh, đến sự liên hệ giữa các đồ vật để gợi lên nơi khán giả một cảm giác đúng thật, một niềm vui và một vẻ đẹp. Yên Khê cố gắng để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất, vì những chi tiết nhỏ sẽ góp phần đưa ra những hình ảnh thật và duy cảm.

Làm việc với người Nhật có khó khăn lắm không?

Người Nhật rất tỉ mỉ và nghiêm túc trong công việc. Họ có tinh thần trách nhiệm. Tôi đã có may mắn được làm việc với họ. Cách làm việc của họ nhẹ nhàng, lễ độ, trân trọng nên không có những xung đột quan trọng. Vì tôi không phải là người Nhật nên tôi phải dựa vào nhiều tài liệu. Tôi nghiên cứu một lô sách và tạp chí. Tôi ghi lại những dữ kiện và trao đổi với những ê kíp của tôi để mọi người hiểu rõ là chúng tôi sẽ làm phim theo tinh thần nào. Điều khiển 2 ê kíp hoàn toàn là người Nhật là một thử thách lớn cho tôi. Hy vọng rằng tôi đã mang lại cho phim một nốt nhạc đặc thù, đồng thời vẫn còn trung thành với không khí của thời đó và với tác phẩm.

Bộ phim có làm chị phải lặng đi?

Không, đời sống hàng ngày của tôi chẳng có gì thay đổi. Sau một năm sống và làm việc rất căng thẳng ở Nhật, tôi tìm lại sự yên tĩnh trong căn hộ của tôi ở Paris, nơi đây tôi đã lấy lại sinh lực. Tuy thế tôi thường nghĩ đến đời sống ở Tokyo, mặc dù làm việc rất vất vả, nhưng nơi đó đã mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm sống.

-005

Về những vai diễn của Yên Khê, nhiều người thắc mắc vì sao Yên Khê đóng phim Việt Nam không giống phụ nữ Việt, cá giọng nói và cám xúc?

Anh Hùng thích vậy để tạo ra một sự chênh lệch với chất hiện thực mà anh ấy không thích trong điện ảnh. Anh Hùng muốn tạo ra một không khí đặc biệt mà người xem có thể nhớ ngay như cá tính có chất ngượng nghịu nhưng phải duyên dáng. Có người thích chất đó, có người không. Yên Khê thấy như vậy cũng chẳng sao. Quan trọng là cái chất đó đã có và sẽ tồn tại.

Trước đây có lần chị nói mình giống một con mèo lười.

Đó là ngôn từ của tuổi trẻ. Tôi vẫn mong mình có một khoảng thời gian lười biếng và mộng mơ, vì chẳng có gì là quan trọng hơn những thời gian đó. Khốn thay, thì giờ lại trôi qua càng lúc càng nhanh.

Chị hay nghĩ đến những điều gì để tự vấn mình?

Một tối rất muộn, dạo tôi còn học trường Camondo, tôi lơ đãng nhìn lên truyền hình, đồng thời làm cho xong bài vở của nhà trường. Chính vào lúc đó, tôi đã được nghe một bác sĩ phụ khoa nói về việc sinh đẻ một cách đúng đắn và cách ông nói không giống các bác sĩ khác. Những điều ông nói tôi chưa từng được nghe. Tôi ghi vội tên ông vào sổ tay, và tự bảo một ngày nào đó sẽ tìm đến ông…

Hai năm sau, tôi trực diện với bác sĩ Bizieau, vì tôi đang thai nghén. Tôi thường cười cợt và bảo rằng có 2 người đã thay đổi đời tôi: anh Hùng và bác sĩ Bizieau. Nhờ ông, tôi đã ở cữ tại gia, và ông đã dìu dắt tôi trong việc cho cháu bú sữa, trong cách giáo dục, trong việc chọn lựa thực phẩm và trong việc chạy chữa khi đau ốm. Bệnh viện đối với tôi là bệnh hoạn và đau đớn. Nhưng

khi đó tôi lại sắp tạo ra một đời sống. Điều đó khó làm cho các bạn tôi hiểu được sự lựa chọn này. Chúng tôi sống trong một xứ sở giàu có và tân tiến, nơi người ta không phải đau đớn khi sinh nở, các bạn nói với tôi như vậy. Nhưng với tôi sự lựa chọn đó đã vượt qua cả sự sợ sệt và đau đớn. Đây là sự lựa chọn của sự sống và ý tưởng. Sự lựa chọn đó đã dẫn chúng ta đến những điều giản dị, nhưng đó là nền tảng mà cả bà và cha mẹ chúng ta đã từng biết đến. Nhưng đời sống hiện nay đã làm chúng ta xa lạ với chúng.

Tất cả bố mẹ đều mong những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Với tôi điều mà tôi có thể cho chúng là thì giờ và sự hiện diện.

Gia đinh lớn của chị có ánh hưởng đến lý tưởng sống của chị như thế nào?

Ông ngoại tôi là một giáo sư châm cứu tại trường đại học Minh Đức Sài Gòn, tôi thường thấy ông chữa bệnh bằng việc đốt nóng các mũi kim với ngải cứu và nấu đủ loại dược liệu cây cỏ do bà ngoại tôi sửa soạn sẵn. Ớ Pháp tôi chữa bệnh bằng dược liệu từ cây cỏ và dược liệu thiên nhiên. Người ta sẽ cho rằng tôi là một người đòi hỏi thái quá, nhưng đơn giản là tôi đã gắng sống một cách không mâu thuẫn với những lý tưởng của mình. Sự thật là tôi đã không chọn cho tôi một cách sống dễ dàng, nhưng ít nhất tôi có thể nói là tôi đã làm những điều đó cho các con tôi.

Mẹ tôi là một đầu bếp tuyệt vời và tôi đã cố gắng truyền giữ gia tài ẩm thực mà bà đã để lại cho tôi. Ăn uống vẫn luôn luôn giữ một chỗ đứng quan trọng trong gia đình tôi. Tôi đã dành nhiều thì giờ để nấu nướng. Tôi chẳng bao giờ mua thức ăn đã nấu sẵn, không mua đồ hộp cũng như đồ đông lạnh.

Chúng tôi may mắn được ăn những sản phẩm sạch, nghĩa là những sản phẩm không được trồng một cách thúc bách, không bị tưới các chất hóa học và được trồng trọt trên những khu đất sạch. Sự chọn lựa thức ăn theo kiểu nào cũng là một cách bảo vệ môi trường.-009

Các cháu được châm sóc rât câu kỳ về ầm thực, thế còn giáo dục?

Khi các con tôi đến tuổi đi học, tôi thấy cần thiết phải đi tìm một phương pháp giáo dục khác mà phần lớn trẻ con ở Pháp đang theo đuổi. Cuối cùng chúng tôi đã gửi các cháu vào trường Montessori. Bà Maria Montessori, người đã tìm ra phương pháp này vào năm 1900 trong một khu phố nghèo nàn của thành phố La Mã, bà nghĩ rằng, sự học tập của trẻ em phải nhờ vào các trò chơi và các giác quan của chúng. Điều đó là phương pháp phát triển lòng vị tha, tính độc lập và sự tôn trọng chính mình cũng như tha nhân. Những phương tiện vật chất cho việc giáo dục cũng rất khác với các trường học cổ điển. Không có sách giáo khoa, nhưng có nhiều dụng cụ sư phạm đặc biệt để giúp hiểu được một cách thực tiễn những điều mà chúng đang học. Những người dạy dỗ có nhiệm vụ là gợi lên những ý muốn và sở thích ham học của chúng, để dìu dắt chúng tùy theo nhịp độ của từng cháu một. Không có bảng đen cũng không có bàn cho các thầy cô giáo, họ đi từ bàn này qua bàn khác, làm việc với từng cá nhân một. Cũng chẳng có điểm, chỉ có những nhận xét để tránh cho các cháu ý thức cạnh tranh có thể làm hại và chạm đến lòng tự ái của các cháu yếu kém. Trường này không những chỉ dạy về những hiểu biết mà còn giáo dục cho các cháu có một cái nhìn đầy nhân tính và nhạy cảm với cuộc đời.

Trái đất của chúng ta có quá nhiều biến đổi và ô nhiễm, chị đã báo vệ và dạy các cháu nhân thức về điều đó như thế nào?

Yên Khê cũng tự hỏi làm sao để bảo toàn cho các cháu cái bản tính tự nhiên, ngây thơ và tươi mát trong một xã hội mà cuộc sống đã đưa đến sự ngạo nghễ và quá khích. Một xã hội mà tiêu thụ là chính, giả tạo và tạm bợ đang trị vì. Tất cả những điều đó khiến trái đất của chúng ta đang nghẹt thở. Một xã hội mà mọi người chỉ nghĩ đến những quyền lợi cho chính mình, mà không thèm đoái hoài gì đến những gì mình sẽ truyền lại cho con cháu.

Rất sớm tôi đã ý thức được những vấn đề về ô nhiễm trí thức cũng như môi trường. Bố tôi là một trong những người theo thuyết sinh thái, và đã dành 30 năm đời mình để làm việc cứu trợ nhân đạo trong tổ chức France Libertes. Tôi nhớ lúc còn bé, khi chúng tôi đi mua sắm với bố, chúng tôi mất rất nhiều thì giờ để lùng khắp các kệ hàng mà cũng chẳng tìm ra được những gì hợp ý với ông. Ông luôn luôn có một quyển sổ nhỏ mà chúng tôi gọi là “Thánh kinh về các chất phẩm hóa học”. Phần lớn chúng tôi đi ra, tay không mua được gì và càu nhàu chống lại quyển “Thánh kinh” kia. Ông đã dạy cho chúng tôi không nên vướng víu vào những thứ không cần thiết mà chỉ giữ lại những thứ chính yếu. Đối với các con của chúng tôi cũng vậy, tôi mong muốn được trở lại cuộc sống giản dị này. Ở nhà không có truyền hình. Mọi việc đều không đơn giản khi phải sống trong một thành phố lớn như Paris, nơi mà tất cả đều hướng về ảo ảnh và tách rời ra khỏi mọi giá trị căn bản. Đôi khi, các cháu than là chúng chẳng biết làm gì và chúng buồn nản. Tôi bảo là chúng may mắn lắm mới có được những phút chán nản như thế, bởi vì qua những kẽ hở của thời gian đó trí óc thảnh thơi của chúng ta bắt đầu mơ mộng và phát triển. Và đó là điều rất quý giá.

Tôi gắng gợi lòng nhạy cảm của chúng, để chúng có ý thức quả đất của chúng ta đang bị bệnh, phải chữa chạy và phải tôn trọng nó. Hơn cả thế, đối với tôi con người như đang bị bệnh hoạn nên đã đưa quả đất vào tình trạng hấp hối này. Mặc dù những nhận xét có khuynh hướng u tối, tôi vẫn giữ được lạc quan và tin tưởng khi nhìn thấy các con tôi mỗi lúc lớn dần.

Sáng sáng tôi đèo cháu bé trên chiếc xe đạp để đến trường. Bây giờ là mùa xuân và một cách ngây thơ tôi tự bảo rằng, thế giới sẽ tìm lại được một nhịp sống đúng đắn hơn, mà người ta có thể yêu chuộng cái phẩm chất của sự yên lặng và đời sống sẽ dịu dàng hơn nếu mọi người cùng chung sức.

Nhóm thực hiện

Thực hiện Huong Color - Ảnh Sascha Heintze - Stylist Anna Bickel - Làm tóc Makiko Nara -  Trang điểm An Thuy - Trợ lý nhiếp ảnh Marie Falllourd Phái đẹp ELLE ELLE.VN   
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)