Những cụm từ thú vị về mùa Thu ít người biết
Mùa Thu đến không có tiếng chim báo hiệu, không có cành lá trổ hoa. Mùa Thu đến bất chợt chỉ sau cơn mưa tầm tã.
Khi nhắc đến mùa Thu, người ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh sắc vàng rợp trời, thời tiết mát mẻ hay chút thơ mộng của cảm hứng thi ca. Không ít người phải lòng mùa Thu bởi nét buồn man mác, dịu dàng, bởi những bước chân dường như chậm lại và cả những xúc cảm khó tả thành lời. Và có thể bạn sẽ yêu mùa Thu hơn sau khi hiểu được những cụm từ thú vị sau đây.
Autumn (Mùa Thu)
Như từ “Fall” đơn giản và quen thuộc với chúng ta, “Autumn” có nghĩa là mùa Thu nhưng có thể hiểu theo biện pháp ẩn dụ, chỉ thời điểm xế chiều. Mùa Thu là mùa thứ ba trong năm, sau cái oi bức của ngày Hạ, trước cái giá lạnh của trời Đông, tiếp nối sự tăng trưởng nhưng cũng báo hiệu thời kỳ suy tàn.
Churn Supper (Bữa tối churn)
Có thể hiểu, “Churn Supper” (bữa tối churn) chính là một bữa tiệc vào cuối vụ thu hoạch. Khi Thu đến, chúng ta thường sẽ nghĩ ngay đến những hình ảnh rất đặc trưng như tiết trời se se lạnh, sắc màu của tán lá hay những bữa ăn đoàn viên… Nhưng vào thế kỷ 18, 19, người ta sử dụng những từ như “churn” (khuấy động) và “supper” (bữa tối) nhiều hơn. .
Braver Moon (Trăng hải ly)
“Braver Moon” (trăng hải ly) là trăng tròn đầu tiên trong tháng 11 hay còn được gọi với cái tên khác là trăng rét. Có thể chúng ta ít ai đặt ra câu hỏi, “Trăng tròn đầu tiên trong tháng 11 được gọi là gì?” nhưng trong từ điển vẫn tồn tại một từ mang ý nghĩa như thế. Sở dĩ có cái tên khá lạ như trăng hải ly là bởi vì nó rơi đúng vào mùa đánh bắt hải ly của người dân Mỹ trước khi Đông đến. Trăng của tháng 11 còn cái tên làm người ta rét lạnh hơn là trăng sương giá (Frost Moon). Nguồn gốc của cái tên này đến từ cái rét lạnh và sương giá khi mùa Đông đến.
Susurrous (xào xạc)
“Susurrous” xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là tiếng vo ve hoặc tiếng thì thầm, trong tiếng Việt, từ này có thể hiểu là âm thanh xào xạc. Dưới nắng sớm thanh khiết hay nắng chiều bình yên, từng bước chân đạp nhẹ lên tán rơi trên mặt đất tạo ra âm thành xào xạc thật vui tai. Xào xạc cũng trở thành âm thanh đặc trưng riêng của ngày Thu, trong thơ ca Việt Nam không ít lần chúng ta được nghe thấy.
—
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?”
–Lưu Trọng Lư–
Hibernaculum (nơi ngủ đông)
Khi mùa Đông đến, những loài động vật như rắn, dơi hoặc sóc đất sẽ kéo nhau đi ngủ Đông trong nhà của chúng. Bắt nguồn từ tiếng Latin, “Hibernaculum” được định nghĩa là nơi cư trú mùa Đông của một số loài động vật, dần dà chúng được gọi là nơi ngủ Đông. Mặc dù “Hibernaculum” thích hợp với những ngày Đông lạnh giá hơn, nhưng trong tiết trời mát mẻ se se lạnh của mùa Thu, ai lại chẳng muốn đánh một giấc thật dài?
Autumnity (Đặc trưng của mùa thu)
Trong từ điển Anh – Việt, rất khó để tìm được định nghĩa về “Autumnity”. Chúng ta có thể hiểu “Autumnity” là những nét đặc trưng của riêng mùa Thu. Mỗi mùa sẽ có những đặc trưng riêng, như mùa Đông giá lạnh và mùa Hạ oi bức, mùa Xuân đâm chồi nảy lộc. Dù không được sử dụng thường xuyên, “Wintriness” (đặc trưng của mùa Đông) và “Sunmeriness” (đặc trưng của mùa Hè) vẫn có thể tìm thấy trong những cuốn từ điển. Trong khi đó, đặc trưng của mùa Thu là “Autumnity” và “Vernality” ý chỉ đặc trưng của mùa Xuân đã chẳng còn bao người biết đến.
Estivo-autumnal (Hè–thu)
“Estivo-autumnal” được định nghĩa là những sự việc diễn ra vào mùa Hè hoặc mùa Thu. Đây là một từ đơn dùng để chỉ sự chuyển giao mùa Hạ và mùa Thu mà chúng ta rất khó tìm thấy một từ nào như thế. Mặt khác, “Estivo-autumnal” có chút gì đó của nghệ thuật thi ca.
Lược dịch: Hồng Tuyết
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Tham khảo: merriamwebster