Sức hút của nghệ thuật công cộng

Đăng ngày:

Trên bàn cân phức tạp của ngân quỹ một quốc gia, nhiều chính khách vẫn đồng ý chi hàng chục triệu USD cho một tác phẩm nghệ thuật ở nơi công cộng, vì họ hiểu giá trị không đo đếm được của chúng.

Sức hút của nghệ thuật công cộng

Nghệ thuật công cộng

Những quả bí ngô chấm bi của Yayoi Kusama tại Tokyo

Những quả bí ngô chấm bi của Yayoi Kusama tại Tokyo

Sức hút của nghệ thuật công cộng

Khi đến Đan Mạch, bạn sẽ muốn chụp hình với nàng tiên cá trên bến cảng Copenhagen. Khi đến Tokyo, bạn sẽ muốn tìm đến những quả bí ngô chấm bi của Yayoi Kusama. Bạn cho rằng đó là những biểu tượng của thành phố, bạn vui khi nhìn thấy nó. Không sai, nhưng trước hết, bạn nên nhớ, đó là những tác phẩm nghệ thuật.

Đã từ lâu, public art (tác phẩm nghệ thuật đặt ở nơi công cộng) đã là một phần của văn hóa thế giới. Trong dự án quy hoạch của nhiều thành phố lớn, không gian dành cho một tác phẩm nghệ thuật luôn được các chuyên gia tính đến. Bởi lẽ, sự có mặt của một tác phẩm nghệ thuật ở nơi công cộng là điều vô cùng quan trọng, ở nhiều phương diện.

 

Sức hút của nghệ thuật công cộng

Một tác phẩm đặt ở nơi công cộng thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ

Tượng nàng tiên cá ở Đan Mạch

Tượng nàng tiên cá ở Đan Mạch

Denver Big Blue Bear sculpture by Lawrence Argent

Denver Big Blue Bear sculpture by Lawrence Argent

Một tác phẩm public art "It takes two" ở Sydney

Một tác phẩm Public Art “It takes two” ở Sydney

Đưa nghệ thuật đến gần công chúng

Nhiều nhà phê bình vẫn thường đề cao các viện bảo tàng, gallery, và rất ít khi nói về những công trình kiến trúc, những bức tượng đã lên màu vì thời gian ở các quảng trường. Tuy nhiên, với quần chúng, chẳng có gì mang lại cho họ niềm vui hơn việc được nhìn thấy những tác phẩm của cái đẹp hiện hữu trong cuộc sống của mình. Họ có thể ngắm nhìn tác phẩm đó một mình, hoặc với cả nhóm bạn bè. Họ có thể chụp ảnh lưu niệm cùng. Không có gì phải băn khoăn, hoàn toàn miễn phí.

Bạn có thể thấy mỗi ngày có hàng nghìn người tập trung quanh công trình thiết kế hình hạt đậu Cloud Gate tại Chicago. Họ thích thú với những hình ảnh phản chiếu lên bề mặt kim loại của công trình khổng lồ này, họ khám phá bản thân mình bằng cách soi lên nó. Công trình cho họ cảm giác trẻ thơ, sự hiếu kỳ với những tấm gương lồi lõm một thời quay trở lại. Một nghiên cứu thực hiện với 43.000 người tại 43 thành phố cho thấy “vẻ đẹp của các địa điểm công cộng như công viên nghệ thuật hay khu vực trồng cây xanh” quan trọng hơn cả chất lượng giáo dục hay sự an toàn. Với họ, khi cái đẹp được đưa tới tận tay công chúng cũng là khi xã hội có được một bước tiến lớn, mang lại cho họ niềm hy vọng.

 

Công trình thiết kế hình hạt đậu Cloud Gate tại Chicago

Công trình thiết kế hình hạt đậu Cloud Gate tại Chicago

Niềm tự hào quốc gia và tiềm năng du lịch

Không phải tự nhiên mà Singapore, một đất nước còn rất non trẻ nhưng đầy tham vọng, lại dành rất nhiều ngân quỹ cho nghệ sĩ. Để xóa bỏ cái “tiếng” là một quốc gia không có nền tảng văn hóa, Singapore đã đầu tư cho nhiều công trình nghệ thuật công cộng. Garden by the Bay, khu quần thể vui chơi lớn được mở cửa miễn phí. Bước vào đây, bạn sẽ thấy nhiều tác phẩm nghệ thuật với các quy mô khác nhau được đặt tại nhiều góc trong khắp quần thể. Hay tại vườn bách thảo quốc gia (cũng được mở cửa miễn phí), những tác phẩm điêu khắc của nhiều nghệ sĩ cũng được mua và mang tới đặt.

Chính sách giáo dục của nhiều quốc gia cũng nhắm đến việc bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho trẻ em. Thế nên, một trong những hoạt động ngoại khóa của nhiều trường học khắp thế giới là việc đến ngắm nhìn, nghe kể chuyện và phân tích về các tác phẩm nghệ thuật công cộng. Các em được lớn lên với niềm tự hào về dân tộc, truyền thống và nền tảng của mình theo hướng tự nhiên đó.

 

Sức hút của nghệ thuật công cộng

Nhiều tác phẩm là niềm tự hào quốc gia và mang đến tiềm năng du lịch

Sức hút của nghệ thuật công cộng

Một tác phẩm ấn tượng khác

Spoonbridge and Cherry in New England

Spoonbridge and Cherry in New England

Bên cạnh đó, không có cách nào khẳng định cho văn hóa của đất nước mình hiệu quả hơn bằng việc bạn trao cho khán giả cơ hội được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật. Và đó cũng là cách nhiều quốc gia thu hút khách du lịch từ khắp thế giới đến với mình. Khi bạn lật mở bất cứ cuốn sách hướng dẫn du lịch nào, bạn sẽ luôn thấy có ba hình ảnh được đưa ra nhiều nhất: Ẩm thực, lễ hội và các công trình nghệ thuật công cộng. Cho dù bức tượng nàng tiên cá ở Copenhagen ở Đan Mạch có nhỏ bé thế nào, thì vẫn có hàng triệu lượt khách du lịch kéo tới hai quốc gia này để được tận mắt nhìn thấy. Và đó chỉ là hai ví dụ đơn giản, dễ thấy nhất. Trên blog của những người du lịch khắp thế giới, bạn sẽ thấy tràn ngập hình ảnh của các tác phẩm nghệ thuật trên đường phố.

Nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ

Hiếm có nghệ sĩ nào mà không mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ được thành phố, quốc gia trân trọng trưng bày tại một địa điểm công cộng. Đó là niềm tự hào của riêng họ khi tài năng được các chuyên gia thừa nhận, hẳn nhiên. Nhưng đó còn là cảm giác hạnh phúc khi thông điệp của họ đã đến được với đám đông. Chú gấu khổng lồ I See What You Mean khom lưng vào tòa nhà Colorado Convention Center là một ví dụ. Mỗi ngày, hàng triệu người dân của một khu trung tâm tài chính đi qua chú gấu này. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi ngày họ lại thấy nguồn cảm hứng mới để luôn là một người tò mò và hiếu kỳ trước cuộc sống.

 

Sức hút của nghệ thuật công cộng

Public Art là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ

Lawrence Argent, tác giả của chú gấu tạo ra tác phẩm này theo yêu cầu của chính nhà đầu tư của tòa nhà. Tuy nhiên, anh đã mang tới cho tất cả mọi người nguồn cảm hứng mới khi họ nhìn thấy chúng. Và đó là điều mà tất cả các nghệ sĩ trên thế giới mong muốn. Họ muốn chia sẻ với quần chúng điều họ nghĩ, và họ muốn có cơ hội để chia sẻ.

Public art là cách nhanh nhất để một nghệ sĩ cảm thấy tự hào vì mình đã đóng góp gì đó cho cộng đồng. Và vì thế, việc đưa một tác phẩm của một nghệ sĩ ra đặt trước đám đông là lời ngợi khen hoàn hảo nhất dành cho họ. Đồng thời, đó cũng là cử chỉ tốt đẹp nhất mà những người đánh giá nghệ thuật có thể mang lại cho công chúng.

 

Sức hút của nghệ thuật công cộng

Public Art là cách nhanh nhất để một nghệ sĩ cảm thấy tự hào

Vẽ tranh trên tường cũng là một hình thức của Public Art

Vẽ tranh trên tường cũng là một hình thức của Public Art

Một tác phẩm độc đáo của nghệ thuật đường phố

Một tác phẩm độc đáo của Public Art trên một tuyến đường cao tốc

Nghệ thuật công cộng tại Việt Nam

Ở các thành phố lớn tại Việt Nam đều có những địa điểm trưng bày tác phẩm nghệ thuật công cộng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là điều ấy còn nặng tính hình thức hơn là hướng đến mục đích thực sự. Ở nhiều công viên hay quảng trường tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều tác phẩm điêu khắc được trưng bày. Tuy nhiên, sự tương tác của người dân với các tác phẩm này không thực sự nhiều do người dân chẳng tìm thấy cảm hứng từ chúng.Việc bảo tồn các công trình nghệ thuật công cộng cũng bị xem nhẹ. Con đường gốm sứ của Hà Nội từng khiến người dân nô nức giờ đây đã tàn tạ, hay tượng Trần Nguyên Hãn tại Sài Gòn từng bị… gãy một chân. Muốn thay đổi điều đó, có lẽ phải bắt đầu từ việc giáo dục, giúp quần chúng hiểu được tầm quan trọng của một tác phẩm nghệ thuật nơi công cộng.

 

Con đường gốm sứ tại Hà Nội

Con đường gốm sứ tại Hà Nội

Xem thêm Nghệ thuật đường phố, con đường trở thành chính thống

Nhóm thực hiện

Bài: Huy Phương – Ảnh: Tư liệu

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more